muahoangyen_08

New Member

Download Luật Thuế thu nhập cá nhân với vấn đề đánh thuế trùng và bỏ lọt thuế miễn phí





Xét trên phương diện thuế thu nhập và theo nguyên tắc không đánh thuế trùng thì mỗi khoản thu nhập phát sinh chỉ phải chịu một lần thuế. Điều đó có nghĩa là nếu một khoản thu nhập đã chịu TTNCN thì đương nhiên không phải chịu TTNDN và ngược lại, nếu chịu TTNDN thì không thuộc diện chịu TTNCN nữa. Vì giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và bản thân doanh nghiệp không có sự tách bạch tài sản nên thu nhập phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp chỉ phải chịu một lần thuế thu nhập. Việc quyết định chủ doanh nghiệp tư nhân là đối tượng nộp loại thuế nào phụ thuộc vào ý chí của nhà làm luật. Quốc hội Việt Nam sau khi cân nhắc kỹ lưỡng đến các mức thuế suất cũng như xét đến chủ trương khuyến khích người dân đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh đã quyết định loại trừ chủ doanh nghiệp tư nhân khỏi đối tượng nộp TTNCN mà khoản thu nhập của chủ thể này thuộc diện chịu TTNDN (2).



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Luật Thuế thu nhập cá nhân với vấn đề đánh thuế trùng và bỏ lọt thuế
Luật Thuế thu nhập cá nhân (TTNCN) được Quốc hội thông qua ngày 21/12/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 là một trong những đạo luật có phạm vi tác động rộng lớn tới đại bộ phận dân cư trong xã hội. Nếu như trước đây, TTNCN chỉ áp dụng đối với những người có thu nhập cao theo Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (1), thì nay, hầu hết các khoản thu nhập của cá nhân đều phải chịu thuế trên cơ sở có tính đến giảm trừ gia cảnh, trừ một số thu nhập đặc biệt được quy định tại Điều 4 của Luật TTNCN, như thu nhập từ thừa kế giữa cha mẹ và con, vợ chồng hay anh chị em ruột với nhau, thu nhập từ lương hưu hay từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng... thì được miễn TTNCN.
Các khoản thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật TTNCN được chia thành 10 lĩnh vực, bao gồm thu nhập từ: (i) kinh doanh; (ii) tiền lương, tiền công; (iii) đầu tư vốn; (iv) chuyển nhượng vốn; (v) chuyển nhượng bất động sản; (vi) trúng thưởng; (vii) bản quyền; (viii) nhượng quyền thương mại; (ix) nhận thừa kế trong một số trường hợp; và (x) nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản phải đăng ký sở hữu hay đăng ký sử dụng. Bài viết này chỉ đi sâu phân tích các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh từ hoạt động đầu tư vốn vào các doanh nghiệp để xác định khi nào thì những thu nhập này trở thành thu nhập chịu thuế và chủ sở hữu doanh nghiệp trở thành đối tượng nộp TTNCN.
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định 4 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm có công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên), công ty cổ phần và công ty hợp danh. Trong hoạt động kinh doanh, bản thân doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TTNDN) nếu có phát sinh thu nhập chịu thuế. Câu hỏi đặt ra là, trường hợp nào thì chủ sở hữu doanh nghiệp phải nộp TTNCN? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần ghi nhớ nguyên tắc xác định đối tượng nộp thuế. Thuế thu nhập là thuế trực thu, đánh trực tiếp trên thu nhập của các tổ chức và cá nhân nên chủ thể nào có thu nhập thì chủ thể ấy là đối tượng chịu thuế và đồng thời là đối tượng nộp thuế. Như vậy, khi doanh nghiệp đã chịu TTNDN thì chủ sở hữu của nó chỉ phải chịu TTNCN nếu chủ doanh nghiệp và bản thân doanh nghiệp là những “người” độc lập với nhau. Với tư cách cá nhân, chủ doanh nghiệp là những con người độc lập, tồn tại một cách hữu hình trên thực tế. Doanh nghiệp sẽ được coi là “người” nếu doanh nghiệp ấy có tư cách pháp nhân. Hiểu một cách đơn giản, pháp nhân là “con người” do pháp luật sinh ra. Mặc dù chỉ tồn tại vô hình (tồn tại trên giấy tờ), nhưng cũng giống như cá nhân - con người hữu hình, pháp nhân được coi là một thực thể pháp lý độc lập. Như vậy, để trả lời câu hỏi trường hợp nào chủ doanh nghiệp phải chịu TTNCN thì cần trở về với cơ sở lý thuyết cơ bản, đó là nghiên cứu tư cách pháp nhân của các loại hình doanh nghiệp, cũng như sự tách bạch tài sản giữa doanh nghiệp và chủ sở hữu của nó.
