Jordain

New Member

Download Khóa luận Quá trình phát triển cấu trúc và tiềm năng dầu khí bồn Phú Khánh miễn phí





Mục lục
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ BỒN PHÚ KHÁNH 1
I. GIỚI THIỆU 1
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, TÌM KIẾM THĂM DÒ TRONG KHU VỰC 3
III. KẾT QUẢ MINH GIẢ ĐỊA CHẤN 4
III.1. ĐẶC TRƯNG PHẢN XẠ TẦNG SH1 – SH5 5
III.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC PHỨC HỆ ĐỊA CHẤN TẬP S1 – S4 8
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG – CẦU TRÚC – KIẾN TẠO
CỦA BỒN TRŨNG PHÚ KHÁNH 10
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG 10
I.1. ĐÁ MÓNG TRƯỚC KAINOZOI 10
I.2. TRẦM TÍCH PALEOCEN – EOCEN ? 10
I.3. TRẦM TÍCH OLIGOCEN 10
I.4. TRẦM TÍCH MIOCEN 11
II. ĐẶC ĐIỂM, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC VÀ KIẾN TẠO 13
II.1 CÁC YẾU TỐ CẤU TẠO CHÍNH 13
II.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BỒN PHÚ KHÁNH 18
II.3. ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐỨT GÃY 21
CHƯƠNG III
ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG DẦU KHÍ CỦA BỒN PHÚ KHÁNH 23
I. MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN LẮNG ĐỌNG
CỦA VẬT LIỆU HỮU CƠ 23
II. HỆ THỐNG DẦU KHÍ 24
II.1. ĐÁ SINH 24
II.2. BẪY CHỨA VÀ CÁC VỈA CHỨA 26
II.3. TẦNG CHẮN 28
II.4. DI CƯ, NẠP BẪY 29
III. CÁC CẤU TẠO TRIỂN VỌNG – PLAY 29
III.1. PLAY CẤU TRÚC MÓNG TRƯỚC ĐỆ TAM (PLAY 1) 29
III.2. PLAY CÁT KẾT OLIGOCEN (PLAY 2) 30
III.3. PLAY CÁT KẾT MIOCEN (PLAY 3) 30
III.4. PLAY CACBONAT MIOCEN (PLAY 4) 31
III.5. PLAY BASALT (PLAY 5) 32
IV. TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DẦU KHÍ 32
CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN 35
MỤC LỤC 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cao.
I.3. TRẦM TÍCH OLIGOCENE
Các thành tạo Oligocene được tạo thành trong pha tạo rift chính. Trước pha tạo rift chính, hầu hết khu vực này bị lộ ra và bị bào mòn. Ở các vùng sụt lún nông và hẹp đã lắng đọng các trầm tích sông hồ. Các trầm tích lắng đọng trong giai đoạn này là các vật liệu tái tạo trong các địa hào, bán địa hào với chiều dày từ 500m phân bố ở các rìa đến 8.000m ở trung tâm bồn.
Các trầm tích Oligocene lắng đọng chủ yếu trong môi trường đầm hồ, vũng vịnh, cửa sông. Diện phân bố của chúng rộng nhưng tập chung chủ yếu ở các địa hào, hố sụt đã được hình thành trước đó, riêng ở một vài địa hào, bán địa hào ven biển và biển rìa do ảnh hưởng của quá trình biển tiến cục bộ xảy ra chủ yếu vào cuối Oligocene.
I.4. TRẦM TÍCH MIOCENE
I.4.a. Trầm tích Miocene hạ
Trầm tích Miocene hạ lắng đọng chủ yếu trong môi trường cửa sông, vũng vịnh. Chúng phủ trên mặt bào mòn, san bằng xảy ra do hoạt động kiến tạo liên quan đến chuyển động khối tảng. Ở các vùng rìa đã xác định được các trầm tích hồ chứa than, tam giác châu và biển nông lắng đọng trong thời kì đầu của quá trình biển tiến.
Trong trầm tích của Miocene hạ có cát, sét màu đen cho thấy môi trường đầm hồ được lắng đọng hầu hết diện tích bồn Phú Khánh.
