babydethuong_kieukieu
New Member
Download Đề tài Vấn đề an ninh cho hầm ở Việt Nam miễn phí
Cho đến thời điểm viết bài này chưa có tài liệu nào nói vềvấn đềan ninh cho hầm
giao thông ởnước ta.
cần dựkiến trước những biện pháp khẩn cấp đối với các mối đe dọa khủng bố
tiềm tàng. Do vậy các nhà quản lý giao thông cần nhận thức vấn đềphải làm sao để
giảm thiểu thiệt hại vềngười và tài sản, thông qua các công đoạn phòng ngừa sự
cố, giảm nhẹnguy cơ, chuẩn bịsẵn sàng, ứng phó, và phục hồi. Các phương tiện
giao thông và các công trình giao thông có thểlà mục tiêu hay là công cụcủa bọn
tấn công khủng bố. Do đó cần có sựchuẩn bịtrước để ứng phó và hồi phục lại từ
các khảnăng xảy ra tấn công đó.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
ện ích, quản lý rủi ro.ABSTRACT: This paper first describes the relationship of tunnel security to normal fire
and life safety activities. Then it runs through a general overview on the present situation
of and relevant plans to cope with the issue in the world scale, with focus put on the U.S.A.
In the same manner, studies on security for tunnels and transportation infrastructure may
need to be triggered in Vietnam and results put into practice as soon as practicable.
KEY WORDS: tunnel, bridge, transport, security, terrorism, attack, fire, life safety,
utilities, risk management.
1. KHÁI QUÁT
Một cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, hiệu quả là có tính chất sống còn đối với sự
phát triển thành công về kinh tế, văn hóa và xã hội của bất cứ quốc gia nào. Điều
này đúng cả đối với giao thông trên phạm vi nội đô và vùng lãnh thổ, hay trên
phạm vi quốc gia và quốc tế. Không những thế, hệ thống giao thông nói chung, cầu
hầm và công trình ngầm nói riêng còn phải đảm bảo một nhiệm vụ mới: đó là vấn
đề an ninh.
1 Địa chỉ làm việc hiện tại: Viện KHCN GTVT, 1252 Đường Láng, Hà Nội. Tel: 090-4949289. Email:
[email protected]
1
Nguyễn Đức Toản. Tunnel Security in Vietnam. April 2006.
Hình 1: Hầm có thể là một công trình mang tính mỹ quan.
1.1. Mối quan hệ giữa an ninh hầm với các hoạt động cứu hỏa và an toàn sinh
mạng thông thường
Trước hết xin nhắc lại vài khái niệm về an toàn cho con người và chữa cháy thông
thường trong hầm đường sắt và đường bộ. Vấn đề an toàn trong hầm ngày càng trở
nên quan trọng do sự quan tâm chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng, do
mối lo ngại về an toàn của công chúng, và do sự xảy ra nhiều vụ tai nạn trong hầm.
Vơi các hầm đường sắt, các mối nguy hiểm thông thường bao gồm: hỏa hoạn, sập
kết cấu vỏ hầm, đâm xe, và trật ray. Các thông số quan trọng đối với cháy trong
hầm là: mối nguy của tàu dừng lại giữa hầm, các điều kiện thông gió và khuyếch
tán khói, và thời gian để sơ tán đoàn tàu.
Về vấn đề hỏa hoạn, người ta đã áp dụng thành công kỹ thuật thiết kế phòng chống
cháy dựa trên chức năng (performance based fire engineering process). Đó là một
phương pháp luận thiết kế nhờ đó các nguyên tắc kỹ thuật được áp dụng vào việc
đánh giá các nguy cơ cần được nhận dạng về cháy và an toàn sinh mạng, rồi sau đó
áp dụng vào việc thiết kế các phương pháp bảo vệ thích hợp nhằm đối phó hiệu quả
với các nguy cơ đó. Việc thiết kế các hệ thống chống cháy cho hầm đã xem xét hệ
thống hầm như là một chỉnh thể bao gồm đoàn tàu, các nhà ga, kết cấu hầm, các
thiết bị đường sắt và các quy trình vận hành và xử lý khẩn cấp trên đường sắt.
Với các hầm đường bộ, ba đối tượng chính liên quan đến hầm là cơ quan vận hành
hầm, các tổ chức/dịch vụ cứu trợ khẩn cấp, và người sử dụng hầm đều phải được
huấn luyện và nâng cao trình độ liên tục để có kiến thức tốt về an toàn và các cách
2
Nguyễn Đức Toản. Tunnel Security in Vietnam. April 2006.
đối phó trong trường hợp xảy ra tai nạn. Người ta đã nhận thức được điều quan
trọng nhất, đó là tất cả các bên liên quan đều phải nhận thức rõ và thực thi phần
trách nhiệm của chính mình, với tinh thần cộng tác cao độ. Chúng tui sẽ dừng lại ở
đây mà không thảo luận sâu hơn về cấp độ an toàn vật lý đối với bản thân kết cấu
hầm cũng như các hệ số an toàn liên quan đến xe cộ và đoàn tàu. Một điều đáng
chú ý là ở rất nhiều nước đã có tiêu chuẩn hay hướng dẫn cấp quốc gia về thiết kế
an toàn cháy cho hầm, chưa kể các tài liệu tham khảo của các tổ chức quốc tế.
