phuong_thuy_892004
New Member
Download Khóa luận Ứng dụng đường cong wireline để đánh giá tiềm năng của đá mẹ miễn phí
Lời cảm ơn
Mục lục
Lời nói đầu
Giới thiệu
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN TRỞ ĐẤT ĐÁ DƯỚI TÁC DỤNG NGUỒN ĐIỆN NHÂN TẠO .1
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN THẾ PHÂN CỰC TỰ NHIÊN TRONG ĐẤT ĐÁ 2
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP PHÓNG XẠ .2
1.Phương pháp gamma ray hay còn gọi là phương pháp
gamma tự nhiên.3
a./Phương pháp gamma tự nhiên tổng .3
b./Phương pháp gamma tự nhiên thành phần .3
2.Phương pháp gamma gamma (phương pháp mật độ) .4
3.Phương pháp neutron .4
v Phương pháp neutron gamma. . .5
v Phương pháp neutron nhiệt và trên nhiệt .5
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP SÓNG SIÊU ÂM (SONIC) .6
v Phương pháp siêu âm vận tốc .7
Ứng dụng .9
Nội dung
CHƯƠNG I: PHẢN ỨNG CỦA CÁC ĐƯỜNG CONG WIRELINE ĐỐI VỚI VẬT CHẤT HỮU CƠ 11
1. Đường cong nơtron và mật độ với vật chất hữu cơ .13
2. Đường cong gamma ray với vật liệu hữu cơ .16
3. Đường cong điện trở và siêu âm với vật chất hữu cơ .17
4. Đường cong địa hóa hay nơtron xung động với vật
chất hữu cơ .17
CHƯƠNG II: CẢI TIẾN ĐƯỜNG CONG MULTILOG ĐỂ GIẢI ĐOÁN ĐỘ DỒI DÀO CỦA VẬT CHẤT HỮU CƠ .19
1. Định lượng về hàm lượng TOC từ giải đoán đường cong siêu âm và điện trở .21
2. Cải tiến về mặt địa hóa trong việc minh giải tổng hàm lượng cacbon trong chất hữu cơ .24
3. Giải đoán độ trưởng thành vật chất hữu cơ
từ đường cong điện trở .25
CHƯƠNG III: TƯƠNG LAI CỦA VIỆC THỐNG NHẤT CÁC PHÉP ĐO WIRELINE TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐÁ MẸ .27
Kết luận .29
Tài liệu tham khảo .32
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
chuyển các hạt. Trong trường hợp chung dẫn đến sự biến dạng, quá trình dao động lan truyền theo trình tự biến dạng là quá trình đàn hồi.Quá trình chuyển động lan truyền theo trình tự của sự biến dạng gọi là sóng đàn hồi.
Có 2 loại sóng:
Sóng dọc (P): các hạt của môi trường chuyển động theo hướng lan truyền sóng, sóng dọc lan truyền trong môi trường đặc, lỏng, khí.
Sóng ngang (S): hạt của môi trường chuyển động theo hướng vuông góc với hướng truyền sóng, sóng ngang lan truyền trong môi trường đặc.
Sóng phản xạ xuất hiện khi khả năng cản sóng của môi trường này lớn hơn môi trương khác, khi sóng lan truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì sóng sẽ đổi hướng và vận tốc.
Sự lan truyền sóng trong giếng khoan: Giả sử trong giếng khoan đặt 1 điểm phát sóng I và thu sóng B đều nằm trên trục giếng khoan.
Ở thời điểm t=0 , điểm I phát ra 1 sóng siêu âm đàn hồi P1 là sóng dọc sẽ lan truyền trong giếng khoan.
Ở thời điểm t1 mặt sóng đụng vào thành giếng khoan và xuất hiện sóng đàn hồi P11, sóng dọc truyền vào môi trường đất đá (P12) và sóng ngang P1S2.
