tigontt2003

New Member

Download Khóa luận Một số đặc điểm địa hóa tầng đá mẹ oligocene hạ- Bồn trũng cửu long miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN A KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT BỒN TRŨNG CỬU LONG VÀ CƠ SỞ ĐỊA HÓA ĐÁNH GIÁ ĐÁ MẸ
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT BỒN TRŨNG CỬU LONG 1
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 1
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3
III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC- KIẾN TẠO 7
IV. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG VÀ THẠCH HỌC 11
CHƯƠNG II: CƠ SỞ ĐỊA HÓA TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐỘ TRƯỞNG THÀNH TẦNG ĐÁ MẸ SINH DẦU 18
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐÁ MẸ 18
II CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ TRƯỞNG THÀNH CỦA VẬT LIỆU HỮU CƠ. 22
PHẦN B. PHẦN CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG I: CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊA HÓA TẦNG OLIGOCENE HẠ BỒN TRŨNG CỬU LONG 32
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA TẦNG ĐÁ MẸ OLIGOCENE HẠ
BỒN TRŨNG CỬU LONG 50
KẾT LUẬN 54
PHẦN PHỤ LỤC: TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .61
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hước lớn, độ lựa chọn kém, hạt sắc cạnh. Trong cát gặp nhiều mảnh hóa thạch sinh vật, glauconit và đôi khi cả tuff.
Trầm tích Pliocene-Đệ từ—điệp Biển Đông (N2-Qbđ): Trầm tích của điệp này phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích Miocen, đánh dấu một giai đoạn mới của sự phát triển trên toàn bộ trũng Cửu Long, cho thấy tất cả bồn được bao phủ bởi biển. Điệp này được đặc trưng chủ yếu là cát màu xanh, trắng có độ mài tròn trung bình, độ lựa chọn kém, có nhiều glauconit. Trong cát có cuội thạch anh nhỏ. Phần trên các hóa thạch giảm, cát trở nên to hơn, trong cát có lẫn bột, chứa glauconit.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ ĐỊA HÓA TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ
ĐỘ TRƯỞNG THÀNH TẦNG ĐÁ MẸ SINH DẦU
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐÁ MẸ
Đá mẹ là một loại đá trầm tích có thành phần hạt mịn, giàu vật chất hữu cơ có khả năng biến đổi trong điều kiện nhất định như nhiệt và thời gian trong một quá trình trưởng thành sinh dầu hay khí.
Phân loại theo thành phần thạch học:
-Đá mẹ sét là loại phổ biến được lắng đọng trong các môi trường khác nhau.
- Đá mẹ silic là loại do sự lắng đọng trong của sét silic ở nơi phát triển diatom.
- Đá mẹ là vôi liên quan tới bùn vôi, sau khi giải phóng nước tạo thành sét vôi và các ám tiêu san hô chứa nhiều vât liệu hữu cơ.
Tầng đá mẹ phong phú vật liệu hữu cơ là tầng hạt mịn, dày, nằm ở miền lún chìm liên tục, trong điều kiện yếm khí (thiếu oxygen).
Trong thực tế thăm dò và khai thác, đá mẹ được định nghĩa là loại đá đã sinh và đẩy dầu hay khí ra khỏi nó với số lượng đủ tích lũy thương mại. Ở đây, đá mẹ được phân chia theo các cấp độ sau:
+ Đá mẹ tiềm tàng: là loại đá vẫn còn được che nay, với trình độ khoa học kĩ thuật hiện tại chưa khám phá và khai thác được.
+ Đá mẹ tiềm năng: là loại đá có khả năng sinh dầu khí nhưng chưa đủ trưởng thành về nhiệt độ.
+ Đá mẹ hoạt động: là loại đá có khả năng sinh dầu khí.
+ Đá mẹ không hoạt động: là loại đá vì lý do nào đó không sinh ra dầu khí.
Không phải bất kì một loại đá nào cũng có thể trở thành đá mẹ, yêu cầu cơ bản cho một loại đá trở thành đá mẹ là một loại đá trầm tích mịn hạt, phong phú vật liệu hữu cơ, và phải được tích tụ trong môi trường khử cùng kiệt oxy. Để xác định một loại đá có phong phú vật liệu hữu cơ để trở thành đá mẹ hay không người ta sử dụng chỉ số TOC (Total Ogranic Cacbon) –tổng số vật chất hữu cơ trong đá.
Đối với đá sét: TOC =0,5-2%, nếu dưới 0,5% đá đó không là đá mẹ.
Đối với đá cacbonat: TOC > 0,25%, dưới 0,25% không là đá mẹ.
Độ giàu vật liệu hữu cơ còn được xác định bằng hàm lượng hydrocacbon tiềm năng( S2-tính bằng kgHC/tấn đá, thu được từ nhiệt phân Rock-Eval). Các nhà nghiên cứu địa hóa đã tiến hành nghiên cứu hàng ngàn mẫu vật cho nhiều bể trầm tích sinh giàu để đánh giá độ giàu vật chất hữu cơ của đá mẹ theo hai thông số trên. Các phương pháp này được coi là tiêu chuẩn tối ưu nhất cho đá mẹ có nguồn gốc lục địa, và cùng là loại rất phổ biến cho các bể trầm tích sinh dầu khí ở Việt Nam.
Một đá mẹ đã đạt tiêu chuẩn về giàu vật chất hữu cơ, nhưng sinh dầu hay sinh khí hay sinh cả dầu lẫn khí lại còn phải phụ thuộc vào chất lượng vật liệu hữu cơ (loại vật liệu hữu cơ và môi trường lắng đọng) và độ trưởng thành về nhiệt.