Điều 84 Bộ luật Dân sự 2005 quy định bốn tiêu chí để xác định tư cách pháp nhân của một tổ chức, theo đó, một tổ chức có tư cách pháp nhân nếu: (i) được thành lập hợp pháp; (ii) có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (iii) có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; và (iv) nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Dấu hiệu quan trọng nhất, có vai trò quyết định đến tư cách pháp nhân của một tổ chức là tổ chức đó phải có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Doanh nghiệp nếu đồng thời thỏa mãn các dấu hiệu trên thì được coi là một pháp nhân kinh tế. 
Trước hết, chúng ta xem xét loại hình doanh nghiệp tư nhân. Hiểu theo Luật Doanh nghiệp 2005, đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, nếu doanh nghiệp tư nhân nợ thì chủ doanh nghiệp phải trả nợ thay. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đến cùng về mọi khoản nợ đã phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trách nhiệm trả nợ đến cùng, nghĩa là nợ bao nhiêu trả bấy nhiêu, bao gồm cả gốc và lãi phát sinh (nếu có) đối với một khoản nợ được khoa học pháp lý gọi là trách nhiệm vô hạn. Như vậy, giữa chủ doanh nghiệp và bản thân doanh nghiệp không có sự tách bạch về mặt tài sản, tài sản của chủ doanh nghiệp cũng là của doanh nghiệp và ngược lại. Vì lý do này, doanh nghiệp tư nhân không được coi là một thực thể pháp lý độc lập, tức là không có tư cách pháp nhân. Phân tích trên cho thấy trong quá hoạt động kinh doanh, các khoản nợ và thu nhập của doanh nghiệp cũng chính là nợ và thu nhập của chủ doanh nghiệp.
Xét trên phương diện thuế thu nhập và theo nguyên tắc không đánh thuế trùng thì mỗi khoản thu nhập phát sinh chỉ phải chịu một lần thuế. Điều đó có nghĩa là nếu một khoản thu nhập đã chịu TTNCN thì đương nhiên không phải chịu TTNDN và ngược lại, nếu chịu TTNDN thì không thuộc diện chịu TTNCN nữa. Vì giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và bản thân doanh nghiệp không có sự tách bạch tài sản nên thu nhập phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp chỉ phải chịu một lần thuế thu nhập. Việc quyết định chủ doanh nghiệp tư nhân là đối tượng nộp loại thuế nào phụ thuộc vào ý chí của nhà làm luật. Quốc hội Việt Nam sau khi cân nhắc kỹ lưỡng đến các mức thuế suất cũng như xét đến chủ trương khuyến khích người dân đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh đã quyết định loại trừ chủ doanh nghiệp tư nhân khỏi đối tượng nộp TTNCN mà khoản thu nhập của chủ thể này thuộc diện chịu TTNDN (2).
Như vậy, việc chủ doanh nghiệp tư nhân không là đối tượng nộp TTNCN xuất phát từ lý do doanh nghiệp tư nhân không phải là một pháp nhân, không có tài sản riêng và không độc lập chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình. Nếu khoản thu nhập đồng thời phải chịu TTNCN và TTNDN thì sẽ dẫn đến tình trạng đánh thuế trùng.
Ngoài doanh nghiệp tư nhân, trong thực tế còn có loại hình doanh nghiệp một chủ khác, đó là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Luật Doanh nghiệp 2005 quy định công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (3) . Như vậy, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã đưa vào kinh doanh, tức là có sự tách bạch về mặt tài sản của chủ sở hữu công ty với bản thân công ty. Nói cách khác, tài sản được đưa vào kinh doanh trở thành tài sản của công ty mà không còn là tài sản của chủ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top