Ở thời điểm t2, mặt sóng tạo thành với thành giếng khoan một góc lệch iβ, mặt sóng dọc trượt dọc theo thành giếng khoan đuổi theo sóng P1 và sóng phản xạ P11. Sóng P12 trượt dọc theo giếng khoan vào đất đá đi vào giếng khoan tạo
thành sóng P121. Trong khoảng thời gian nào đó thì tại B nhận được sóng P121, P1S2P1, P1 và P11. Vận tốc truyền sóng trong giếng khoan phụ thuộc nhiều yếu tố của môi trương xung quanh.
Thiết bị của phương pháp siêu âm có thể sử dụng 3, 4, 6 hay nhiều nguồn thu và phát và có thể đo cùng lúc nhiều tần số khác nhau, t1, t2 là thời gian truyền sóng, A1, A2 là biên độ sóng.
Phương pháp siêu âm vận tốc
Là phương pháp dựa trên nguyên tắc truyền sóng siêu âm đàn hồi của đất đá từ đó đo thời gian truyền sóng đối với môi trường đồng nhất
Trong đó :
S: là khoảng cách giữa hai nguồn sóng
T1-T2 :thời gian nhận sóng giữa hai nguồn sóng
ΔT: khoảng thời gian truyền sóng siêu âm là khoảng cách siêu đàn hồi với khoảng cách 1 mét
Bằng thực nghiệm người ta đưa ra phương trình thời gian
Phương trình (1) được sử dụng khi đất đá đồng nhất, đất đá sét ít có độ rỗng hạt
Phương pháp siêu âm sóng dùng để phân vỉa sản phẩm, đánh giá độ rỗng, nghiên cứu tính chất cơ lý của đất đá, phương pháp này đo không được trong trường hợp nước dung dịch khi hoà tan khí.
Ứng dụng
+Siêu âm thì nghiên cứu tính chất và thành phần thạch học của đất đá, đánh gía độ lỗ rỗng, phân vỉa sản phẩm
+Neutron thì xác định hydro và độ lỗ rỗng trong đất đá, thành phần chất lưu trong độ lỗ rỗng, từ đó người ta có thể giải quyết hàng loạt các bài toán về địa chất.
+Mật độ được sử dụng rộng rãi trong vĩa, đánh giá thành phần thạch học và xác định vĩa khí hay kết hợp với đường cong khác để xác định ranh giới dầu khí và đánh gía độ lỗ rỗng của vỉa.
+Gamma tự nhiên để phân tích thành phần thạch học, xác định sét có hàm lượng chứa trong vĩa và đánh gía hàm lượng chất hữu cơ trong sét
+Đo điện thế trong tự nhiên trong đất đá để xác định thành phần thạch học và độ khoáng hoá nước vĩa và độ bão hoà dầu trong đất đá
Bảng 1: Phản ứng của các đường cong đối với vật chất hữu cơ.
Đường cong
Tia gamma (GR) và Uranium (U)
Mật độ (ρ)
Nơtron
Siêu âm
Điện trở
Xung nơtron
Giá trị vật chất hữu cơ
Cao
~1 g/cm3
Cao
Thời gian lan truyền nhanh
Cao
Tỷ số C/O cao
Chú thích
-Tia gamma cao là do có U
-Thành phần chất lưu trong lỗ rỗng
-Do có H trong vật chất hữu cơ
-Sự ước lượng biến đổi từ 150 đến >200 μsec/ft
-Phản ứng đường cong không ảnh hưởng ngoại trừ HC chiếm lỗ rỗng
-Hầu hết đo trực tiếp C; cần hiệu chỉnh C trong chất vô cơ
Chương I: PHẢN ỨNG CỦA CÁC ĐƯỜNG CONG WIRELINE ĐỐI VỚI VẬT CHẤT HỮU CƠ.