I.4.b. Trầm tích Miocene trung
Trầm tích Miocene trung ở bồn Phú khánh có chiều dày đến 2.500m. Nhìn chung trên phần thềm phía Tây và phía Bắc của bồn Phú Khánh, trầm tích Miocene trung chủ yếu là lục nguyên do ở gần nguồn cung cấp vật liệu từ đất liền. Trong phần phía Nam của bồn Phú Khánh, các tập trầm tích vũng vịnh Oligocene và Miocene hạ bị chôn vùi duới các tập sét, cát, carbonat trầm đọng trong môi trường Miocene trung.
Trong Miocene phổ biến các thành tạo chảy rối với sự hình thành các quạt bồi tích ngầm dọc theo sườn nghiêng của bồn Phú Khánh. Đây có thể là những tầng chứa có khả năng cho tích tụ dầu khí. Ngoài ra, dọc theo thềm rìa phía Đông còn phát triển carbonat thềm. Các khối nâng carbonat nhô lên khỏi mặt nước biển chỉ thấy lẻ tẻ ở vài nơi trên các mặt cắt địa chấn, đây cũng thường là các khối đứt gãy nhô cao. Đá dăm kết san hô ở mặt trước ám tiêu cùng đá carbonat được phát triển và trầm đọng dọc theo các ám tiêu cũng là những đối tượng chứa cần lưu ý, mặc dù chúng xuất hiện không nhiều.
I.4.c. Trầm tích Miocene thượng
Thời kì lắng đọng trầm tích này trùng với pha hoạt động tạo Rift thứ ba. Thời kì này đi kèm bởi quá trình bào mòn trên vùng thềm và sườn lục địa. Phần lớn diện tích bồn Phú Khánh được mở rộng cùng với quá trình sụt lún nhanh đã nhấn chìm hầu hết các thềm carbonat.
Hoạt động lún chìm tiếp diễn trong bồn Phú Khánh sau quá trình san bằng Miocene thượng cùng với nguồn cung cấp vật liệu lục nguyên đã tạo nên quá trình thúc đẩy thềm lục địa Việt Nam ra xa trên toàn bộ khu vực với mức độ giảm về phía Nam. Nguồn cung cấp vật liệu lục nguyên từ Sông Hồng làm cho phần lấn ra biển của rìa thềm tại phần phía Bắc của bồn Phú Khánh nhanh hơn ở phần phía Nam. Chiều dày trầm tích Miocen lên tới 3.000m ở trung tâm của bồn.
II. ĐẶC ĐIỂM, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC VÀ KIẾN TẠO
II.1 CÁC YẾU TỐ CẤU TẠO CHÍNH
Trên cơ sở bản đồ cấu trúc móng trước Đệ Tam có thể phân chia Bồn Phú Khánh và các bồn lân cận thành một số yếu tố cấu trúc chính như (Hình số 6):
Thềm Đà Nẵng;
Thềm Phan Rang;
Đới nâng Tri Tôn;
Trũng sâu Phú Khánh;
Đới cắt trượt Tuy Hoà.
Thềm Đà Nẵng nằm ở phía Tây Bắc bồn Phú Khánh, kéo dài theo phương Bắc Nam, độ sâu mực nước nhỏ hơn 100m, với trầm tích Kainozoi mỏng, chiều dày trầm tích biến đổi tăng dần về phía Đông.
Thềm Phan Rang nằm ở phía Tây Nam bồn Phú Khánh. Cả hai thềm này đều là phần rìa Đông của địa khối Kon Tum và là những khối tương đối vững chắc trong suốt quá trình hình thành, phát triển bồn Phú Khánh. Trong quá trình tách giãn, các thềm này được duy trì, chỉ có những nơi không vững chắc do ảnh hưởng của các khối đứt gãy, hình thành nên các địa hào hay bán địa hào nhỏ cũng như những địa luỹ nhỏ. Các địa hào, bán địa hào này chủ yếu phân bố ở vùng thềm Đà Nẵng (Hình số 7). Các yếu tố kiến tạo ở vùng thềm rất yếu (Hình số 8). Tương tự như thềm Đà Nẵng, ở đây trầm tích Đệ Tam rất mỏng, thay đổi từ vài chục mét đến trên 1.000m ở phía Đông. Thành phần trầm tích chủ yếu là đá vụn (clastic). Ở những đới cao thuộc rìa phía Đông phát triển các trầm tích carbonat trong Miocene.
