Michele

New Member

Download Khóa luận Địa chất dầu khí khu vực bồn trũng Cửu Long miễn phí





MỤC LỤC
Lời nói đầu Trang 1
PHẦN I : CÁC KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỒN TRŨNG CỬU LONG 5
Chương I : Lịch sử nghiên cứu 7
Chương II : Đặc điểm tổng quát của bồn trũng Cửu Long 11
I. Đặc điểm địa lý tự nhiên 11
II. Địa tầng tổng hợp 14
1. Đá móng trước Kainozoi. 14
2. Các thành tạo Kainozoi. 15
III. Đặc điểm kiến tạo khu vực Cửu Long. 20
Chương III : Lịch sử phát triển và cấu trúc địa chất bồn trũng Cửu Long. 26
A- Lịch sử phát triển địa chất bồn trũng Cửu Long 26
I. Giai đoạn Mezozoi muộn đầu Kainozoi 26
II. Giai đoạn Oligoxen sớm 26
III. Giai đoạn Oligoxen muộn 27
IV. Giai đoạn Mioxen 21
B. Cấu trúc địa chất bồn trũng Cửu Long
PHẦN II : ĐẶC ĐIỂM DẦU KHÍ THUỘC KHU VỰC BỒN CỬU LONG Chương I : Đá Mẹ 34
Chương II : Đá Chứa 42
I. Đá trầm tích 42
II. Đá móng 43
III. Đá phun trào 47
Chương III : Đá Chắn 49
Chương IV : Các Loại Bẫy 54
I. Bẫy cấu tạo 54
II. Bẫy phi cấu tạo 55
Chương V : Tiềm năng dầu khí 59
Chương VI : Các mỏ dầu khí ở bồn trũng Cửu Long
I. Mỏ Bạch Hổ 65
II. Mỏ Rạng Đông 70
III. Mỏ Rồng 73
IV. Mỏ Sư Tử Đen 76
Kết luận 81
Tài liệu tham khảo 83
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ŨNG CỬU LONG
CHƯƠNG I
ĐĂC ĐIỂM ĐÁ MẸ
Đối tượng của việc nghiên cứu đá mẹ là xác định trong khu vực bồn trũng Cửu Long những sự biến đổi địa tầng và biến đổi có tính khu vực về :
- Sự giàu cacbon hữu cơ
- Sự chín tới của đá mẹ(sinh thành)
- Chất lượng của đá mẹ
- Số lượng kiểu hydrocacbon được sinh thành do đá mẹ
- Sự dịch chuyển của dầu khí
1-SỰ GIÀU CACBON HỮU CƠ
Ơû phạm vi bồn trũng Cửu Long các trầm tích hạt mịn tuổi Mioxen không có khả năng sinh dầu. Bởi vì chúng có chứa cacbon quá thấp nhỏ hơn 0,53 %. Mặc dầu điều kiện nhiệt độ đã đạt tới ngưỡng tạo dầu.
Các trầm tích hạt mịn tuổi Oligoxen là thoả đáng cho tiêu chuẩn đá mẹ sinh dầu. Ở khu vực sinh dầu tối thiểu củ bồn trũng cho đá mẹ phải lớn hơn 1%. Cacbon hữu cơ trung bình của đá mẹ sinh dầu khu vực tới 2%.
Điều kiện nhiệt độ đã đạt tới ngưỡng tạo dầu phần lớn thuộc kerogen loại II(sapropol) có chất lượng dầu tốt của tập trầm tích được sinh thành trong thời kỳ biển tràn rộng lớn nhất ở cuối Oligoxen (từ bồn trũng Nam Côn Sơn vào phía Đông Bắc bồn trũng Cửu Long).
Ơû cuối Oligoxen hướng trục Đông Bắc (lô 15) lún chìm mạnh mẽ nhất các chất trầm tích mịn giàu plankton và dày hơn khu vực Tây Nam (phạm vi lô 16). Ở phía này hệ thống sông Mekông có khống chế tạo thành các trầm tích thô hơn thuộc phần giữa (delta front) và đồng bằng châu thổ (delta plain ).
