Download Ly hôn có yếu tố nước ngoài miễn phí
Một hạn chế của hệ thuộc nơi cư trú và đặc biệt là hệ thuộc nơi thường trú, đó là trong
một số trường hợp, chúng ta không thể xác định được chính xác hệ thuộc cần áp
dụng. Ví dụ: Đối với những người lao động nhập cư, chúng ta không thể biết họ muốn
cư trú lâu dài hay chỉ muốn tạm trú tại nước tiếp nhận lao động. Ngoài ra, cá nhân có
thể khai báo không đúng sự thật để lẩn tránh pháp luật, bởi vì định nghĩa về nơi cư trú
của một người thể hiện ý định cư trú của người đó. Hạn chế này thường không xảy ra
đối với hệ thuộc nơi thường trú, tuy nhiên, hệ thuộc này lại có hạn chế khác, đó là: nơi
thường trú thường xuyên thay đổi, làm ảnh hưởng đến hiệu lực của quyết định ly hôn.
Nếu ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi vợ chồng thường trú thì khi nơi
thường trú thay đổi, liệu hiệu lực của quyết định ly hôn có thay đổi theo pháp luật của
nơi thường trú mới hay không?
Cũng có thể xảy ra trường hợp vợ chồng không cư trú hay không thường trú tại cùng
một nước. Trong trường hợp này, chúng ta có thể áp dụng trở lại hệ thuộc "luật quốc
tịch chung", nếu vợ chồng cùng chung quốc tịch (P. Lagarde)
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀICũng giống như mọi vấn đề liên quan đến quy chế nhân thân, vấn đề ly hôn có yếu tố
nước ngoài bắt nguồn từ hiện tượng di dân. Vợ, chồng có thể là công dân của những
nước khác nhau hay có thể có cùng quốc tịch nhưng cư trú tại những nước khác
nhau; thậm chí, vợ chồng có thể không cùng quốc tịch và nơi cư trú: do người vợ hoặc
người chồng đi lao động ở nước ngoài xa gia đình hay đơn giản là do hai người đã ly
thân trên thực tế để chuẩn bị chính thức chấm dứt quan hệ hôn nhân. Nhìn từ góc độ
xã hội học, có thể nhận thấy rằng hiện nay, ở nhiều nước, nguy cơ tan vỡ gia đình
ngày một gia tăng do tác động của nhiều yếu tố khác nhau: người phụ nữ ngày càng
trở nên độc lập hơn; tuổi thọ của con người được nâng cao; quan niệm truyền thống
về ly hôn dần thay đổi: ly hôn không còn bị coi là một tội lỗi.
Do mỗi quốc gia có một cách nhìn nhận khác nhau về hôn nhân, dẫn đến sự khác biệt
trong quy định của nội luật nên ly hôn có yếu tố nước ngoài thực sự đặt ra vấn đề
xung đột pháp luật. Thực vậy, chỉ liên quan đến các trường hợp ly hôn, chúng ta cũng
có thể nhận thấy rất nhiều quan điểm khác nhau về căn cứ ly hôn: từ quan điểm chặt
chẽ về ly hôn do có yếu tố lỗi của vợ hay chồng cho đến quan điểm thoáng hơn về ly
hôn do ly thân từ hai năm trở lên và cuối cùng là quan điểm cởi mở hơn nữa với
trường hợp thuận tình ly hôn và chấm dứt chung sống (trường hợp này mới phát triển
tại Pháp). Sự đa dạng về quan điểm đối với vấn đề ly hôn đồng thời cũng tác động
nhất định đến những quy định về thủ tục ly hôn, vốn có quan hệ chặt chẽ với vấn đề
nội dung. Hiện nay, nhiều quốc gia đã chuyển từ quan điểm thứ nhất (ly hôn do lỗi)
sang quan điểm thứ ba (thuận tình ly hôn).
Ngày nay, những khác biệt giữa các nước trong vấn đề ly hôn đã có xu hướng giảm
bớt. Những nước trước đây từng phản đối ly hôn thì giờ đây cũng đã chấp nhận khái
niệm này. Có thể nói, hiện nay, không còn nước nào không cho phép ly hôn. Các quy
định về căn cứ ly hôn cũng dần thống nhất với nhau. Mặc dù vậy, quy định của các
nước về ly hôn cũng chưa hẳn đã hoàn toàn thống nhất: tùy nước mà ly hôn có thể
đơn giản hay phức tạp. Điều này khiến cho khi xảy ra tranh chấp, vợ chồng có thể lợi
dụng những điểm khác biệt này để lẩn tránh pháp luật.
Ngoài ra, ly hôn cũng vấn đề nhạy cảm thể hiện sự xung đột giữa các nền văn hóa, bởi
vì ly hôn khiến cho chúng ta nhìn nhận lại một vấn đề cơ bản đối với một số quốc gia,
đó là vấn đề bình đẳng nam-nữ. Đặc biệt, pháp luật của các nước Hồi giáo, vốn dựa
trên tư tưởng trọng nam khinh nữ, còn cho phép người chồng được đơn phương chấm
dứt hôn nhân.
Theo quan điểm phổ biến nhất hiện nay, ly hôn là "chế định có hình thức của một vụ
kiện". Ở những nước theo hệ thống luật Common Law, ly hôn chỉ đơn giản đặt ra vấn
đề về thẩm quyền của Tòa án thụ lý hồ sơ: Nếu một Tòa án có thẩm quyền thụ lý hồ
sơ thì Tòa án đó sẽ áp dụng pháp luật nước mình. Trong khi ở những hệ thống luật
khác, nếu vụ việc có yếu tố nước ngoài thì cần tách biệt hai vấn đề là pháp luật áp
dụng và thẩm quyền của Tòa án; đồng thời, cũng phải tính đến vấn đề công nhận
quyết định ly hôn của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Chính vì vậy, bài trình bày
này sẽ đề cập lần lượt hai vấn đề sau: xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét
xử.
I. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
Do thời gian có hạn nên tui sẽ chỉ trình bày các quy định về căn cứ ly hôn. Ly hôn là
vấn đề thuộc về quy chế nhân thân và do vậy, chịu sự điều chỉnh của pháp luật nhân
thân (Luật nơi cư trú của đương sự hay luật của nước mà đương sự mang quốc tịch).
Về điểm này, người ta nhận thấy có sự do dự trong việc lựa chọn giữa hệ thuộc luật
nơi cư trú của đương sự và hệ thuộc luật của nước mà đương sự mang quốc tịch.
A. HỆ THUỘC LUẬT QUỐC TỊCH
Hệ thuộc luật này thể hiện quan điểm truyền thống về chủ quyền và thẩm quyền của
một quốc gia đối với công dân của nước mình tại nơi họ cư trú. Tuy nhiên, vấn đề này
lại đặt ra một số khó khăn về mặt thực tiễn và thậm chí là cả về mặt lý luận.
1. Khó khăn về mặt thực tiễn: tình trạng một người có nhiều quốc tịch hay không
quốc tịch
Khó khăn lớn nhất là tình trạng một người có nhiều quốc tịch. Tình trạng này hiện khá
phổ biến, do pháp luật của nhiều nước cho phép phụ nữ sau khi kết hôn với người
nước ngoài vẫn được giữ quốc tịch gốc. Một lý do khác, đó là phụ nữ có quyền yêu cầu
cho con cái được mang quốc tịch của mẹ. Do vậy, nhiều trẻ em sinh ra có hai quốc
tịch. Đối với xung đột về quốc tịch, có hai giải pháp truyền thống, đó là: