Download Khóa luận Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm, phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT miễn phí
Mục lục
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Giả thiết khoa học 4
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
5. Giới hạn nghiên cứu 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
7. Phương pháp nghiên cứu 6
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1. Cơ sở lí luận 7
1.1.1. Khái niệm về TN 7
1.1.2. Các qui tắc tiến hành TN 9
1.1.3. Cách tiến hành TN 9
1.1.4. Phân loại TN thực hành trong dạy học SH 10
1.1.4.1. Theo mục đích của lí luận dạy học 10
1.1.4.2. Theo thời gian cho kết quả TN 10
1.1.4.3. Theo địa điểm tiến hành TN 10
1.1.5. Vai trò của TN thực hành trong dạy học SH 10
1.2. Cơ sở thực tiễn 12
1.2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung phần SH Tế bào - SH10 THPT 12
1.2.2. Thực trạng dạy học các bài TN thực hành 14
1.2.3. Tổng quan các đề tài cùng hướng 14
CHƯƠNG II: QUI TRÌNH THỬ NGHIỆM VÀ CẢI TIẾN CÁC THÍ NGHIỆM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10 THPT 18
2.1. Nguyên tắc của việc thử nghiệm và cải tiến các TN 18
2.2. Qui trình thử nghiệm và cải tiến các TN 19
2.3. Ví dụ minh họa qui trình thử nghiệm và cải tiến các TN 20
2.4. Kết quả thử nghiệm và cải tiến các TN phần SH tế bào – SH10 THPT 29
2.4.1. TN 1.1. Nhận biết tinh bột 30
2.4.2. TN 1.2. Nhận biết monoxacarit (đường đơn) 34
2.4.3. TN 2. Nhận biết prôtêin 39
2.4.4. TN 3. TN co và phản co nguyên sinh 43
2.4.5. TN 4. TN sự thẩm thấu của tế bào 50
2.4.6. TN 5. TN về ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đối với hoạt tính của amilaza 58
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
phản co nguyên sinh.- TN về sự thẩm thấu của tế bào.
- TN về ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim.
CHƯƠNG II
QUI TRÌNH THỬ NGHIỆM VÀ CẢI TIẾN CÁC THÍ NGHIỆM
TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – sINH HỌC 10 THPT
2.1. Nguyên tắc của việc thử nghiệm và cải tiến các TN
Chúng tui đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và cải tiến các TN thuộc phần SH Tế bào trong chương trình SH10 THPT theo một số nguyên tắc sau:
- Mỗi TN lặp lại 5 lần.
- Các TN tiến hành theo hướng dẫn của SGK và TN cải tiến đều được ghi lại kết quả chính xác.
- Nếu các TN tiến hành theo SGK phù hợp thì giữ nguyên.
- Nếu các TN tiến hành theo SGK chưa phù hợp (không cho kết quả rõ ràng hay các bước chuẩn bị và tiến hành TN gặp khó khăn) thì đề xuất các phương án cải tiến để đưa ra được qui trình TN chuẩn.
- Các TN được cải tiến trên các phương diện: Mẫu vật, dụng cụ, hoá chất và các bước tiến hành.
- Các qui trình TN chuẩn được đánh giá dựa trên các tiêu chí:
+ Mẫu vật rẻ hơn, dễ kiếm hơn, mà cho kết quả tương tự hay kết quả tốt hơn.
+ Hoá chất rẻ hơn, dễ kiếm hơn, dễ pha chế hơn, dễ bảo quản hơn mà cho kết quả tương tự hay cho kết quả tốt hơn và định rõ lượng hoá chất cần dùng cho mỗi TN.
+ Dụng cụ: Cần thiết để làm TN, hỗ trợ trong việc tiến hành TN.
+ Các bước tiến hành TN: Dễ tiến hành và cho kết quả tốt nhất.
+ Mở rộng mục đích TN.
2.2. Qui trình thử nghiệm và cải tiến các TN
Qui trình tiến hành thử nghiệm và cải tiến các TN được thể hiện theo sơ đồ sau:
Phù hợp
Chưa phù hợp
Xác định mục tiêu của TN
Xác định cơ sở khoa học của TN
Đánh giá TN theo SGK
Thử nghiệm TN theo SGK
Đề xuất phương án cải tiến
Thử nghiệm phương án cải tiến
Đánh giá phương án cải tiến
Xây dựng qui trình TN chuẩn
Xác định mục tiêu của bài thực hành
Giữ nguyên
2.3. Ví dụ minh họa qui trình thử nghiệm và cải tiến các TN
TN về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của amilaza
Bài 27: Một số TN về enzim – SGK SH10 NC
2.3.1. Mục tiêu của TN
- Chứng minh được ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của enzim.
2.3.2. Cơ sở khoa học của TN
- Enzim là những chất xúc tác SH, làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
- Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó, enzim có hoạt tính cao nhất. Enzim không có hoạt tính ở nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ tăng cao thì hoạt tính của chúng cũng tăng cao. Nếu nhiệt độ tăng quá cao, enzim bị biến tính dẫn tới bị mất hoàn toàn hoạt tính.
- Độ pH của dung dịch trong đó enzim hoạt động cũng ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Amilaza có hoạt tính tối đa ở môi trường trung tính (pH = 7). Nếu dung dịch trở nên axit (pH 7) thì hoạt tính enzim sẽ bị giảm hay bị mất hoạt tính. [8, 101]
Amilaza của nước bọt người thuộc loại α-amilaza, xúc tác cho phản ứng thủy phân tinh bột thành các dextrin khác nhau, mantozơ và sản phẩm cuối cùng là glucozơ. Khi kết hợp với Iot, hồ tinh bột có phản ứng tạo thành phức màu xanh đậm đặc trưng. Do đó, trong các TN, người ta thường sử dụng Iot để phát hiện sự có mặt của tinh bột. [1,79]
2.3.3. Thử nghiệm TN theo SGK
(Trang 89 – SGK SH10 NC)
2.3.3.1. Qui trình TN theo SGK
2.3.3.1.1. Hoá chất
Tinh bột 1%, HCl 5%, thuốc thử Iot 0,3%, nước bọt pha loãng 2-3 lần.
2.3.3.1.2. Dụng cụ
Ống nghiệm, đèn cồn, giấy lọc, tủ ấm (hay cốc nước 400C).
2.3.3.1.3. Cách tiến hành
Bước
Cách tiến hành
1
- Cho 2 ml dung dịch tinh bột 1% vào 4 ống nghiệm.
2
- Đặt ống nghiệm 1 trong nồi cách thuỷ đang sôi.
- Đặt ống nghiệm 2 vào tủ ấm (hay cốc nước ở 400C).
- Đặt ống nghiệm 3 vào nước đá.
- Ống nghiệm 4 nhỏ vào 1 ml dung dịch HCl 5%.
3
- Sau 5 phút, thêm vào mỗi ống nghiệm 1 ml amilaza.
4
- Để ở nhiệt độ phòng TN trong 15 phút.
- Sau đó, dùng Iot 0,3% để định lượng mức độ thuỷ phân ở 4 ống nghiệm.
5
- Quan sát sự thay đổi màu sắc của các ống nghiệm.
2.3.3.2. Kết quả
Sau 5 lần thử nghiệm theo SGK, chúng tui thu được kết quả màu sắc dung dịch trong các ống nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. Kết quả kiểm chứng TN theo SGK
Lần
Ống nghiệm
1
2
3
4
5
1
-
-
-
-
-
2
-
-
-
-
-
3
-
-
-
-
-
4
+
+
+
+
+
Chú thích: “+”: Chuyển màu xanh đậm
“-”: Không chuyển màu xanh đậm
2.3.3.3. Nhận xét
Qua bảng trên ta thấy, nếu tiến hành theo SGK thì ống nghiệm 1 (để ở nhiệt độ 1000C) và ống nghiệm 3 (để ở cốc nước đá) không chuyển màu xanh đậm chứng tỏ rằng tinh bột đã bị thủy phân hoàn toàn. Nguyên nhân là do cách bố trí TN như SGK thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến cơ chất chứ không phải đến enzim. Sau khi nhỏ amilaza và để ở nhiệt độ phòng trong 15 phút, enzim vẫn hoạt động bình thường.
