Download Đề tài Vận dụng các phương pháp vào dạy trẻ làm quen với các biểu tượng về kích thước miễn phí
Mục lục Nội dung Trang
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
Giả thuyết khoa học
Nhiệm vụ nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghên cứu
Kế hoạch nghiên cứu
Chương ICơ sở lý luận của việc vận dụng các phương pháp vào dạy trẻ làm quen với biểu tượng kích thước
Chương IIThực trạng việc dạy trẻ biểu mtượng kích thước ở lớp mẫu giáo bé trường mẫu giáo Quang Trung, Uông Bí
Chương IIIVận dụng các phương pháp vào dạy trẻ làm quen với biểu tượng kích thước cho trẻ 3 - 4 tuổi
Kết luận
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
à phương pháp chủ đạo để hình thành các biểu tượng sơ đẳng ban đầu về toán cho trẻ mẫu giáo. Thông qua quá trình hoạt động với đồ vật để trẻ lĩnh hội được những tri thức, kỹ năng cần thiết giúp tư duy của trẻ phát triển. Mặt khác trẻ ở độ tuổi này có khái niệm '' học mà chơi, chơi mà học'', đó chính là đặc điểm chủ yếu của trẻ mẫu giáo. Do vậy kết quả nhận thức của trẻ trong quá trình hình thành các biểu tượng toán ban đầu chỉ đạt hiệu quả cao nhất nếu cô giáo sử dụng hợp lý phương pháp hoạt động dưới hìmh thức vui chơi. Đặc điểm cơ bản của phương pháp này là tất cả trẻ đều được tham gia vào quá trình hoạt động với đồ vật thể hiện bằng việc làm, tạo ra sản phẩm. Trong quá trình này, trẻ luôn giữ vai trò là chủ thể của hoạt động, còn cô giáo đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn.Tiến hành hoạt động thông qua việc tạo ra sản phẩm, trong quá trình này trẻ luôn giữ vai trò là chủ thể của hoạt động, còn cô giáo đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn.
Tiến hành hoạt động thông qua việc tạo ra sản phẩm, trẻ được làm quen, nhận thức kiến thức mới hay luyện tập thực hành những kiến thức đã học.
Việc sự dụng phương pháp cho trẻ làm quen với toán cần đảm bảo các yêu cầu : chọn đối tượng ''đồ vật '' cho trẻ hoạt động phải phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của bài học, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của trẻ, đồng thời phải phù hợp với điệu kiện cơ sở vật chất của địa phương.
Đặc điểm cơ bản của phương pháp trực quan được thể hiện ở việc hướng dẫn trẻ sử dụng hợp lý các đồ dùng trực quan, ở sự kết hợp đúng đắn giữa việc tri giác trực tiếp các đối tượng, biểu tượng và lời nói, ở việc hướng dẫn trẻ khảo sát sự vật hiện tượng bằng nhiều cách khác nhau nhờ các giác quan. Khi thực hiện tiến hành phương pháp này, giáo viên cần sử dụng hợp lý đồ dùng trực quan trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán. Giáo viên cần lựa chọn một cách thích hợp trong các đối tượng ( vật thật, tranh ảnh) cho trẻ tiến hành hoạt động sao cho đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của bài học, đồng thời phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất sẵn có ở địa phương. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo đầy đủ về số lượng, hình dạng kích thước của đồ dùng trực quan phải thích hợp với trẻ, hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình học tập đúng lúc, đúng chỗ. Việc sử dụng đồ dùng trực quan qúa sớm hay quá muộn sẽ làm giảm tác dụng của đồ dùng trực quan hay làm phân tán sự chú ý của trẻ. Đồ dùng trực quan cần được phức tạp dần dần theo sự phát triển của trẻ, chẳng hạn đồ dùng trực quan dùng để dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài của hai đối tượng ( dài hơn - ngắn hơn). Lúc đầu nên dùng các đồ vật hấp dẫn như : que tính, dải nơ, về sau có thể dùng thước kẻ, bút chì, bàn ghế...Sử dụng phương pháp trực quan sẽ đạt kết quả cao nhất khi có sự kết hợp đúng đắn việc tri giác trực tiếp đối tượng hay hiện tượng với lời nói. Lời nói của cô điều khiển hành động của trẻ, giúp trẻ biết sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc. Lời nói của cô phải tổ chức hướng dẫn trẻ quan sát sự vật hay hiện tượng có hiệu quả ( bằng cach sử dụng phối hợp với các giác quan ).
