dragonred56
New Member
Download Khái niệm và phạm vi áp dụng hình phạt tử hình miễn phí
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: so với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác, Tội này có tính nguy hiểm cao hơn vì nó được thực hiện bằng thủ đoạn gian dối. Vì lý do đó, nếu các tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác có mức chế tài cao nhất (trừ Tội cướp tài sản) từ 20 năm đến tù chung thân thì Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có mức cao nhất là tử hình. Điều đó là không hợp lý, bởi lẽ, dù hành vi phạm tội trực tiếp gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, tổ chức và công dân thông qua hành vi gian dối, nhưng khi Nhà nước đã xây dựng cơ chế bảo đảm các giao dịch được kiểm soát một cách cơ bản nhằm tránh thiệt hại của các bên xuất phát từ hành vi gian dối, thì Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ không còn tính nguy hiểm cao nữa. Do đó, không thể vì Nhà nước không nỗ lực kiểm soát các giao dịch nhằm bảo vệ lợi ích của mình và người dân mà vẫn xử người lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải chết.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
Khái niệm và phạm vi áp dụng hình phạt tử hìnhNghị quyết số 49N-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu các nhiệm vụ cải cách tư pháp, trong đó việc hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự có đề cập đến chủ trương “hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Thực hiện chủ trương này, năm 2006, Bộ Công an đưa ra Đề án về hình phạt tử hình. Bên cạnh đó, tháng 10/2007, Bộ Tư pháp cũng thành lập Ban soạn thảo Dự án sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999. Tháng 4/2008, Ban soạn thảo họp phiên đầu tiên để thống nhất quan điểm điều chỉnh chính sách hình sự. Một trong những vấn đề Ban soạn thảo quan tâm là phạm vi áp dụng hình phạt tử hình. Chúng tui góp một vài suy nghĩ về khái niệm và phạm vi áp dụng hình phạt này.
1. Khái niệm hình phạt tử hình và quy định trong BLHS
Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất do Nhà nước áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (tội tử) để loại trừ vĩnh viễn người đó ra khỏi đời sống xã hội. Quan niệm thế nào là phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và khi nào áp dụng hình phạt tử hình không giống nhau ở các nước và các thời đại khác nhau. Trong tiếng Anh, hình phạt tử hình gọi là “death penalty” - hình phạt chết người. Ngoài ra, nó còn được gọi là “capital punishment”. “Capital punishment” có nguồn gốc từ capitalis (tiếng Latin), là một hình phạt mà khi áp dụng, người bị áp dụng sẽ bị mất đầu[1]. Vì thế, hình phạt tử hình lúc khởi thuỷ, ở phương Tây, người ta thường dùng để chỉ hình phạt chém đầu. Còn theo Từ điển Lịch sử chế độ chính trị Trung Quốc, “tử” ở đây được hiểu là chết, “hình” là hình phạt tội, bao gồm chữ “tỉnh” (giếng) và chữ “đao” (dao) ghép lại. Từ đó, có thể hiểu tử hình là hình phạt giết chết bằng cách thả xuống giếng hay chém bằng đao[2].
Trong luật hình sự của các nước theo hệ thống pháp luật Anglo -Saxon, tử hình được định nghĩa là hình phạt tước đi mạng sống của người phạm tội, được áp dụng đối với những người phạm tội nghiêm trọng. Tội nghiêm trọng ở đây nhằm ám chỉ các tội như: phản bội tổ quốc, khủng bố, giết người, cướp tài sản, hiếp dâm… Đây là những tội phạm gây hậu quả đặc biệt lớn cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội mà các hình phạt khác được áp dụng không tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của nó.
Theo Điều 35 của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 (BLHS) thì, “tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”.
Tử hình là hình phạt đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó thể hiện ở tính nghiêm khắc mà không hình phạt nào có thể sánh được - tước đi mạng sống. Khi hình phạt tử hình được thi hành, người bị kết án không còn cơ hội cải tạo, ăn năn hối cải. Hơn thế nữa, nếu có sai sót trong quá trình tố tụng, việc sửa chữa là không thể khi hình phạt đã được thi hành.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu khái niệm hình phạt tử hình tại Điều 35 của BLHS, chúng tui thấy một vài điểm chưa ổn, cần được sửa đổi. Trước hết, luật quy định hình phạt tử hình “chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Trong khi đó, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng lại được xác định là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hay tử hình (Khoản 3, Điều 8 của BLHS). Cách định nghĩa này và nội hàm của khái niệm rõ ràng là không thật logic và khá luẩn quẩn. Hơn nữa, khái niệm hình phạt tử hình trong BLHS cũng không thể hiện được nội dung của hình phạt này - đó là việc tước đi mạng sống của người phạm tội. Như vậy là không hợp lý. Vì vậy, theo chúng tôi, khái niệm hình phạt tử hình tại Điều 35 của BLHS cần được sửa đổi thành: “Hình phạt tử hình là hình phạt đặc biệt, tước đi mạng sống của người phạm tội và chỉ được áp dụng đối với người phạm tội có tính nguy hiểm đặc biệt cao cho xã hội do Bộ luật này quy định”.
2. Phạm vi áp dụng hình phạt tử hình
Theo Đề án của Bộ Công an, có 09 loại tội cần bỏ hình phạt tử hình là: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139); Tội buôn lậu (Điều 153); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197); Tội đưa hối lộ (Điều 289); Tội phá hoại hoà bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 341); Tội chống loài người (Điều 342); Tội phạm chiến tranh (Điều 343)[3].
Ban soạn thảo Dự án sửa đổi, bổ sung BLHS đề xuất loại bỏ hình phạt tử hình đối với 12 tội, bao gồm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), Tội buôn lậu (Điều 153), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157), Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180), Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197), Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231), Tội tham ô tài sản (Điều 278), Tội nhận hối lộ (Điều 279), Tội đưa hối lộ (Điều 289), Tội chống mệnh lệnh (Điều 316), Tội đầu hàng địch (Điều 322), Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334)[4].
Như vậy, so với Đề án về hình phạt tử hình, Dự án sửa đổi, bổ sung BLHS đã loại ra khỏi danh sách các tội bỏ hình phạt tử hình đối với ba tội của Chương các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Đồng thời, Ban soạn thảo còn đề xuất thêm sáu tội cần bỏ hình phạt tử hình.
Có thể nói, nhân loại càng tiến bộ, xã hội càng phát triển thì phạm vi áp dụng hình phạt tử hình càng có xu hướng bị thu hẹp. Theo kết quả thống kê gần đây, số quốc gia xoá bỏ hình phạt tử hình đang tăng lên. Trung bình mỗi năm có gần ba quốc gia xoá bỏ hình phạt tử hình. Tính từ năm 1990 đến năm 2005, thế giới có trên 40 quốc gia xoá bỏ hình phạt này đối với tất cả các tội phạm. Theo thống kê của Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International Organization), hiện nay, có 85 quốc gia và vùng lãnh thổ xoá bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội phạm; 11 quốc gia xoá bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm thường, chỉ giữ lại đối với tội phạm chiến tranh; 24 quốc gia còn duy trì hình phạt tử hình trong luật nhưng chưa bao giờ áp dụng trên thực tế trong 10 năm trở lại đây; 76 quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn duy trì hình phạt tử hình trong luật và có áp dụng trên thực tế[5].
Theo pháp luật hình sự của những quốc gia còn lưu giữ hình phạt tử hình, thì hình phạt này thường chỉ dành cho các tội phạm có tính nguy hiểm đặc biệt cao, xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến nền hòa bình thế giới, tội giết người, tội cướp tài sản, tội phạm ma t...