Đới nâng Tri Tôn (Tri Ton horst) nằm ở phía Đông địa hào Quảng Ngãi, phía Bắc đới đứt gãy Đà Nẵng và trũng sâu Phú Khánh.
Qua tài liệu địa chấn có thể thấy vào Miocene trung khu vực này chịu sự vận động nén ép, bị uốn nếp và nâng lên, thậm chí bị lộ ra trên mặt biển trong một thời gian dài nên bị bào mòn, đào khoét mạnh mẽ. Hoạt động này chấm dứt vào đầu Miocene thượng và quá trình lún chìm lại xảy ra, tạo điều kiện trầm đọng các trầm tích Miocene thượng và Pliocene – Đệ Tứ có thế nằm bình ổn và tương đối bằng phẳng.
Trũng sâu Phú Khánh nằm ở khu vực nước sâu, phía Tây tiếp giáp với vùng sườn lục địa. Đây là vùng có bề dày trầm tích lớn nhất bồn Phú Khánh (Hình số 8). Bản đồ dị thường trọng lực cho thấy phần phía Đông của bồn Phú Khánh là dị thường âm có hình dạng gần đẳng thước với độ sâu cực đại nằm ở vùng giao điểm giữa kinh tuyến 110o20’ Đông đến 13o Bắc. Giới hạn phía Đông của trũng sụt lún lớn này nằm ở gần kinh tuyến 112o Đông, sau đó chuyển tiếp sang phần sâu nhất của biển Đông.
Đới cắt trượt Tuy Hoà (Tuy Hoa shear zone) nằm ở phía Tây Nam bồn Phú Khánh là một vùng có các đứt gãy biên độ lớn, một số trong các đứt gãy đó xuất phát từ trong móng (Hình số 9). Phương cấu tạo Tây Bắc – Đông Nam của đới cắt trượt Tuy Hoà tương tự như phương của hệ thống đứt gãy Sông Hồng ở phần đất liền miền Bắc Việt Nam. Theo Tapponnier (1982), điều này có lẽ liên quan đến sự biến dạng đới cắt trượt lớn (mega shear zone), kết quả của sự di chuyển khối Indochina và Âu – Á.
Trũng sụt lún cạnh đới cắt trượt Tuy Hoà được hình thành nối liền với phần lớn các địa hào xuất hiện trong pha tách giãn chính và trong đó các trầm tích Oligocene hạ, có thể có cả trầm tích Eocene đã lắng đọng.
Năm 2003, một số tác giả ở Viện Dầu Khí Việt Nam như Lê Đình Thắng, Lê Vân Dung còn chia thêm một đơn vị cấu trúc mới, đó là đới đứt gãy Đà Nẵng. Đới này nằm ở phía Nam đới nâng Tri Tôn, tương ứng với khoảng vĩ độ 13o30’ Bắc và là giới hạn phía cực Bắc của trũng sâu Phú Khánh. Đứt gãy này bao gồm các khối đứt gãy trượt bằng có phương dốc Đông Bắc – Tây Nam và sụt bậc, sâu dần về phía Đông Nam. Các đứt gãy, sụt bậc được hình thành chủ yếu trong pha dứt gãy đầu tiên và các trầm tích từ Eocene (?), Oligocene được trầm lắng trong các địa hào kế cận (Hình số 7).
Cùng với đới cắt trượt Tuy Hoà ở phía cực Nam, đới đứt gãy Đà Nẵng tạo thành khung hình móng ngựa hở về phía Đông của trũng sâu Phú Khánh.
Ngoài các yế...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1
P [Free] Khóa luận Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Hoạt động lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Khóa luận Hệ thống công thức và bài tập phần di truyền học chương trình Sinh 12 năng cao Tài liệu chưa phân loại 2
N [Free] Khóa luận Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm, phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Khóa luận Một số phương pháp giải và phương pháp biện luận hệ phương trình Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top