2- CHẤT LƯỢNG ĐÁ MẸ
-Chất lượng của đá mẹ trong suốt khu vực được đánh giá bởi việc điều tra độ dày, loại kerogen, tổng hàm lượng vật chất hữu cơ (TOC từ 2%-10%), chỉ số HI >500mg/g TOC và chỉ số HC đều đạt ngưỡng tạo dầu.
-Đá mẹ tốt nhất gồm những đá sét giàu vật liệu hữu cơ được hình thành trong môi trường biển, hồ và delta. Những phân tích về dầu đang tồn tại trong khu vực nghiên cứu có thể giúp biết được nguồn gốc của môi trường trầm tích. Nếu chất lượng những số liệu này tốt ta có thể biết được đâu là môi trường hình thành dầu và khí hay chỉ khí. Ví dụ những lớp than lắng tụ trong môi trường tam giác châu trên thì hầu như sinh khí nhiều hơn là dầu.
Vật chất hữu cơ của đá mẹ có nguồn gốc hổn hợp trong chúng có mặt cả Kerogen loại II và III sự hổn hợp này phù hợp với điều kiện vị trí địa lý của bồn trũng vào lúc bấy giờ. Hệ thống sông Mêkông từ Tây Bắc và Tây Nam đổ vào bồn trũng mang theo lượng vật chất hữu cơ từ thực vật bậc cao từ lục địa tham gia vào hàm lượng hữu cơ cao của bùn prodelta phong phú plankton biển và tạo nên hổn hợp Kerogen, song khi Kerogen loại II trội hơn hẳn loại III (chỉ gặp ở 15G ), các Kerogen loại III (giếng 15G ) có hàm lượng cacbon hữu cơ 1- 3%. Mặc dù có sự pha trộn với Kerogen loại III nhưng các thông số đá mẹ vẩn khá cao điều náy chứng tỏ tính trội hơn hẳn của Kerogen loại II trong đá mẹ.
Ơû Bạch Hổ có tiềm năng hữu cơ cao hơn so với các khu vực xung quanh vì nó nằm trong phạm vi đá mẹ.
Các vĩa cát kết thuộc Oligoxen ở mỏ Rạng Đông có phạm vi phân bố hẹp và chất lượng vĩa không tốt (Oligoxen dưới : độ rỗng 8-14%, độ thấm 1-100mD và Oligoxen trên : độ rỗng 11-19%, độ thấm 1-50mD). Trong khi đó ở lô 15.1 lại bắt gặp vỉa chứa dầu chất lượng khá tốt Oligoxen trên (độ rỗng 18-25%, độ thấm 100-1000mD. Điều này cũng cho thấy các vĩa chứa Oligoxen có chất lượng thay đỗi và phân bố phức tạp trong bồn trũng Cửu Long. Còn Các vĩa cát kết thuộc Miocene dưới phát hiện ở các mỏ Rồng, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Ruby có độ rỗng rất tốt (20-29%), độ thấm có giá trị lên đến 7000mD.
3- ĐỘ TRƯỞNG THÀNH VẬT CHẤT HỮU CƠ
Sau khi trầm tích của tập Trà Tân được lắng đọng trong bồn trũng. Vào cuối Oligoxen đầu Mioxen xảy ra sự thay đỗi chế độ kiến tạo từ tách giãn sang sụp lún. Lúc đó nguồn nhiệt sinh ra từ các hoạt động kiến tạo như tách giãn, sụp lún, hút chìm và va chạm giữa các mảng và cộng với nguồn nhiệt sinh ra do các giai đoạn biến chất như : tạo đá, nhiệt xúc tác và biến chất do hoạt động lún chìm đã cung cấp năng lượng sưởi ấm Hydrocarbon bên dưới. Xong hoạt động phát triển nhất chỉ xảy ra ở thời cận đại tức là cuối Mioxen muộn–Plioxen-Pleixtoxen. Cùng thời điểm đó bên trên đã hình thành tầng sét Rotalia mang tính khu vực cho toàn bồn trũng cho nên lượng nhiệt được giữ lại do lớp chắn đã hoàn chỉnh không mang tính địa phương như trước. Do đó thuận lợi cho sưởi ấm vật chất hữu cơ ở dưới sâu, kích thích sự chuyển hóa mạnh vật liệu hữu cơ sang Hydrocarbon. Sau đó chúng bị ép ra khỏi đá mẹ và di cư vào các bẫy chứa.