Ống nghiệm 2 đặt trong cốc nước 400C nên hoạt tính của amilaza được thể hiện. Do đó, tinh bột bị thuỷ phân hoàn toàn. Dung dịch trong ống nghiệm không chuyển màu xanh đậm.
Ống nghiệm 4 đặt ở nhiệt độ phòng TN, hoạt tính của amilaza bị ức chế bởi axit clohiđric nên tinh bột không bị thuỷ phân, do đó dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện màu xanh đậm.
Như vậy, kết quả TN theo SGK không chứng minh được ảnh hưởng của nhiệt độ thấp và cao đến hoạt tính của enzim vì tất cả các ống nghiệm 1, 2 và 3 đều có sự thuỷ phân hoàn toàn tinh bột (nhỏ iot, dung dịch trong các ống nghiệm đều không chuyển màu). Sở dĩ có kết quả như vậy là do bước 4 cùng đặt các ống nghiệm ở nhiệt độ phòng TN trong 15 phút là không chính xác.
TN chứng minh ảnh hưởng của pH đối với hoạt tính của amilaza mới chỉ có ống nghiệm chứng minh ảnh hưởng của môi trường axit mà thiếu ống nghiệm chứng minh ảnh hưởng của môi trường kiềm đến hoạt tính của amilaza.
2.3.3.4. Đánh giá thử nghiệm TN theo SGK
Bảng 4. Đánh giá thử nghiệm TN theo SGK
Tiêu chí
Nhận xét
Đề nghị
Hoá chất
- Tinh bột không tan trong nước lạnh, nên nếu dùng tinh bột sống thì các hạt tinh bột sẽ bị lắng xuống đáy ống nghiệm kết quả TN không chính xác.
- Thuốc thử Iot 0,3% là loại hoá chất đắt tiền, khó bảo quản, việc pha hoá chất có nhiều thao tác khó.
- Thuốc thử Iot chưa định rõ số lượng. Nếu cho quá ít sẽ không cho kết quả. Nếu cho quá nhiều gây lãng phí.
- Không nói rõ cách pha dịch nước bọt.
- Thay thế tinh bột sống bằng hồ tinh bột
- Định rõ lượng nồng độ hồ tinh bột dùng TN là 1%
- Thay thế cho Iot 0,3% bằng hoá chất rẻ tiền, dễ kiếm, dễ bảo quản hơn, không cần pha loãng là Iot y tế.
- Định lượng rõ lượng thuốc thử Iot cần dùng.
- Nêu rõ cách pha dịch nước bọt.
Dụng cụ
- Chưa nêu rõ số lượng công cụ dùng cho 1 nhóm HS.
- Tủ ấm là thiết bị không phổ biến ở trường PT.
- Thiếu một số công cụ như: Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, phễu lọc, pipet và bóp cao su để đong hoá chất TN, kiềng đun và lưới amiăng.
- Dùng nồi đun cách thuỷ khó thao tác TN.
- Định rõ số lượng cần thiết cho 1 nhóm HS.
- Thay thế bằng cốc nước ấm 400C.
- Bổ sung các công cụ còn thiếu.
- Nếu thiếu giấy lọc, có thể dùng bông để thay thế.
- Thay thế bằng cốc nước đun sôi cách thuỷ.
Cách tiến hành TN
- Các bước tiến hành theo SGK chứng minh nhiệt độ ảnh hư...