Bất kể những điều đó, sự cố vẫn có thể xảy ra.
Ví dụ điển hình mới đây về hỏa hoạn trong hầm là thảm họa hầm Mont Blanc ở
Pháp ngày 24-3-1999, làm 41 người chết và lửa cháy liên tục trong vòng 52 giờ.
Hình 2: Tường hầm cháy đen tróc lở, xe cộ bị thiêu rụi, tại hai ghế phía trước vẫn
còn tro xương hai người chết.
Hình 3: Hầm Mont Blanc, rẽ trái đi Pháp, rẽ phải đi Ý.
Xin chuyển sang vấn đề an ninh cho cầu hầm, đây là một khái niệm khá mới mẻ ở
nước ta.
Bảo vệ các công trình hạ tầng trọng yếu chống lại các hành động khủng bố là
nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta. Không giống như các hoạt động cứu hỏa và an toàn
sinh mạng thông thường đã có sẵn các thủ tục ứng phó, việc đối phó với các hoạt
động khủng bố đang thể hiện một thách thức mới. Để quản lý vấn đề này, cần có
3
Nguyễn Đức Toản. Tunnel Security in Vietnam. April 2006.
chính sách về thiết kế cầu hầm về mặt an ninh.
Vì khủng bố là một sự cố không thể dự báo trước, nên sẽ là hợp lý nếu chúng ta
dựa vào nhiều tầng lớp an ninh, chứ không phải là một biện pháp duy nhất. Tuy
nhiên, về lâu dài, để đảm bảo chức năng phục vụ không gián đoạn của hệ thống hạ
tầng quốc gia, thì phải đưa ra được các thiết kế có hiệu quả về mặt giá thành, bằng
cách sử dụng các vật liệu, cấu kiện, và hệ thống kết cấu tiên tiến, chứ không nên chỉ
dựa vào các kỹ thuật phát hiện và giám sát an ninh.
1.2. Vấn đề an ninh cho hầm trên thế giới
Sau cuộc tấn công khủng bố bằng máy bay ngày 11-09-2001 ở Hoa Kỳ, vấn đề rà
soát, tăng cường và đổi mới an ninh diễn ra trong hầu khắp các lĩnh vực của nước
này, trong đó có ngành giao thông vận tải, với 600.000 cây cầu và 500 đường hầm.
Năm 2002 Đạo luật an ninh vận tải biển của Hoa kỳ được đưa ra. Cục đường bộ
liên bang Mỹ (FHWA) đã ban hành Chỉ dẫn về an ninh cho cầu và hầm năm 2004,
coi vấn đề này thuộc về chính sách an ninh quốc gia.
Kể từ ngày 11-09-2001, dưới sự chủ trì của Ủy ban Nghiên cứu Giao thông Hoa Kỳ
(TRB), đã có 75 dự án liên quan đến an ninh được phê duyệt trong Chương trình
nghiên cứu tổng hợp, trong đó 49 dự án đã hoàn thành, 14 dự án đang thực hiện, và
12 dự án khác đang chờ ký hợp đồng hay đang được hoạch định [5]. Tổng số tiền
đầu tư cho các dự án nghiên cứu này là khoảng 11 triệu USD. Mỗi dự án được đầu
tư từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn USD. Các dự án liên quan đến an ninh nói
trên được tiến hành trong nhiều lĩnh vực như: hệ thống vận tải hành khách công
cộng khối lượng lớn, nghiên cứu về khung pháp lý, huấn luyện/đào tạo, nghiên cứu
tình hình quốc tế, lập quy hoạch, an ninh sân bay, và an toàn cho xe buýt và xe tải
thương mại. Trong số đó, ngoài các dự án về xe điện ngầm (metro) thuộc hệ thống
vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, còn có một vài dự án làm riêng về an
ninh hầm đường bộ và đường sắt.
Hiện nay Hoa Kỳ còn có hẳn một Hệ thống quản lý sự cố quốc gia (NIMS -
National Incident Management System) được triển khai đến mọi cấp quản lý giao
thông. Hệ thống quản lý sự cố quốc gia được áp dụng nhất quán trên toàn nước Mỹ
cho mọi cấp chính quyền từ liên bang, bang, lãnh thổ, cho đến bộ tộc và địa
phương, để các cấp chính quyền này phối hợp một cách hiệu quả với nhau nhằm
chuẩn bị sẵn sàng, ngăn ngừa, ứng phó, và vãn hồi tình hình từ các sự cố trong
nước, bất kể nguyên nhân gì, mức độ nào, và độ phức tạp ra sao.
Hiệp hội X