Đánh giá mức độ trưởng thành vật chất hữu cơ bằng phân tích đo mức độ phản xạ của Maceral Vitrinit (Ro)cho thấy trong vùng nghiên cứu các thành tạo trầm tích tuổi từ Oligoxen đến Mioxen sớm đã nằm trong khoảng trưởng thành muộn đến chưa trưởng thành với mức độ khác nhau.
Bảng đánh giá mức độ trưởng thành vật chất hữu cơ
Tập
Ro
Mức độ trưởng thành
TràTân trên
0.7-1.7
Cửa sổ tạo dầu/một phần tạo khí
Trà Tân giữa
0.5-1.3
Cửa sổ tạo dầu
Trà Tân dưới
0.3-0.6
Chưa tạo dầu / mới tạo dầu
Bạch Hổdưới
< 0.5
Chưa tạo dầu
Tầng đá mẹ ở khu vực này xuất hiện vào cuối Oligoxen dự tính khoảng 30 triệu năm đến nay. Đó là thời kỳ hai bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn thông thương với nhau dài nhất trong Oligoxen. Ở những nơi lún chìm sâu nhất đạt tới ngưỡng cửa tạo dầu có tuổi Mioxen giữa có độ sâu 3500-600m đá mẹ bắt đầu tạo dầu vào cuối Mioxen muộn. Trong các khu vực đá mẹ ở chiếu sâu 3500m trở lên thì bước “cửa sổ” tạo dầu ở tuổi Plioxen. Độ sâu của ngưỡng tạo dầu tăng dần từ vùng rìa (2400-2600m) về phía trung tâm (3600-3800m) và đồng thời nhiệt độ tăng từ 1060 – 1180 ( trung bình là 1120).
Chiều dày của pha tạo khí ẩm và condensat đạt tới 1000m tối đa và trung bình là 500m. Ơû khu vưc bồn trũng Cửu Long chưa có vị trí nào của đá đạt tới ngưỡng tạo khí khô.
4- ĐƯỜNG DI CHUYỂN CỦA DẦU KHÍ
-Trước khi đá mẹ trưởng thành đã tạo điều kiện cho sự lấp đầy của bẩy thuận lợi ngay từ khi có sự dịch chyển nguyên sinh của Hydrocarbon (thời gian dịch chuyển ra khỏi đá mẹ vào đá chứa là khoảng 10.4-10.5 triệu năm, tương ứng với thời kì cuối Mioxen trung, đầu Mioxen thượng và hiện nay vẫn tiếp tục) cho thấy bẫy được hình thành trước thời gian sinh và đẩy dầu ra khỏi đá mẹ.
-Tại thời điểm dầu được sinh ra và đẩy khỏi đá mẹ, đường di chuyển cần được tồn tại từ đá mẹ đến bẫy. Đây có thể là một con đường có vật liệu thống nhất về mặt thạch học hay một mặt đứt gãy hay có thể là bề mặt bất chỉnh hợp. Đường di chuyển hầu như xảy ra ở nơi mà đá mẹ về mặt địa tầng gần với tầng chứa. Đường di chuyển sẽ trở nên phức tạp hơn nếu tầng chứa nằm xa đá mẹ.
-Đường di chuyển của Hydorcarbon được đánh giá là phức tạp nhất trong đánh giá một tích tụ Hydorcarbon. Có nhiều vấn đề phải xem xét như sau :
+Sự thay đỗi tướng đá trong tầng chứa.
+Quá trình diagenesis trong tầng chứa.
+Sự thay đổi tướng của tầng chắn khu vực và địa phương.
+Sự cản trở đư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1
P [Free] Khóa luận Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Hoạt động lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Khóa luận Hệ thống công thức và bài tập phần di truyền học chương trình Sinh 12 năng cao Tài liệu chưa phân loại 2
N [Free] Khóa luận Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm, phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Khóa luận Một số phương pháp giải và phương pháp biện luận hệ phương trình Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top