cuoc_doi_vo_nghia
New Member
Download Khóa luận Đặc điểm địa chất thủy văn phần nam bể Cửu Long miễn phí
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.2
PHẦN I :
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG
Chương I:
Sơ lược lịch sử nghiên cứu bồn trũng Cửu Long.4
Chương II:
Đặc điểm bồn trũng Cửu Long
1. Đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên bồn trũng Cửu Long.6
2. Đặc điểm kiện tạo .9
3. Đặc điểm địa tầng .21
4. Đặc điểm đá sinh , đá chứa , đá chắn.26
PHẦN II : CHUYÊN ĐỀ
Chương I :
BỒN ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN.29
Chương II:
Vai trò của nước vỉa ảnh hưởng đến sự hình thành và phá huỷ các tích tụ dầu khí .31
ChươngIII :
Đặc điểm các phức hệ chứa nước ở phần Nam bể Cửu Long.47
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
gắn kết kém với các lớp sét vôi màu xanh thẫm , đôi chổ gặp các lớp than và dolomite .Trầm tích của điệp được thành taọ chủ yếu trong môi trường ven bờ và có mặt đầy đủ trên toàn bộ bồn trũng Cửu Long .
* Trầm tích Mioxen thượng – điệp Đồng Nai (N13 đn ):
Trầm tích được phân bố trên toàn bộ bồn trũng Cửu Long và một phần của đồng bằng sông Cửu Long ( ở giếng khoan Cửu Long 1 ) .Trầm tích của điệp này nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích điệp Côn Sơn .Trầm tích phần dưới gồm những lớp cát xen lẫn lớp sét mỏng , đôi chổ lẫn với cuội , sạn kích thước nhỏ .
* Trầm tích Plioxen – Đệ Tứ – điệp Biển Đông ( N2 – Q bđ ):
Trầm tích của điệp này phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích Miocene . Trầm tích của điệp này đánh dấu một giai đoạn mới của một sự phát triển trên toàn bộ trũng Cửu Long , tất cả bồn trũng được bao phủ bởi biển .
IV ĐẶC ĐIỂM ĐÁ SINH , ĐÁ CHỨAVÀ ĐÁ CHẮN
1/ Đ ặc điểm đá sinh
Trầm tích Kainozoi ở bồn trũng Cửu Long có bề dày khá lớn và được phát triển liên tục .Các thành tạo trầm tích chủ yếu là sét kết , bột kết được lắng đọng trong môi trường hồ nước ngọt – hay vùng đầm lầy ven sông trong vùng địa lý khí hậu nhiệt đới gió mùa trong suốt thời kỳ Đệ Tam chứa rất giàu vật chất hữu cơ với điều kiện dày tương đối yên tĩnh và thiếu oxi là các đối tượng cần nghiên cứu chi tiết cho đá mẹ có khả năng sinh dầu trong mặt cắt trầm tích .
Các thành tạo trầm tích có tuổi Oligoxen sớm và Mioxen muộn được lắng đọng chủ yếu trong điều kiện đồng bằng sông rất cùng kiệt vật chất hữa cơ .Tuy nhiên , trong mặt cắt trầm tích có những khoảng được lắng đọng trong môi trường đầm lầy ven sông với các thành tạo sét kết , bột kết chứa tướng hữu cơ tổ hợp Kerogen loại I , II ,III nhưng diện phân bố mang tính địa phương cục bộ . Các thành tạo này chính là các tầng đá mẹ lý tưởng nhưng qui mô không lớn .
Các thành tạo trầm tích sét kết , bột kết tuổi Oligocene muộn được thành tạo trong môi trường hồ nước ngọt xen kẽ luân phiên theo lịch sử phát triển bề mặt trầm tích Cửu Long .Hàm lương vật chất hữu cơ chủ yếu là sapropel/amorphus (Kerogen loại I-II ) ở trung tâm bể và giảm dần khi ra ven rìa đồng thời thành phần humic ( Kerogen loại III ) cũng tăng lên tương đối . Hàm lượng vật chất hữu cơ khoảng 1.0-.7% và có những tập trầm tích đạt giá trị cao hơn .Các thành tạo này là nguồn đá mẹ chính và lý tưởng với bề dày trầm tích khá lớn và chúng là nguồn đá mẹ chính cho sinh thành HC của bồn trũng Cửu Long .
Các thành tạo trầm tích tuổi Mioxen sớm được thành tạo trong môi trường hồ nước ngọt xen kẽ luân phiên nhau theo lịch sử phát triển bồn trầm tích Cửu Long .
Hàm lượng vật chất hữu cơ humic thuộc Kerogen loại III là chính , nhưng các tảo Botryococus , Pediastrum giàu chất béo rất phong phú được xếp vào Kerogen loại II .Tầng sét biển chứa sapropel /amorphus ( Kerogen loại I- II ) có bề dày 30 – 50 m và diện phân bố rộng khắp bồn Cửu Long có vai trò làm tầng chắn khu vực tốt .