Các vật liệu hữu cơ tạo nên TOC trong đá trầm tích là phần còn lại của vi sinh vật (phytoplankton, zooplankton), vi khuẩn (bacteria) sống trong môi trường nước (vật liệu hữu cơ sapropel) và thực vật bậc cao sống trên cạn (humic).
Một khái niệm dùng để đánh giá chất lượng vật chất hữu cơ là Kerogen và Bitum. Keorogen là một phần vật chất hữu cơ (chiếm 80 – 90% của vật chất hữu cơ) trong đá trầm tích, không tan trong dung môi hữu cơ. Phần hòa tan được gọi là Bitum.
Nguồn cung cấp những thành phần mảnh vụn của động thực vật như tạo nên Kerogen được gọi là Maceral. Gồm bốn loại chính:
+ Vitrinite: bắt nguồn từ mảnh vụn gỗ của thực vật sống trên cạn.
+ Extrinite: bắt nguồn từ tảo, bào tử phấn, phấn hoa và lá cây.
+ Inertinite: bắt nguồn từ thực vật bị oxy hóa trước khi chôn vùi.
+ Mảnh vụn vô định hình: có cấu trúc không xác định vì đã bị phá hủy hoàn toàn.
Căn cứ vào số lượng các Maceral và các mảnh vụn vô định hình trong Kerogen quyết định khả năng tạo thành hydrocacbon.
+ Kerogen có khuynh hướng tạo dầu tốt chứa 65% Exinite và mảnh vụn vô định hình
+ Kerogen có khuynh hướng tạo khí lỏng và condensate chứa 35 – 65% Exinite và mảnh vụn vô định hình.
+ Nếu Extrinite và mảnh vụn vô định hình ít hơn 35% thì có 2 trường hợp:
Vitrinite chiếm ưu thế: tạo khí khô
Inertinite chiếm ưu thế: không tạo dầu
Dựa vào bốn dạng cơ bản của Maceral ta có bốn loại kerogen tương ứng:
Kerogen loại I: có nguồn gốc vật liệu ban đầu từ các loại rong, tảo bám đáy, phiêu sinh (phytoplanton), lipid của vi khuẩn, diatom (sét biển). Kerogen loại I là sản phẩm của quá trình biến đổi mạnh của vi sinh vật. Nó là nguồn sinh dầu tốt.
Kerogen loại II: hình thành trong môi trường biển trung gian, là hỗn hợp phong phú của sáp dầu thực vật (rong tảo nước ngọt, vi khuẩn, sét đầm hồ, vũng vịnh, sét vôi biển, cacbonat, zooplankton, phytoplankton), thân cây cỏ và vật chất hữu cơ dạng gỗ. Nó cũng là nguồn sinh dầu và có sinh condensate ở nhiệt độ cao khi Ro>1,3%.
Kerogen loại III: là một hỗn hợp bao gồm thân cây gỗ, tàn tích cỏ và vật chất có lẫn than. Kiểu kerogen này thường ít thuận lợi cho việc sinh dầu hơn kiểu I và II, chủ yếu sinh condensate và khí khô.
Vì vậy chúng ta nhận thấy vật chất dưới nước là nguồn sinh dầu tốt hơn vật chất ở trên cạn, còn vật chất trên cạn là nguồn sinh khí tốt.
Có ba cấp kerogen:
Kerogen cấp I: sinh dầu chủ yếu
Kerogen cấp II: sinh dầu và khí condensate
Kerogen cấp III: sinh khí condensat và khí khô
Yếu tố nhiệt độ đối với sự hình thành dầu khí của vật liệu hữu cơ là vô cùng quan trọng.
+ Nếu không đủ nhiệt độ vật liệu hữu cơ sẽ không thể chuyển hóa thành dầu khí.
+ Nếu nhiệt độ chôn vùi quá cao sẽ khiến vật liệu hữu cơ bị quá trưởng thành.
Để sự hình thành dầu khí đạt kết quả tốt nhất cần có một nhiệt độ thích hợp trong khoảng nhiệt độ tạo dầu.
II -CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ TRƯỞNG THÀNH CỦA VẬT LIỆU HỮU CƠ.
1. PHƯƠNG PHÁP LECO
Phương pháp phân tích này dùng cho tất cả các mẫu đá cần nghiên cứu về đá mẹ. Mẫu được chọn 10 – 100 gram nghiền nhỏ qua rây 50 – 60 micro rồi tiến hành loại bỏ cacbon vô cơ bằng cách tác dụng với axit clohydric (HCl). Sau khi mẫu được làm khô sẽ được đốt tự động trong lò đốt của máy LECO – 421 tới 1350oC. Lượng dioxit cacbon thoát ra sẽ được ghi nhận để tính tổng hàm lượng cacbon hữu cơ theo công thức sau:
Fco2 = 0.2792 : hệ số chuyển đổi
Mo (g): khối lượng mẫu đá ban đầu
Mđ (g): khối lượng mẫu đá đã loại caconat để đưa vào lò đốt
Mco2  (g) : khối lượng mẫu chuẩn
Cst (%): hàm lượng cacbon trong mẫu chuẩn
Chỉ tiêu phân loại đá mẹ: (theo Moldowan J.M và n.n.k)
TOC (%)
Phân loại đá mẹ
< 0.5
Nghèo
0.5 – 1.0
Trung bình
1.0 – 2....
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1
P [Free] Khóa luận Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Hoạt động lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Khóa luận Hệ thống công thức và bài tập phần di truyền học chương trình Sinh 12 năng cao Tài liệu chưa phân loại 2
N [Free] Khóa luận Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm, phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Khóa luận Một số phương pháp giải và phương pháp biện luận hệ phương trình Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top