Sully

New Member
[Free] Luận văn Giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Download Luận văn Giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân miễn phí





Việc giám sát việc giải quyết đơn thưkhiếu nại, tốcáo của công dân là
hoạt động chiếm nhiều thời gian và công sức của UBPLQH. Trong lĩnh vực
này các cơquan của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội
đều làm nhiệm vụtiếp nhận đơn thưkhiếu nại, tốcáo của công dân thuộc lĩnh
vực mình phụtrách.
Trong 10 tháng đầu năm 2003, Thường trực UBPLQH dã tập trung
chỉ đạo công tác giám sát việc giải quyết đơn thưkhiếu nại, tốcáo của công
dân trong lĩnh vực tưpháp. Trong đó đã tập trung nghiên cứu phân loại, xửlý
các đơn thưkhiếu nại tốcáo của công dân do các đồng chí lãnh đạo Quốc hội
giao. Từ01/11/2002 đến 30/09/2003, UBPLQH đã tiếp nhận và chỉ đạo Vụ
Pháp luật nghiên cứu, phân loại xửlý 7.996 đơn, thưkhiếu nại, tốcáo và kiến
nghịcủa công dân trong lĩnh vực tưpháp (trong đó đơn gửi trực tiếp đến
UBPLQH là 3.878; do ban dân nguyện chuyển đến là 4.118) [37, tr. 7].