Bảng 1 giới thiệu những phản ứng mang tính định lượng của các đường cong wireline đối với vật chất hữu cơ hiện diện trong đá mẹ. Meyer và Nederlof (1984) cho ta một loạt các ví dụ khác nhau về phản ứng của các đường cong wireline đối với thể tích, kiểu loại và độ trưởng thành của vật chất hữu cơ lắng đọng trong những môi trường khác nhau. Hình minh hoạ số 1 cho ta thấy ví dụ của 1 giếng trong đó hầu hết các đường cong phản ứng một cách lý tưởng đối với tầng sét Kimmeridge giàu vật chất hữu cơ của biển Bắc.Những phản ứng của đường cong riêng biệt ở hình minh hoạ số 1 sẽ giải thích sự giới hạn lượng vật chất hữu cơ và có cách nhìn tổng quát một vài phương pháp kỹ sử dụng đường cong để đánh giá đá mẹ
Hình minh hoạ số 1: Những đường cong tia gamma, nơtron, mật độ, siêu âm, và điệntrở thành hệ sét Kimmeridge, Biển Bắc. Sự ảnh hưởng của sét giàu hữu cơ, mà được chỉ định ở độ sâu, được biểu thị độ tăng của tia gamma, mật độ lỗ rỗng cao, mật độ thấp, và lan truyền sóng siêu âm. Đường cong điệntrở chỉ thấy được ở biên thành giếng khoan (Meyer và Nederlof 1984)
Hình minh hoạ số 1: Những đường cong tia gamma, nơtron, mật độ, siêu âm, và điện trở thành hệ sét Kimmeridge, Biển Bắc. Sự ảnh hưởng của sét giàu hữu cơ, mà được chỉ định ở độ sâu, được biểu thị độ tăng của tia gamma, mật độ lỗ rỗng cao, số lượng mật độ thấp, và lan truyền sóng siêu âm nhanh. Đường cong điện trở được biểu hiện ở biên thành giếng ( do Meyer và Nederlof 1984)
Đường cong nơtron và mật độ với vật chất hữu cơ.
Đường Nơtron và đường mật độ cả hai đều cho thấy độ uốn cong rất đáng kể trong tầng sét Kimmerdge giàu chất hữu cơ ở hình minh hoạ số 1. Đường Nơtron trong tầng trầm tích Kreta thường nằm trên cho ta đọc được là 20 đơn vị lỗ rỗng (pu) tăng lên đến 45 đơn vị lỗ rỗng trong tầng Kimmerdge. Sự gia tăng này liên quan đến sự tập trung hydro lớn trong vật chất hữu cơ. Với mục tiêu minh giải các đường log, thì phản ứng của đường cong nơtron đôi khi giúp ta xác định chỉ số hydro (HI), trong đó HI được định nghĩa là tỉ số của số nguyên tử hydro trong cm3 của mẫu đối với số nguyên tử hydro trong 1 cm3 nước. Do đó nước có chỉ số HI bằng 1. Sự thay đổi độ tập trung hydro ( 3-10 % theo trọng lượng ) của các kiểu Kerogen điển hình theo báo cáo của Tissot và Welte (1984) sẽ phù hợp HI trong khoảng 0,3-0,9 kerogen kiểu II điển hình có giá trị gần bằng 0,7.
Mặc dù sự gia tăng trong đường cong nơtron đã được nghiên cứu trong nhiều thành tạo chất hữu cơ, nhìn chung nó vẫn chưa được sử dụng cho mục đích nào khác ngòai vai trò định tính. Lý do của điều này là do hydro trong thành tạo có nhiều nguồn gốc khác nhau. Sự đóng góp khác nguyên tử hydro cho thành tạo là các khoáng vật sét trong đó illite có chỉ số HI là 0,12 kaolinite là 0,36 và montmorillonite là 0,13 khi không có tầng nước nào xen kẹp. Đối với 1 lớp montmorillonite xen kẹp 2 tầng nước thì chỉ số HI sẽ tăng lên khoảng 0,6. Rõ ràng, do vật chất hữu cơ và khoáng vật sét cùng tồn tại có giá trị HI gần như nhau đã làm cho việc minh giải đường cong nơtron để đánh giá tiềm năng đá mẹ trở nên phức tạp hơn.
Trong th