dracula_ken

New Member

Download miễn phí Luận văn Lợi nhuận và giải pháp gia tăng lợi nhuận tại Công ty Xây lắp Điện I





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP. 3

1.1. Khái niệm lợi nhuận. 3

1.2. Các bộ phận cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp 4

1.3. Phân phối lợi nhuận 5

1.4. Vai trò của lợi nhuận 6

1.4.1. Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 6

1.4.2. Vai trò của lợi nhuận đối với xã hội 7

1.5. Các nhân tố tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp 8

1.5.1. Các nhân tố khách quan 8

1.5.2. Các nhân tố chủ quan 11

1.6. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp 13

1.6.1. Phương pháp trực tiếp 13

1.6.2. Phương pháp gián tiếp 17

1.7. Các chỉ tiêu lợi nhuận 18

1.7.1. Các chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối 18

1.7.2. Các chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH

HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XÂY LẮP ĐIỆN I 22

2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Xây lắp Điện I (CTXLĐ I) 22

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CTXLĐ I 22

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của CTXLĐ I 24

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của CTXLĐ I 26

2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của CTXLĐ I 29

2.2. Thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình lợi nhuận của CTXLĐ I 32

2.2.1. Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTXLĐ I từ năm 2001đến năm 2003 32

2.2.1.1. Đánh giá về nguồn vốn của Công ty 32

2.2.1.2. Đánh giá về tài sản của Công ty 36

2.2.1.3. Đánh giá chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTXLĐ I 37

2.2.2. Tình hình lợi nhuận của CTXLĐ I 38

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIA TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CTXLĐ I 55