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ảo chất lượng xét xử. Tỷ lệ giải
quyết các vụ án hành chính đã vượt chỉ tiêu xét xử đề ra. Công tác giải quyết,
xét xử các vụ án hành chính cấc Tòa án trong năm qua đã góp phần nâng cao
hiệu lực và hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, trong năm
2005, tỷ lệ các bản án quyết định của Tòa án bị hủy là 6,8% và bị sửa là 5,7%.
So với năm 2004, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy tăng 3,1%, bị sửa giảm
0,9% [34].
Qua nghiên cứu tình hình xét xử của ngành tòa án từ 2003 đến nay tác
giả nhận thấy rằng, các báo cáo của Chánh án TANDTC về kết quả thực hiện
các nhiệm vụ công tác của ngành còn quá chung chung, nhiều số liệu chưa
43
được phân tích đầy đủ, nhiều nội dung chưa được làm rõ trong báo cáo, chẳng
hạn, chưa phân tích để thấy rõ tình hình và kết quả xét xử ở mỗi cấp Tòa án:
trong lĩnh vực xét xử án hình sự chưa phân tích sự tăng, giảm của từng loại tội
phạm, của đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, về tình hình số người bị
tuyên phạt tù giam hay bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, về số tiền được
tuyên thu hồi về cho nhà nước, nhất là đối với các vụ án kinh tế: các tội phạm
trộm cắp, giết người, ma túy... còn diễn biến phức tạp có chiều hướng gia tăng
về số lượng nhưng TANDTC chưa thông qua hoạt động xét xử để phân tích
các nguyên nhân gia tăng tội phạm, số lượng án dân sự và các khiếu kiện
hành chính ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của Chánh án TANDTC thì năm
2005 số lượng án dân sự khiếu kiện hành chính tăng 3.560 vụ so với cùng kỳ
năm trước, nhưng trong báo cáo chưa phân tích làm rõ nguyên nhân của tình
trạng này, đồng thời việc chấp hành pháp luật trong việc thu thập chứng cứ,
lập hồ sơ vụ án không được đề cập trong báo cáo: tình trạng chậm phát hành
bản án và tình trạng án để quá thời hạn xét xử cũng chưa được nêu cụ thể và
đưa ra biện pháp khắc phục hữu hiệu. Chẳng hạn, trong bản thống kê kèm
theo trong báo cáo thì từ 01/01/2004 đến 31/08/2005 số lượng án hình sự dã
giải quyết là 58.601 vụ/ 95.455 bị cáo, còn lại 5.347 vụ/ 9.945 bị cáo nhưng
không nêu rõ có bao nhiêu vụ đã quá hạn mà chưa đưa ra xét xử, bao nhiêu bị
cáo đã bị giam quá hạn [40]. Chính vì không đi sâu phân tích các vụ án được
xét xử ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm nên không đánh giá
được chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án các cấp. Do đó rất khó cho việc
đánh giá một cách toàn diện và đúng đắn tình hình và chất lượng giải quyết
các vụ án theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm cũng như
tình hình và chất lượng giải quyết của từng loại án về hình sự, dân sự, hành
chính, lao động.
44
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
2.2.1. Hoạt động thực hiện giám sát của Quốc hội đối với hoạt động
xét xử của tòa án nhân dân thông qua các nội dung, hình thức giám sát
Thực trạng hoạt động thực hiện giám sát của Quốc hội đối với hoạt động
xét xử của TAND thời gian qua được phản ánh qua các nội dung, hình thức sau
đây.
2.2.1.1. Xem xét báo cáo công tác của Tòa án nhân dân
Theo Luật tổ chức Quốc hội, hàng năm Quốc hội xem xét báo cáo
công tác của TANDTC vào cuối kỳ họp mỗi năm. Trong thời gian qua Quốc
hội thực hiện khá tốt hình thức giám sát này. Cụ thể là: Trước khi Quốc hội
xem xét báo cáo công tác của TANDTC thì bản báo cáo này đã được được
UBPLQH thẩm tra rất kỹ.
Sau khi có phiên họp thẩm tra, những vấn đề nào chưa rõ hay còn
những vấn đề nào còn có quan điểm khác nhau thì thường TANDTC bổ sung
hoàn thiện thêm bản báo cáo trước khi trình Quốc hội.
Khi Quốc hội xem xét báo cáo công tác của TANDTC: đồng thời cũng
được nhận Báo cáo thẩm tra của UBPLQH.
Trên cơ sở báo cáo của TANDTC và báo cáo thẩm tra của UBPLQH,
Quốc hội tiến hành thảo luận về các vấn đề thuộc trách nhiệm của ngành
TAND, từ đó có những đánh giá nhận xét về tình hình thực hiện nhiệm vụ,
những ưu điểm khuyết điểm, hạn chế đồng thời ra nghị quyết về vấn đề này.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì UBTVQH cũng có thẩm quyền xét
báo cáo công tác của TANDTC khi thấy cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế thì
UBTVQH không thực hiện quyền này, vì Quốc hội đã xem xét hàng năm,
trong năm cũng không có nhiều biến động.
2.2.1.2. Xem xét chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp
45
Theo quy định hiện hành thì Quốc hội xem xét việc trả lời chất vấn
của Chánh án TANDTC tại kỳ họp: UBTVQH xem xét viêc trả lời chất vấn
của Chánh án TANDTC trong thời gian giữa hai kỳ họp.
Tùy thuộc vào tình hình mà tại từng kỳ họp Quốc hội, Quốc hội chất
vấn đối với Chánh án TANDTC về từng việc thực hiện nhiệm vụ của ngành
Tòa án. Việc Quốc hội chất vấn đối với Chánh án TANDTC trong thời gian
qua đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực: nhiều sai phạm, yếu kém của ngành
tòa án được khắc phục chấn chỉnh sửa đổi.
Về việc UBTVQH xem xét việc trả lời chất vấn của Chánh án TANDTC
trong thời gian giữa hai kỳ họp tuy luật có quy định nhưng trên thực tế chưa
bao giờ UBTVQH thực hiện.
2.2.1.3. Giám sát qua Đoàn giám sát và các thành viên
Thực trạng việc tổ chức các đoàn giám sát đã thực hiện các công việc
sau: xem xét tình hình khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam giữ, tạm giam,
công tác điều tra các vụ án hình sự và công tác thi hành án phạt tù. Tình hình
kết quả xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm các vụ án hình sự, dân sự.
Tình hình thi hành án dân sự. Tình hình thực hiện Chương trình cải cách tư
pháp ở địa phương…
Trên thực tế trong 10 tháng đầu năm 2003, UBPLQH đã tổ chức ba
Đoàn giám sát tại 9 tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên và phía Nam. Mỗi đoàn giám
sát do một số đồng chí Phó chủ nhiệm làm Trưởng đoàn và một số thành viên
ủy ban tham gia. Các đoàn giám sát đã trực tiếp làm việc với các cơ quan
công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Sở Tư pháp, Hải quan và một số Ban quản lý
trại giam thuộc Bộ Công an về tình hình chấp hành pháp luật trong hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong thời gian năm 2002 và 3 tháng đầu
năm 2003 [37, tr. 6].
46
Từ đầu năm 2004 đến nay, UBPLQH đã tổ chức 6 đoàn giám sát tại
các Tòa phúc thẩm TANDTC và Viện phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối
cao tại Hà Nội, Thành phố Hồ chí Minh và thành phố Đà Nẵng và 13 thành phố
trực thuộc Trung ương ở cả ba miền của đất nước. Mỗi đoàn giám sát do một số
đồng chí Phó chủ nhiệm làm Trưởng đoàn và một số thành viên ủy ban tham
gia. Các đoàn giám sát đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo đảng, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan công an Tòa án, Viện kiểm sát [39,
tr. 6].
Từ đầu năm 2005 đến nay, UBPLQH đã tổ chức nhiều đoàn giám sát
tại các cơ quan tư pháp của các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương ở cả ba
miền của đất nước và tại Viện kiểm sát quân sự Ttrung ương, Tòa án Quân sự
Trung ương, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top