shiroyuki_93

New Member

Download Đề tài Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân miễn phí





MỤC LỤC
Nội dung trang
MỤC LỤC 01
LỜI MỞĐẦU 03
Chương1 MỘT SỐVẤN ĐỀCƠ BẢN VỀCHIA TÀI SẢN
CHUNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, ÝNGHĨA 05
1.1.1. Các khái niệm cơ bản 05
1.1.2. Đặc điểm của việc chia tài sản chung trong thời kì 06
hôn nhân
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc chia tài sản chung trong 07
thời kì hôn nhân
1.2. KHÁI QUÁT VỀCHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KÌ 08
HÔN NHÂN THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KÌ
1.2.1. Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân trong 08
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986
1.2.2. Chia tài sản chung trong Luật Hôn nhânvà Gia đình 10
năm 2000
1.3. MỘT SỐCHẾĐỊNH TƯƠNG TỰTRONG PHÁP LUẬT 10
MỘT SỐNƯỚC TRÊN THẾGIỚI
1.3.1. Chếđịnh chia tài sản vợ chồng trong thời kì hôn nhân 11
Theo Bộluật dân sựvà thương mại Thái Lan
1.3.2. Một loại hậu hôn ước (postnuptial agreement) ởHoa Kì 12
1.3.3. Qui ước vềtài sản trong Luật Hôn nhân của Cộng hòa 13
nhân dân Trung Hoa năm 2001
Chương2 QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHIA TÀI SẢN
CHUNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN
2.1. TÀI SẢN CHIA 15
2.1.1. Tài sản chung theo qui định của pháp luật 15
2.1.2. Nguyên tắc của việc qui định tài sản chung 22
2.2. NGƯỜI YÊU CẦU CHIA 24
2.3. ĐIỀU KIỆN CHIA 25
2.3.1. Đầu tư kinh doanh riêng 25
2.3.2. Thực hiện nghĩa vụdân sựriêng 26
2.3.3 Lí do chính đáng khác 27
2.4. CÁCH THỨC CHIA 27
2.5. HÌNH THỨC CHIA VÀ HIỆU LỰC 28
2.5.1. Thỏa thuận bằng văn bản của vợchồng 28
2.5.2. Quyết định của tòa án 29
2.6. HẬU QUẢPHÁP LÍ VỀTÀI SẢN CỦA VIỆC CHIA 29
2.7. VIỆC KHÔI PHỤC CHẾĐỘTÀI SẢN CHUNG CỦA VỢCHỒNG 31
Chương3 VẤN ĐỀTHỎA THUẬN VỀTÀI SẢN CỦA VỢCHỒNG
TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
3.1. THỎA THUẬNNHẬP TÀI SẢN RIÊNG CỦA MỘT BÊN 32
VỢ HOẶC CHỒNG VÀO TÀI SẢN CHUNG
3.2. THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 33
TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN
3.2.1. Những ý kiến vềsựhợp lí và hợp pháp của các 33
qui định vềchia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
3.2.2. Hạn chế vềmặt xã hội của việc chia tài sản chung 37
3.3. THỎA THUẬN VỀTÀI SẢN CỦA VỢCHỒNG TRONG 38
THỜI KÌ HÔN NHÂN
3.3.1. Nội dung và hình thức 38
3.3.2. Tính hợp pháp 40
3.3.3. Tính hợp lí 42
3.3.4. Kiến nghịcủa người viết 44
LỜI KẾT 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Phụlục 50



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:


hữu chung của vợ chồng vì đây là thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời
kì hôn nhân.
2.1.2. Nguyên tắc của việc qui định tài sản chung
Theo nguyên tắc của luật dân sự thì quyền sở hữu chung được xác lập
trên cơ sở thỏa thuận của các chủ sở hữu hay qui định của pháp luật hay
theo tập quán.
Theo những phân tích ở phần trên (2.1.1) ta thấy tài sản chung của vợ
chồng được xác định theo các nguyên tắc sau:
31 Xem khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
32 Xem điều 13 và các điều từ 37 đến 42 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
- 23 -
Các căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng hoàn toàn tuân theo qui
định của pháp luật33. Tuy nhiên tài sản chung của vợ chồng cũng được xác
định theo hai cách đối với những tài sản có nguồn gốc khác nhau.
Theo cách bắt buộc đối với những tài sản là tài sản tạo ra trong thời kì
hôn nhân, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu
nhập hợp pháp khác; theo cách tôn trọng ý chí của người có tài sản:
đối với những tài sản mà chủ sở hữu đã chỉ rõ là cho vợ chồng thừa kế chung
hay đã chỉ rõ là tặng cho chung hai vợ chồng thì đó là tài sản chung của vợ
chồng, tôn trọng ý chỉ của vợ, chồng nên những tài sản nào vợ chồng thỏa
thuận là tài sản chung nó cũng thuộc khối tài sản chung.
Theo qui định của pháp luật thì có vẻ như những tài sản nào có được
trong thời kì hôn nhân mà phải đền bù thì đều coi là tài sản chung. Có lẽ là
do tính cộng đồng của hôn nhân nên mọi thứ của hai vợ chồng lúc đó đều là
của nhau. Chính vì vậy mọi thứ vợ chồng bỏ ra trong thời kì hôn nhân đều
được coi là của chung, và thứ có được nhờ nó cũng phải được coi là của
chung. Vậy nên lương, tiền thưởng, lợi nhuận do sản xuất kinh doanh và các
thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân đều là tài sản chung.
Những tài sản nào mà không đủ chứng cứ chứng minh là tài sản riêng
thì là tài sản chung. Nguyên tắc này được ghi nhận trong khoản 3 điều 27
Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Theo các qui định của luật thì ta thấy khối
tài sản chung bao giờ cũng có xu hướng thu hút các khối tài sản khác. Chính
vì thế mà tất cả những tài sản nào không đủ chứng cứ là tài sản riêng thì đều
được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Tất cả những điều trên là “do tính cộng đồng của hôn nhân và mục đích
của quan hệ vợ chồng được xác lập, khi dự liệu chế độ tài sản giữa vợ chồng,
Luật Hôn nhân và Gia đình đã thực hiện cách thức điều chỉnh đặc biệt để qui
định về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng; những đặc điểm riêng biệt
33 Xem thêm về “Nội dung các loại chế độ tài sản của vợ chòng trong pháp luật” - TS. Nguyễn Văn Cừ , Chế
độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, phần IV chương I, NXB Tư
pháp,2008.
- 24 -
của sở hữu chung hợp nhất giữa vợ chồng, tài sản chung của vợ chồng không
nhất thiết phải do hai vợ chồng tạo ra một cách trực tiếp, chỉ cần vợ, chồng
tạo ra được trong thời kì hôn nhân; không xác định được tỉ lệ (kỉ phần) từ
trước của vợ, chồng đối với tài sản chung; đặc biệt, vợ, chồng bình đẳng khi
thực hiện quyền sở hữu, không phụ thuộc vào công sức đóng góp của mỗi bên
vợ, chồng trong quá trình tạo lập tài sản chung...”34
2.2. NGƯỜI YÊU CẦU CHIA
Theo qui định của Bộ luật Dân sự thì tài sản chung được chia theo yêu
cầu của chủ sở hữu chung hay theo yêu cầu của người có quyền yêu cầu một
trong các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ với mình mà người đó không
có tài sản riêng35. Việc yêu cầu được chia tài sản chung của chủ sở chung
không cần có lí do chính đáng.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là một
trường hợp của chia tài sản thuộc sở hữu chung. Theo qui định của Luật Hôn
nhân và Gia đình thì tài sản chung chỉ được chia khi có lí do chính đáng và
theo thỏa thuận của vợ chồng (khi vợ chồng không thỏa thuận được thì mới
yêu cầu tòa án chia).
Theo đó người yêu cầu chia tài sản chung là vợ hay chồng hay cả hai
khi có lí do chính đáng.
Trường hợp người thứ ba yêu cầu chia không được qui định trong Luật
Hôn nhân và Gia đình, tuy nhiên theo qui định về việc áp dụng Bộ luật Dân
sự trong trường hợp Luật Hôn nhân và Gia đình không có qui định36 thì có
thêm một người có quyền yêu cầu là người mà vợ hay chồng có nghĩa vụ
riêng với họ. Hơn nữa một trong các lí do được coi là chính đáng để chia tài
sản chung là chia để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng nên có thể hiểu quyền
yêu cầu của người thứ ba vẫn tồn tại trong khi người thứ ba chỉ thực hiện
34 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, NXB Tư
pháp 2008, tr. 232.
35 Xem điều 224 Bộ luật Dân sự năm 2005.
36 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
- 25 -
quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ với một người, còn vợ chồng họ tự nguyện
chia tài sản chung để thanh toán. Tuy nhiên theo người viết, thường thì tài sản
chung này được chia do vợ chồng tự nguyện chỉ nhằm để trốn tránh hay trì
hoãn việc thực hiện nghĩa vụ với người kia, còn nếu bình thường khi vợ
chồng không hề có mâu thuẫn gì thì chắc họ sẽ tự nguyện dùng khối tài sản
chung để thanh toán chứ không chia tài sản chung. Theo người viết thì cơ chế
để thực hiện quyền yêu cầu của người thứ ba như sau: người thứ ba có quyền
yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với mình, thậm chí được kê
biên tài sản riêng của người đó; nếu tài sản riêng không đủ thì người này có
thể yêu cầu vợ chồng bằng cách nào đó để có tài sản thực hiện nghĩa vụ đối
với mình; nếu không được thì người này có quyền yêu cầu vợ chồng thỏa
thuận chia tài sản chung để người kia có tài sản thanh toán cho mình, thậm chí
được tham gia vào việc chia tài sản chung đó; nếu cả ba người không thể thỏa
thuận được thì người thứ ba này có quyền yêu cầu tòa án chia tài sản chung
của vợ chồng họ để một người có tài sản thực hiện nghĩa vụ với mình37.
2.3. ĐIỀU KIỆN CHIA
Theo qui định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì điều kiện để có thể
chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là phải có lí do chính đáng, hiện tại
luật đã dự liệu hai trường hợp cụ thể được coi là có lí do chính đáng đó là
trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng và trường hợp vợ chồng thực
hiện nghĩa vụ dân sự riêng, ngoài ra luật vẫn để dự trù các trường hợp có lí do
chính đáng khác.
2.3.1. Đầu tư kinh doanh riêng
Đầu tư kinh doanh riêng là khái niệm tương đối rộng và tương đối khó
xác định, theo người viết thì hoạt động đầu tư kinh doanh riêng là hoạt động
nhằm sinh lợi, do một người (vợ hay chồng) bỏ vốn ra để thực hiện một
37 Có ý kiến cho rằng trong trường hợp này quyền khởi kiện của người thứ ba không được thừa nhận. ThS.
Nguyễn Hồng Hải, Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top