Ví dụ : Khi nghe cô nói '' Các con hãy nhìn xem bút chì xanh và bút chì đỏ rồi cho cô biết bút chì nào dài hơn, bút chì nào ngắn hơn'' ? Nếu cháu chưa hiểu thế nào là dài hơn - ngắn hơn cô sẽ hướng dẫn :'' Cháu hãy thử dùng hai bút chì đặt xuống mặt bàn xem thế nào?'' và sau đó trẻ sẽ cảm giác được thế nào là dài hơn, ngắn hơn giữa hai vật, hay khi nghe cô yêu cầu : '' Cháu hãy tìm trong rổ đồ chơi của mình những vật có kích thước dài hơn '' lúc đó trẻ phải nhìn kỹ bằng mắt vào rổ đồ chơi, sau đó dùng tay lựa chọn vật có kích thước dài hơn. Cần sử dụng hợp lý việc trình bày vật mẫu và hành động mẫu của cô giáo trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán.
Bởi vì nếu như quá lạm dụng việc trình bày vật mẫu cùng vật mẫu lại đưa ra sau khi trẻ đã hoàn thành bài tập nhằm giúp trẻ kiểm tra lại cách làm của trẻ đã đúng hay chưa bằng cách so sánh cách làm của mình với cách làm của cô.
2.3. Phương pháp dùng lời nói.
Gồm phương pháp giải thích hướng dẫn và phương pháp vấn đáp.
Phương pháp dùng lời nói có ý nghĩa quan trọng : Hỗ trợ toàn diện các phương pháp khác bồi dưỡng và phát triển cho trẻ về ngôn ngữ.
Năng lực chú ý lắng nghe, hiểu được lời nói và khả năng diễn đạt bằng lời, phát triển tính độc lập tư duy rèn luyện các thao tác trí tuệ như : phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và thúc đẩy ham hiểu biết của trẻ.
Đặc điểm cơ bản của phương pháp này là sử dụng hợp lý việc dùng lời nói sao cho đảm bảo sự kết hợp đúng đắn giữa lời giải thích hướng dẫn của cô với việc trẻ quan sát trực tiếp đối tượng hay hành động với đồ dùng trực quan, nhằm làm chính xác hóa hệ thống hóa nhận thức của trẻ, giúp trẻ phân tích, đối chiếu, so sánh, khái quát và đi tới những điều cần lĩnh hội về kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Khi tiến hành thực hiện phương pháp này, yêu cầu lời hướng dẫn, giải thích của cô phải ngắn gọn, dễ hiểu, lôi cuốn, thu hút sự chú ý của trẻ vào đối tượng quan sát, cô giáo cần gợi mở cho trẻ thấy những cái cần nhìn và nhìn như thế nào về đối tượng để đáp ứng yêu cầu giáo dục cần thiết cho trẻ.
Hướng cho trẻ quan sát chung rồi mới quan sát riêng tập trung vào những chi tiết cơ bản chủ yếu của đối tượng, không quan sát tràn lan. Sau đó trẻ phải tự nêu nhận xét của mình về đối tượng vừa quan sát và cuối cùng cô sẽ là người làm chính xác hóa, hệ thống hóa những điều trẻ vừa nhận xét.
Ví dụ : Khi cô dẫn trẻ đi dạo '' quan sát cây chuối'' bằng lời nói, cô hướng dẫn cho trẻ quan sát ( nhìn ngắm, sờ mó ) xung quanh rồi đưa ra câu hỏi xem trẻ vừa nhìn thấy những gì ? Cô hướng cho trẻ chú ý tới hình dáng, kích thước của chúng, cô đặt câu hỏi :'' Đây là cây gì ?'', ''Những cây này có hình dáng như thế nào?''. Khi đó trẻ sẽ trả lời:''cây chuối có hình dáng thẳng đều, nhẵn và to...''. Cô hỏi trẻ về kích thước ''cây nào cao nhất, cây nào thấp nhất? '' ,'' lá như thế nào, dài hay ngắn ?...'' và chính lúc này cô giáo dùng lời nói để chính xác hóa, hệ thống hóa lại những điều trẻ vừa nhận xét, giúp trẻ hiểu rõ thêm về kích thước và hình dáng của chúng.
Giáo viên cần sử dụng hợp lý phương pháp này trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật, có sự kết hợp đúng đắn giữa lời hướng dẫn, giải thích của cô với từng hành động của trẻ sao cho đáp ứng phù hợp với yêu cầu của từng tình huống cụ thể trong quá trình trẻ tiến hành hoạt động với đồ vật. Khi định hướng hoạt động chung cho trẻ, yêu cầugiáo viên định hướng bằng lời nói ngắn gọn, dễ hiểu, từ ngữ quen thuộc để trẻ nắm được nhiệm vụ sắp làm. Cô có thể gọi một số tr