Download miễn phí Tiểu luận Luận điểm cơ bản của Mác-Lê Nin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội





 Tính thực hiện của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào các điều kiện sau:

+) Kiên định mục tiêu xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Bởi vì, nếu thay đổi mục tiêu này, tất yếu sẽ dẫn đến thay đổi chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và cơ cấu kinh tế cũng biến đổi theo.

+) Hoàn thiện cơ chế quản lý, thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đáp ứng yêu cầu của định hướng phát triển nền kinh tế hướng về xuất khẩu, kết hợp với thay thế nhập khẩu ở giai đoạn cao.

+) Đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại. Phát triển kinh tế đối ngoại là nhằm từng bước đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với khu vực và thế giới để tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường, thu hút lao động, tạo việc làm, tạo ra sự tăng trưởng và phát triển bền vững.

+) Cải cách nền hành chính, tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Nền hành chính nước ta trước đây phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, vận hành theo cơ chế thị trường thì việc thay đổi nề nếp quản lý cũ cho phù hợp với nền kinh tế hàng hoá và từng bước hội nhập với quốc tế là tất yếu khách quan.

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hư thế nào do lợi nhuận mách bảo, sản xuất cho ai do thu nhập quyết định. Nguồn lực của xã hội được luân chuyển theo chiều ngang, không gian thị trường được mở rộng cho sự lựa chọn. Sự vận động của cung cầu và cạnh tranh đã làm bộc lộ một cách thực chất nguồn lực của xã hội. Nền kinh tế vận hành một cách khách quan. Nguồn lực của xã hội được lưu chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi có hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả cao. Tuy nhiên để hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường, kinh tế thị trường đầy đủ bao giờ cũng gắn với vai trò quản lý Nhà nước nhằm hạn chế tính tự phát của nó.
b) Kinh tế thị trường gắn liền với sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sản xuất kinh doanh:
Kinh tế thị trường tự bản thân nó là một nền kinh tế xã hội hoá gắn liền với chế độ sở hữu đa dạng, nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, nhiều loại quy mô. Sự đa dạng hoá về sở hữu, loại hình quy mô tạo điều kiện để giải phóng sức sản xuất xã hội, nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng. Kinh tế Nhà nước giữ vai trò định hướng, điều chỉnh nền kinh tế. Kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác làm cho nền kinh tế năng động. Kinh tế hợp tác sẽ là hình thức phổ biến hỗ trợ các hoạt động kinh tế, tăng sức mạnh của các tác nhân kinh tế.
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế do Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đang ra sức đẩy mạnh sản xuất, xây dựng một nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
c) Thay vì việc can thiệp trực tiếp đối với hoạt động kinh tế, Nhà nước định hướng, tạo môi trường điều tiết nền kinh tế:
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, những vấn đề cơ bản của kinh tế do Nhà nước quyết định, vì chưa có thị trường do đó Nhà nước can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế, nguồn lực của xã hội chủ yếu luân chuyển theo chiều dọc, qua nhiều tầng nấc đã hạn chế tính chủ động sáng tạo của người tiêu dùng và cá chủ thể sản xuất kinh doanh.Vì tập trung vào giải quyết những vấn đề cụ thể do đó những vấn đề quản lý vĩ mô không được coi trọng. Trong nền kinh tế thị trường với xu hướng dân chủ hoá, bản thân thị trường là một cơ chế điều tiết nền kinh tế một cách khách quan, nằm trong cơ chế ấy Nhà nước định hướng, dẫn dắt các nỗ lực phát triển, tạo sân chơi bằng phẳng cho cạnh tranh, điều tiết nền kinh tế bằng chính sách công cụ và thực lực kinh tế làm vai trò bà đỡ cho nền kinh tế phát triển .
d) Kinh tế thị trường là kinh tế mở:
