hong_khanh2304
New Member
Download Đề tài Tính chất đền bù trong một số hợp đồng dân sự cụ thể miễn phí
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Mục đích và ý nghĩa của đề tài: 2
5. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
6. Phương pháp nghiên cứu 2
7. Bố cục đề tài 2
B. NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 3
1.1. Khái niệm về hợp đồng dân sự 3
1.2. Nguyên tắc của hợp đồng dân sự 4
1.3. Hình thức và nội dung hợp đồng dân sự 4
1.4. Hợp đồng vô hiệu 7
1.5. Phân loại hợp đồng 8
CHƯƠNG II: TÍNH CHẤT ĐỀN BÙ TRONG MỘT SỐ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ CỤ THỂ 10
2.1. TÍNH CHẤT đỀN BÙ 10
2.2. TÍNH CHẤT đỀN BÙ TRONG MỘT SỐ LOẠI HỢP đỒNG DÂN SỰ CỤ THỂ. 12
2.2.1. Nhóm các hợp đồng luôn không được đền bù 12
2.2.2. Nhóm các hợp đồng có thể đền bù hay không đền bù 15
2.2.3. Nhóm các hợp đồng luôn được đền bù: đây là nhóm hợp đồng được p hổ biến nhất. 19
C. KẾT LUẬN 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
p luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hay chứng thực, phải dăng ký hay xin phếp thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Sự đa dạng của hình thức hợp đồng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết giữa các bên tham gia.
hình thức hợp đồng bằng miệng: có hiệu lực từ khi phát ngôn. yếu tố để các bên giao kết hợp đồng chính là độ tin cậy lẫn nhau.
Hình thức hợp đồng bằng văn bản: mang tính khoa học và có tính chất đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự cao hơn.
Hình thức có công chứng, chứng thực: hợp đồng lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất.
* nội dung hợp đồng:
Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thoả thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng.
Tại Điều 402- BLDS 2005 quy định:
“Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hay không được làm;
Số lượng, chất lượng;
Giá, cách thanh toán;
Thời hạn, địa điểm, cách thực hiện hợp đồng;
Quyền, nghĩa vụ của các bên;
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Phạt vi phạm hợp đồng;
Các nội dung khác.”
Thông thường, ngoài điều kiện cụ thể này, các bên còn có thể thoả thuận xác định với nhau thêm một số nội dung khác.vì vậy, có thể phân chia các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thành ba loai sau:
+ Điều khoản cơ bản:
Các điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng, đó là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng. Bắt buộc phải thoả thuận các điều khoản này thì mới đảm bảo việc ký kết hợp đồng.
điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm…điều này phụ thuộc vào tính chất của từng loại hợp đồng.
+ Điều khoản thông thường:
Là những điều khoản được pháp luật quy định trước, mang tính khuôn mẫu. Nếu trong quá trình giao kết hợp đồng các bên không thoả thuận điều khoản này thì vẫn được coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và phải đảm bảo thi hành theo pháp luật quy định.
Khi có tranh chấp về nội dung này thì quy định pháp luật(điều khoản có trước) là căn cứ để xác định quyền, nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng.
+ Điều khoản tuỳ nghi:
Là điều khoản nhằm làm cho nội dung hợp đồng được cụ thể và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình các bên thực hiện hợp đồng.
điều khoản này mang tính chất là điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thoả thuận với nhau để xác định quyền, nghĩa vụ các bên.
Dựa vào tính chất của các điều khoản tuỳ nghi, còn có thể phân chúng thành hai loại khác nhau: tuỳ nghi ngoài pháp luật và tuỳ nghi khác pháp luật.
Rõ ràng, một điều khoản trong nội dung của hợp đồng có thể là điều kiện cơ bản, điều kiện thông thường, có thẻ là điều kiện tuỳ nghi.
1.4. Hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu được quy định rõ cùng với sự vô hiệu của các giao dịch dân sự. Điều này quy định rõ trong điều 410 BLDS 2005 và điều khoản liên quan. Hợp đồng dân sự vô hiệu:
“1. Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ điều 127 – 138 của Bộ luật này được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ luật dân sự.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính”.
Như vậy tại khoản 1 điều 410 BLDS 2005 quy định thì hợp đồng vô hiệu được xác định tại điều 127 bộ luật dân sự 2005 như sau:
“Giao dich dân sự không có một trong các điều kiện được quy đinh tại điều 122 của bộ luật này thì vô hiệu”.
Như vậy, điều kiện có hiệu lực của các giao dich dân sự đồng nghĩa với hợp đồng dân sự có hiệu lực. Giao dich dân sự muốn có hiệu lực phải đảm bảo các điều kiện sau:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội;
Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”;
Theo đó hợp đồng có hiệu lực phải đảm bảo các quy định tại điều 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138 BLDS 2005.
1.5. Phân loại hợp đồng
Trong thực tế, để phân loại hợp đồng dân sự người ta dựa vào nhiều căn cứ khác nhau:
* nếu dựa vào hình thức của hợp đồng thì hợp đồng dân sự được phân chia thành:
- Hợp đồng miệng.
- Hợp đồng văn bản.
- Hợp đồng có công chứng chứng nhận.
- Hợp đồng mẫu…
* Nếu dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên thì hợp đồng được phân chia thành hai loại:
- Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng mà các bên chủ thể điều có nghĩa vụ. Hay nói cách khác mỗi bên chủ thể của hợp đồng song vụ là người vừa có quyền lợi, vừa có nghĩa vụ dân sự.
- Hợp đồng đơn vụ: Là những hợp đồng mà trong đó một bên chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với bên kia và bên kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện một nghĩa vụ nào.
* nếu dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng thì các hợp đồng đó được phân chia thành hai loại:
- Hợp đồng chính: “Là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng khác”. (khoản 3 điều 406 BLDS 2005)
- Hợp đồng phụ: “Là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính”. (khoản 4 điều 406 BLDS 2005).
* Nếu dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể, hợp đồng dân sự được phân thành hai loại:
- Hợp đồng có đền bù.
- Hợp đồng không có đền bù.
* Nếu dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực thì hợp đồng dân sự được phân thành hai nhóm:
- Hợp đồng ưng thuận.
- Hợp đồng thực tế.
Tóm lại, việc phân chia hợp đồng dân sự thành các loại nói trên vừa dựa vào sự quy định của BLDS, vừa dựa trên phương diện lý luận. Qua đó, nhằm xác định nhứng đặc điểm chung và riêng của từng nhóm hợp đồng, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều chỉnh các quan hệ hợp đồng dân sự.
chương II: Tính chất đền bù trong một số
hợp đồng dân sự cụ thể
2.1. Tớnh chất đền bự
Tớnh chất đền bự lợi ớch được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quan hệ phỏp lu