pesh0ck_n01

New Member

Download Đề tài Tìm hiểu pháp luật đầu tư của Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật đầu tư của Lào miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ VIỆT NAM 4
VÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ LÀO 4
1. Khái quát về pháp luật đầu tư của Việt Nam 4
1.1. Pháp luật đầu tư Việt Nam trước khi ban hành Luật Đầu tư chung 4
1.1.1. Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 6
1.1.2. Pháp luật về khuyến khích đầu tư trong nước 10
1.2. Pháp luật đầu tư Việt Nam từ khi ban hành Luật Đầu tư năm 2005 12
1.2.1. Mục đích, yêu cầu sửa đổi pháp luật đầu tư và ban hành Luật Đầu tư chung 12
1.2.2. Nguyên tắc của việc ban hành Luật Đầu tư 17
1.2.3. Giới thiệu khái quát về Luật Đầu tư (2005) và những văn bản liên quan 18
2. Khái quát về pháp luật đầu tư của CHDCND Lào 21
2.1. Quá trình phát triển pháp luật về đầu tư tại CHDCND Lào 21
2.2. Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư của CHDCND Lào 22
CHƯƠNG II 25
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ VIỆ NAM VÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ LÀO - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ SO SÁNH 25
1. Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng luật Đầu tư 25
1.1. Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng Luật Đầu tư theo pháp luật Việt Nam 25
1.2. Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng Luật Đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 26
2. Quy định về nhà đầu tư 27
2.1. Quy định về nhà đầu tư theo pháp luật Việt Nam 27
2.2. Quy định về nhà đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 29
3. Quy định về hình thức đầu tư 29
3.1. Quy định về hình thức đầu tư theo pháp luật Việt Nam 29
3.1.1. Các hình thức đầu tư trực tiếp 29
3.1.2. Các hình thức đầu tư gián tiếp 31
3.2. Quy định về hình thức đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 32
4. Quy định về thủ tục đầu tư 32
4.1. Quy định về thủ tục đầu tư theo pháp luật Việt Nam 33
4.2. Quy định về thủ tục đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 36
5. Quy định về địa bàn lĩnh vực đầu tư 37
5.1. Quy định về địa bàn lĩnh vực đầu tư theo pháp luật Việt Nam 38
5.2. Quy định về địa bàn lĩnh vực đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 39
6. Quy định về bảo đảm đầu tư 39
6.1. Quy định về bảo đảm đầu tư theo pháp luật Việt Nam 39
6.2. Quy định về bảo đảm đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 41
7. Quy định về ưu đãi đầu tư 42
7.1. Quy định về ưu đãi đầu tư theo pháp luật Việt Nam 42
7.2. Quy định về ưu đãi đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 43
8. Các quy định khác (Về khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao) 44
8.1. Các quy định khác của Luật Đầu tư theo pháp luật Việt Nam 45
8.2. Các quy định khác của Luật Đầu tư theo pháp luật CHDCND Lào 48
CHƯƠNG III 49
KINH NGHIỆM ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ 49
CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 49
1. Kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật đầu tư của Việt Nam 49
1.1. Thống nhất điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài 49
1.2. Xây dựng một hệ thống các quy phạm pháp luật về đầu tư hoàn thiện 50
2. Một số yêu cầu đắt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật Đầu tư của Là trong thời gian tới 52
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ực hiện ký kết các hiệp định song phương và đa phương ở phạm vi cấp Nhà nước, cấp địa phương và trong phạm vi các doanh nghiệp với nhau.”.
2.2. Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư của CHDCND Lào
Thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào, Chính phủ đã ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, trong đó quy định các cá nhân, tổ chức không chỉ là nhà đầu tư trong nước mà còn là các nhà đầu tư nước ngoài có quyền đầu tư tại CHDCND Lào trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, hoạt động trên cơ sở của pháp luật CHDCND Lào, nhà đầu tư sẽ được bảo vệ bởi pháp luật của CHDCND Lào.
Pháp luật đầu tư của Lào bảo đảm tính liên thông giữa các văn bản pháp luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật phá sản ... trong đó Luật Doanh nghiệp quy định việc thành lập công ty,hình thức, loại hình và kể cả việc góp vốn của các nhà đầu tư. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, quy định về việc xem xét đơn xin phép đầu tư của các nhà đầu tư. Trong từng thời điểm cụ thể, CHDCND Lào đã ban hành một số các văn bản pháp luật về công nhận đầu tư đối với hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài như: Pháp luật đầu tư nước ngoài ngay 09/04/1988 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài số 01/1994-QH ngày 14/3/1994, được Chủ tịch nước công bố áp dụng thông qua Sắc lệnh số 23/CTN ngày 21/4/1994; Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư trong nước số 03/95-QH ngày 14/10/1995 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Khuyến khích đầu tư trong nước số 10/QH ngày 22/10/2004; Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý đầu tư của Nhà nước ngày 22/5/2002; Quyết định về tổ chức thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Lào ngày 22/3/2001, ngoài ra còn có một số văn bản pháp luật liên quan khác.
Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên của CHDCND Lào được ban hành ngày 19/4/1988, đã được thay thế bằng Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài được Quốc Hội thông qua ngày 14/3/1994, có hiệu lực tháng 6/1994 ( sau đây gọi tắt là Luật Đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào). Luật này chỉ điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài. Theo Điều 1 Luật này, nước CHDCND Lào khuyến khích tư nhân và pháp nhân nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, tuân theo pháp luật của CHDCND Lào. Tư nhân và pháp nhân trên gọi là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động đầu tư trong mọi ngành kinh tế được Nhà nước cho phép đầu tư tại Lào bao gồm kinh doanh mở nhưng phải có điều kiện thông qua Uỷ ban quản lý đầu tư nước ngoài ( FIMC), còn những ngành nghề kinh doanh dành cho công dân Lào thì trong một số trường hợp, Uỷ ban quản lý đầu tư nước ngoài sẽ xem xét giải quyết nếu thấy sự cần thiết.
Cũng theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được Quốc Hội CHDCND Lào thông qua ngày 22/10/2004, quy định đối tượng áp dụng như sau: Đầu tư trong nước là việc sử dụng nguồn vốn, tài sản, Khoa học công nghệ và tiềm năng khác vào việc sản xuất kinh doanh trong nước bởi các chủ thể chủ yếu là người Lào, người nước ngoài đã sinh sống lâu dài tại CHDCND Lào, kể cả người Lào đang sinh sống tại nước ngoài ( điều 2).
Mục tiêu của việc khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài tại CHDCND Lào nhằm mở rộng các ngành kinh doanh thu hút vốn và ngoại tệ vào lưu thông trong nước, khuyến khích xuất khẩu và tìm kiếm thị trường nước ngoài để từ đó tiếp thu và học hỏi trình độ KHKT tiên tiến trên thế giới, phát triển và nâng cao trình độ cho người lao động trong nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân lao động, từ đó góp phần cải thiện và nâng cao đời sống xã hội. Vì mục tiêu nêu trên mà nội dung cơ bản pháp luật đầu tư của Lào quy định những nguyên tắc trong hoạt động đầu tư, các loại hình và ngành nghề đầu tư, các biện pháp khuyến khích, bảo hộ và quản lý việc đầu tư trong nước và nước ngoài. Và quan trọng nhất đó là việc quy định quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, do qui định ở trong những văn bản pháp luật khác nhau nân không tránh khỏi việc tồn tại những qui định khác nhau đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là bất cập, vướng mắc mà Việt Nam gặp phải trong thời gian trước đây.
CHƯƠNG II
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ VIỆ NAM VÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ LÀO - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ SO SÁNH
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương mở cửa và hợp tác, làm bạn với các quốc gia có chế độ chính trị xã hội khác nhau. Một trong những trở ngại của quá trình mở cửa và hội nhập là sự khác nhau về pháp luật, đặc biệt là pháp luật thương mại. Sự khác nhau này đã cản trở giao lưu hàng hóa, lưu chuyển vốn và đầu tư. Chính vì vậy sự mở rộng giao lưu quốc tế phải đi kèm sự hợp tác về pháp luật.
Với CHDCND Lào điều đó càng cần thiết hơn vì Lào là một trong những quốc gia kém phát triển, việc mở cửa học hỏi tiếp thu văn minh pháp lý nhân loại thông qua sự sàng lọc sẽ góp phần không nhỏ trong việc tạo ra những điều kiện giúp CHDCND Lào có được hệ thống pháp luật vừa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mình, vừa tương thích với pháp luật quốc tế. Trong xu thế đoàn kết đặc biệt và hợp tác trong mọi mặt Lào-Việt Nam 25 năm từ 18/7/1977 đến 18/7/2002 và 40 hợp tác Đại sứ quán từ 7/9/1962 đến 7/9/2002, đó chính là tiền đề thúc đẩy hợp tác về nhiều mặt giữa Việt Nam và Lào nói riêng và việc mở cửa hội nhập với thế giới, tiếp thu văn minh pháp lý nhân loại là tiền đề cho cả hai nước hội nhập nhanh hơn sâu hơn và toàn diện hơn vào đời sống kinh tế và chính trị quốc tế.
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả xin trình bày nội dung cơ bản pháp luật về đầu tư của Việt Nam và Lào nhìn từ góc độ so sánh, để từ đó có cái nhìn toàn diện, những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đầu tư.
1. Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng luật Đầu tư
1.1. Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng Luật Đầu tư theo pháp luật Việt Nam
Trước khi ban hành Luật Đầu tư chung 2005, hoạt động đầu tư ở Việt Nam chịu sự điều chỉnh của hai luật khác nhau.
Luật Khuyến khích đầu tư trong nước điều chỉnh hoạt động đầu tư thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế; đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm; mua cổ phần của các doanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh của tổ chức cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.
Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top