Nhờ tự do, mở cửa, không gian thị trường được rộng mở, thị trường là một thể thống nhất thông suốt, hoà nhập thị trường thế giới. Nguồn lực của xã hội được mở rộng không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Trong điều kiện của xu hướng quốc tế toàn cầu hoá, mỗi quốc gia có thể tìm thấy lợi thế của mình trong quan hệ đa phương.
Đối với các nước kém và đang phát triển, mở cửa hội nhập là xu hướng tất yếu để có thêm nguồn lực cho sự phát triển: vốn, công nghệ, thị trường, quản lý, mặt khác đặt ra những yêu cầu mới cao hơn, có cả cơ hội và thách thức. Điều quan trọng là phải có chiến lược biết chuẩn bị về nội lực để tiếp thu một cách có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài.
e) Kinh tế thị trường gắn liền với những khuyết tật vốn có của nó:
Với đặc trưng cơ bản là dân chủ hoá, tự do cá nhân, coi trọng động lực lợi ích do đó dễ cường điệu lợi ích cá biệt, phá vỡ những cân đối chung, những cân đối tổng thể của nền kinh tế, coi trọng lợi ích kinh tế dễ bỏ qua những vấn đề xã hội, môi trường. Thị trường là cạnh tranh sẽ có kẻ thắng, người thua, nhưng thị trường vô tư không bảo vệ những người chiến bại. Cạnh tranh sớm muộn cũng dẫn đến độc quyền với những tác hại khôn lường; bóp méo sự vận động của cung cầu, giá cả. Chuyển sang kinh tế thị trường gắn liền với những thử thách về đạo đức nhân cách, những yếu tố truyền thống văn hoá.
f) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện bản lĩnh chính trị của công cuộc đổi mới ở nước ta, về thực chất không phải là chuyển sang kinh tế thị trường bất kỳ mà có hướng đích.
Khó khăn lớn nhất xưa nay trong lý luận kinh tế chưa có luận đề này.Từ khi đổi mới chuyển sang kinh tế thị trường, kinh tế phát triển, chính trị ổn định, niềm tin của nhân dân vào chế độ xã hội mới được củng cố. Thành tựu của công cuộc đổi mới đã cho chúng ta một cách nhìn khách quan hơn về kinh tế thị trường. ý tưởng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xuất hiện trong quá trình đổi mới được thực tiễn kiểm chứng có sức thuyết phục.
Lịch sử và thực tiễn đã chứng tỏ kinh tế thị trường có thể chung sống với nhiều chế độ xã hội, là thành tựu của nhân loại do đó nó không mang bản chất và được coi như một phương tiện, một hình thức kinh tế gắn liền với một thiết chế chính trị và ý tưởng của Nhà nước đương quyền. Chủ nghĩa xã hội với mục tiêu tốt đẹp nhân văn cần sử dụng động lực của kinh tế thị trường làm cho“dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh“ đó là mục tiêu cao cả của chế độ xã hội mà Đảng và nhân dân ta đang hướng tới.
Thực tiễn hơn 10 năm đổi mới chứng tỏ nước ta, chuyển sang kinh tế thị trường là một sự tiến bộ, là những tiền đề vật chất để khẳng định nguyên lý mới. Chỗ giống nhau của mọi chế độ xã hội là sử dụng động lực kinh tế thị trường vào mục tiêu phát triển. Chỗ khác nhau là ai lái cỗ xe đó, lợi ích thuộc về ai, tính nhân đạo và nhân văn của chế độ kinh tế. ở nước ta kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng và có sự quản lý của Nhà nước, lợi ích vì dân do dân, tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu gắn liền với xoá đói giảm nghèo.. .
Chuyển sang kinh tế thị trường là một sự thay đổi lớn lao phải có thời gian và công sức tạo dựng và tính bằng thập kỷ. Những thành tựu đạt được trong bước khởi đầu của sự chuyển đổi giúp chúng ta có thêm niềm tin vào thắng lợi cuối cùng như ước muốn giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh:” ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Từ thực tiễn 10 năm đổi mới, nhờ chuyển sang kinh tế thị trường mà đất nước đã có những thay đổi lớn lao, nhiều vùng xưa kia cùng kiệt đói nay đã trở nên khá giả. Những vấn đề thiết thân đến cuộc sống con người như ăn, mặc, ở, học hành đã có những thay đổi lớn lao. Nhờ phát triển kinh tế chúng ta có điều kiện để giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội việc làm, đời sống, xoá đói giảm nghèo, chính sách xã hội. Rõ ràng lấy thực tiễn để kiểm chứng những vấn đề lý luận giữa kinh tế thị trường và xã hội chủ nghĩa không khiên cưỡng mà là một sự dung hợp tương hỗ, càng đổi mới chuyển sang kinh tế thị trường càn...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top