3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của CTXLĐ I 55

3.1.1. Về đầu tư phát triển 55

3.1.2. Về phát triển thị trường 56

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ảnh hưởng tới khả năng thanh toán các khoản nợ khi tới hạn trả. Do đó công ty cần đẩy mạnh công tác nghiệm thu, lên phiếu giá thanh toán khối lượng công trình hoàn thành.
Về đầu tư tài chính, công ty chủ yếu đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn với hình thức góp vốn liên doanh với công ty Vina-Kinden, còn đầu tư ngắn hạn thì chưa có.
Xem xét sơ bộ cơ cấu tài sản của CTXLĐ I, ta thấy tỉ suất đầu tư vốn vào TCLĐ là rất lớn, và đối với TSCĐ thì ngược lại, đó là do đặc điểm của sản xuất thi công xây lắp của công ty: công trình có vốn đầu tư lớn, thời gian thi công dài, nhưng địa điểm thi công không tập trung tại một chỗ mà nằm rải rác, qua nhiều đại phương nên công ty phải thuê máy móc thiết bị, công cụ, công cụ thi công tại địa điểm xây dựng công trình để giảm tối đa chi phí vận chuyển, do đó công ty chỉ đầu tư lượng vốn kinh doanh nhỏ vào việc trang bị, mua sắm TSCĐ.
Qua trên ta thấy, để quản lí tài sản có hiệu quả hơn công ty cần quan tâm nhiều hơn tới công tác quản lí hàng tồn kho và thu hồi nhanh các khoản phải thu, vì hàng tồn kho lớn sẽ làm phát sinh các khoản chi phí liên quan như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản…làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của công ty. Để việc quản lí tài sản hiệu quả công ty cũng cần cơ cấu lại lượng vốn đầu tư vào TSLĐ và TSCĐ hợp lí hơn. Về vấn đề này, năm 2003 công ty đã có sự điều chỉnh về cơ cấu tài sản: giảm dần tỉ trọng vốn cho TSLĐ và tăng đầu tư vào TSCĐ, làm lượng TSCĐ tăng 7.126 triệu đồng so với năm 2002, lượng hàng tồn kho cũng giảm dần, góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2.1.3. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của CTXLĐ I
CTXLĐ I luôn là một doanh nghiệp chủ chốt, là một trong những đơn vị thành viên hoạt động có hiệu quả của Tổng công ty Xây dựng và Công nghiệp Việt Nam và ngày càng có uy tín trên thị trường xây lắp. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của công ty luôn đạt kết quả tốt, có lợi nhuận và lợi nhuận luôn tăng. Ta sẽ thấy điều này qua việc phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm, từ 2001 đến 2003.
Từ số liệu bảng 06, ta thấy:
Xét về doanh thu: doanh thu thuần của công ty tăng qua các năm, năm 2002 tăng 52.274 triệu đồng với tỉ lệ tăng tương ứng là 29,44% so với năm 2001, đặc biệt là năm 2003 tăng 107.760 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 47,81% so với năm 2002.
Xét về lợi nhuận: lợi nhuận trước thuế của công ty luôn dương và tăng nhanh, chứng tỏ công ty làm ăn hiệu quả. Năm 2002 lợi nhuận trước thuế là 4155 triệu đồng, tăng 2.576 triệu đồng so với năm 2001, tương ứng với tỉ lệ là 163,14%, năm 2003 lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn: tăng 26,62%, tương ứng với 1.106 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng đều, với kết quả khả quan như này, công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế TNDN cho Nhà nước. Đây cũng là cơ sở đảm bảo tăng thu nhập cho người lao động trong công ty. Thu nhập bình quân đầu người của công ty đạt trên 1 triệu đồng/người/tháng và tăng dần qua các năm, với tỉ lệ gần 20% mỗi năm, đây là mức thu nhập khá cao so với mặt bằng chung thu nhập của nền kinh tế, điều này là do tính chất công việc của công ty là công việc nặng nhọc, mặt khác do công ty làm ăn có hiệu quả Ban giám đốc và công đoàn công ty hết sức quan tâm tới cán bộ công nhân viên. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng khuyến khích người lao động nhiệt tình với công việc, tăng năng suất lao động, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.
Như vậy qua phần tìm hiểu trên ta thấy nhìn chung, bức tranh toàn cảnh về kết quả kinh doanh của công ty là rất sáng sủa và có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy là hoạt động tài chính của công ty chưa được hiệu quả, làm giảm mức tăng lợi nhuận của công ty, để tìm ra hướng khắc phục vấn đề này trong phần dưới đây chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích tình hình lợi nhuận của CTXLĐ I.
2.2.2. Tình hình lợi nhuận của CTXLĐ I.
2.2.2.1. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua các chỉ tiêu tuyệt đối.
Như trong phần lí luận đã phân tích, lợi nhuận có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, là điều kiện tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường ngày nay. Do vậy, các doanh nghiệp luôn quan tâm tới lợi nhuận của mình và nghiên cứu, tìm ra giải pháp không ngừng gia tăng lợi nhuận sao cho đạt mức tối đa. Để được như vậy các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích lợi nhuận của mình, việc phân tích này sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được hiệu quả và mức hiệu quả mà mình đạt được là nhờ những nhân tố nào, cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại cần khắc phục là gì, từ đó có quyết định sản xuất, kinh doanh tối ưu.
a. Phân tích lợi nhuận chung của công ty.
Để có thành công trong kinh doanh, CTXLĐ I đã có một chiến lược đúng đắn cho riêng mình, chiến lược của công ty thể hiện bằng các kế hoạch có kì hạn khác nhau và các mảng hoạt động khác nhau, thực hiện kế hoạch hoá tài chính, công ty đã xác định các chỉ tiêu tài chính của mình và thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, xem chỉ tiêu nào có thể hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch, chỉ tiêu nào không thể thực hiện được vào cuối kì kinh doanh và biện pháp giải quyết. Nhờ có sự điều chỉnh kịp thời nên công ty đã đạt được kết quả kinh doanh khá cao, được thể hiện một cách ngắn gọn qua bảng sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch năm 2002 & 2001
Chênh lệch năm 2003 & 2002
±
%
±
%
1. LNTT
1.579
4.155
5.261
2.576
163,14
1.106
26,62
2.Thuế TNDN
395
1.330
1.217
935
236,7
- 113
- 8,49
3. LNST
1.184
2.825
4.044
1.641
138.59
1.219
43,15
Nguồn: Báo cáo tài chính, P. Tài chính – Kế toán, CTXLĐ I
Một cách sơ bộ, ta thấy lợi nhuận của công ty năm 2002 tăng mạnh: tốc độ tăng là 163,14%, tới năm 2003 thì giảm xuống một chút, còn 26,62%, thuế TNDN phải nộp cũng tăng nhanh trong năm 2002: tăng 935 triệu đồng, tương ứng với 236,7%. Sở dĩ số thuế phải nộp tăng nhiều như vậy là do thu nhập chịu thuế của công ty tăng mạnh cộng với mức thuế suất áp dụng tăng từ 25% năm 2001 lên 32% vào năm 2002(theo Luật Thuế TNDN và Nghị định của Chính phủ số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/05/1998, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây dựng được áp dụng thuế suất 25% trong thời hạn 3 năm kể từ ngày1/01/1999, như vậy hết thời hạn 3 năm, vào năm 2002 công ty phải áp dụng mức thuế suất 32%), tới năm 2003 thì thu nhập chịu thuế của công ty tiếp tục tăng và mức thuế suất thuế TNDN áp dụng vẫn là 32%, nhưng trong phần thu nhập chịu thuế có một phần thu nhập khá lớn từ hoạt động góp vốn liên doanh với công ty Vina-Kinden và theo Luật thuế TNDN thì phần thu nhập này không phải chịu thuế TNDN; do vậy, số thuế TNDN năm 2003 mà công ty phải nộp có giảm một chút: 113 triệu dồng, tương ứng với 8,49%. Đây cũng là một lí do làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2003. Về mặt lượng thì lợi nhụân sau thuế năm 2002 tăng 1.641 triệu đồng so với...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top