Mức độ trưởng thành của vật liệu hữu cơ
Vật liệu hữu cơ trong trầm tích Eoxen và Oligoxen đã qua pha chủ yếu sinh dầu hay đang nằm trong pha trưởng thành muộn .Vì vậy lượng dầu khí được tích ở các bẫy được đưa đến từ đới trưởng thành muộn của vật liệu hữu cơ . Còn phần lớn vật liệu hữu cơ trong trầm tích Oligocene thượng đang trong giai đoạn sinh dầu mạnh , nhưng chỉ mới giải phóng một phần HC vào đá chứa .Còn vật liệu hữu cơ của trầm tích Miocen hạ chưa nằm trong điều kiện sinh dầu ,chỉ có một phần nhỏ ở đáy Mioxen hạ đã đạt đến ngưỡng trưởng thành .
2/ Đặc điểm đá chứùa
Đá móng kết tinh trước Kainozoi là đối tượng chứa dầu khí rất quan trọng ở bồn Cửu Long .Hầu hết các đá này đều cứng dòn , độ rỗng nguyên sinh thường nhỏ , dầu chủ yếu được tàng trữ trong các khe nứt đó là những lỗ rỗng thứ sinh .Quá trình hình thành tính thấm chứa trong đá móng là do các tác động đồng thời của nhiều yếu tố địa chất khác nhau . Độ rỗng thay đổi từ 1 – 5% , độ thấm có thể đạt tới 1 Darcy .
3/ Đặc điểm đá chắn
Trong bồn trầm tích Cửu Long , các thành tạo sét có bề dày khá lớn của điệp Trà Tân và phụ điệp Bạch Hổ có diện phân bố khá rộng lớn .Chúng vừa có vai trò là đá sinh dầu và vừa là tầng chắn rất hiệu quả .Tập sét Rotalit là tầng chắn khu vực rất tốt , hầu hết đều là tầng chắn ở các mỏ ( Bạch Hổ , Ruby , Rồng , Bò Cạp Đen … ) với hàm lượng sét 90 – 95% , kiến trúc phân tán với cỡ hạt <0.001 mm .Thành phần khoáng sét chủ yếu là montmorilonit .Đây là tầng chắn tốt cho cả dầu và khí .
PHẦN II : CHUYÊN ĐỀ
Chương I :
BỒN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
Nước , các dung dịch nước trong thạch quyển được đặc trưng bởi các điều kiện thế nằm và vận động liên quan chặt chẽ với nhau .
Điều kiện thế nằm – là hình thái tích tụ nước , dạng phân bố của chúng trong thạch quyển .
Điều kiện vận động – được quyết định bởi tập hợp các nhân tố và đôi khi không phụ thuộc vào hình thái tích tụ nước thạch quyển .Đây chính là nguyên nhân phân hóa khái niệm về tích tụ và hệ thống nước thạch quyển .Nó đặc trưng cho điều kiện thế năng và vận động của nước .
Tích tụ nước lớn nhất trong vỏ Trái đất là bồn địa chất thủy văn .Các bồn địa chất thủy văn được chia ra thành : bồn nước vỉa , bồn actezi , bồn nước khe nứt , mạch – khe nứt .
Bồn địa chất thủy văn
Bồn nước vỉa Bồn nước khe nứt
Mạch – khe nứt
Phụ bồn nước ngầm Bồn nước có áp
Bồn nước vỉa : là bồn trũng lớn , võng , nếp lõm , chủ yếu cấu tạo từ đá trầm tích phân bố trên đá móng , trong đó có các vỉa cách nước và chứa nước . Bồn này đặc trưng cho điều kiện miền nền cũng như võng trước núi và giữa núi . Theo dạng kênh dẫn , trong đó có thể là nước lỗ hổng – vỉa , khe nứt – vỉa …
Khi có mặt các tầng cách nước dày ở trên và dưới , hay chỉ ở dưới trong mặt cắt , bồn nước đó có thể chia thành các tầng địa chất thủy văn .
Phụ bồn nước ngầm : nằm ở phía trên của bồn với bề mặt thoáng tự do và phần chính còn lại bị nước có áp chiếm chỗ.
Bồn nước khe nứt và mạch – khe nứt thường phân bố ở miền uốn nếp và các khiên kết tinh .Các tích tụ nước liên quan với đới khe nứt .Trong lớp phủ thường có nước lỗ hổng vỉa . Bồn nước khe nứt thường nằm cả ở móng bồn nước vỉa .
Ngoài ra , dựa vào kích thước và cấu tạo , những bồn địa chất thủy văn có kích thước lớn và có cấu tạo phức tạp gọi là siêu bồn địa chất thủy văn .
Trong các bồn chứa nước dưới đất , dựa vào sự có mặt hay vắng mặt của áp lực , bồn địa chất thủy văn được chia thành bồn nước ngầm và bồn nước có áp .
Chương II :
VAI TRÒ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN TRONG HÌNH THÀNH VÀ PHÁ HỦY TÍCH TỤ DẦU KHÍ
Điều kiện địa chất thủy văn đóng vai trò to lớn trong hình thành , di trú và phá hủy các tích tụ dầu khí trong các bồn chứa dầu khí .Các quá trình sinh thành , di chuyển , tích tụ , phân tán và phân hủy cac...