Download miễn phí Chuyên đề Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ 3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG 5
1.1. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1.1.Khái niệm về Ngân hàng thương mại 5
1.1.2.Những hình thức tín dụng của Ngân hàng thương mại 6
1.1.2.1. Phân loại theo hình thức cấp tín dụng 6
1.1.2.2. Phân loại theo thời gian 8
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của cho vay tiêu dùng 9
1.2.2. Lợi ích của cho vay tiêu dùng 11
1.2.2.1. Lợi ích đối với Ngân hàng 11
1.2.2.2. Lợi ích đối với khách hàng 12
1.2.2.3. Lợi ích đối với kinh tế - xã hội 13
1.2.3. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 14
1.2.3.1. Đặc điểm về đối tượng vay tiêu dùng 14
1.2.3.2. Đặc điểm về mục đích cho vay tiêu dùng 15
1.2.3.3. Đặc điểm về nhu cầu và quy mô cho vay tiêu dùng 15
1.2.3.4. Đặc điểm về mức độ rủi ro của cho vay tiêu dùng 16
1.2.3.5. Đặc điểm về chi phí của cho vay tiêu dùng 17
1.2.3.6. Đặc điểm về lãi suất của cho vay tiêu dùng 17
1.2.3.7. Đặc điểm về nguồn trả nợ của các khoản vay tiêu dùng 18
1.2.3.8. Đặc điểm về lợi nhuận của cho vay tiêu dùng 19
1.2.4. Phân loại cho vay tiêu dùng 19
1.2.4.1. Căn cứ vào mục đích vay 19
1.2.4.2. Căn cứ vào cách hoàn trả khoản vay 19
1.2.4.3. Căn cứ vào biện pháp đảm bảo tiền vay 21
1.2.4.4. Căn cứ vào nguồn gốc khoản vay 21
1.2.5. Quy trình nghiệp vụ của cho vay tiêu dùng 22
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng 24
1.2.6.1. Nhóm các nhân tố vĩ mô 24
1.2.6.2. Nhóm các nhân tố vi mô 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 30
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 30
2.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội 30
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội thời gian qua 33
2.1.4.1. Kết quả một số lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội 33
2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội 41
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 44
2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay tiêu dùng 44
2.2.1.1. Những văn bản Luật do Nhà nước ban hành 44
2.2.1.2. Những văn bản Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội ban hành 45
2.2.2. Các hình thức cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội 46
2.2.3. Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Quân đội 52
2.2.4. Phân tích tín dụng 54
2.2.5. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội 58
2.2.5.1. Diễn biến cho vay tiêu dùng trong thời kỳ 2004 - 2006 59
2.2.5.2. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay 61
2.2.5.3. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm 63
2.2.5.4. Tình hình nợ quá hạn cho vay tiêu dùng 67
2.2.5.5. Thu từ lãi của hoạt động cho vay tiêu dùng 68
2.2.6. Đánh giá khái quát về cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội 70
2.2.6.1. Thành tựu đạt được 70
2.2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân 70
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 74
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 74
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 75
3.2.1. Giải pháp về sản phẩm dịch vụ 75
3.2.1.1. Hoàn thiện các sản phẩm hiện có 76
3.2.1.2. Triển khai các sản phẩm mới 79
3.2.2. Đơn giản hóa điều kiện cho vay 80
3.2.3. Tăng cường hoạt động Marketing 80
3.2.4. Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng và tăng cường bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng 82
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 83
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 83
3.3.2. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 83
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG 86
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-14-chuyen_de_mo_rong_cho_vay_tieu_dung_tai_ngan_hang.RmfVdFDUeG.swf /tai-lieu/chuyen-de-mo-rong-cho-vay-tieu-dung-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-quan-doi-76845/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động của NHTMCPQĐ trong một vài năm
(Nguồn báo cáo thường niên NHTMCPQĐ hàng năm)
Về hoạt động tín dụng
Như các Ngân hàng thương mại khác, hoạt động tín dụng chiếm một tỷ trọng cao trong danh mục đầu tư của Ngân hàng Quân đội. Năm 2004, tổng dư nợ đạt 3921,3 tỷ đồng tăng 32,2% so với đầu năm. Năm 2005, hoạt động sử dụng vốn đạt hiệu quả khá cao, dư nợ tín dụng là 4470,2 tỷ đồng, tăng gần 14% so với năm 2004. Đến năm 2006, dư nợ đạt 6181,59 tỷ đồng tăng 38,3% so với năm 2005, tăng 6,58% so với kế hoạch đề ra.
Trong những năm qua, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội luôn tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay, tích cực thu hồi nợ đọng, từng bước xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động của quản lý tín dụng các cấp, thực hiện nghiêm túc Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước. Với quan điểm “Mở rộng tín dụng trên cơ sở kiểm soát được rủi ro tín dụng” trong quá trình phát triển tín dụng của mình, NHTMCPQĐ đã mở rộng thêm nhiều hình thức cho vay mới: cho vay mua ô tô trả góp, cho vay du học, cho vay cổ phần hóa, tài trợ xuất nhập khẩu… Thế nên các hoạt động này đã đạt được hiệu quả cao và đóng góp một phần không nhỏ vào thành công chung của hoạt động tín dụng nói chung. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu thị trường, chọn lựa khách hàng, thẩm định, giải ngân, thu hồi nợ… được tiến hành một cách rất chặt chẽ, theo đúng quy trình nghiệp vụ. Vì vậy, các khoản nợ quá hạn mới phát sinh của Ngân hàng đã giảm thiểu, phần lớn nợ đọng được thu hồi nhanh chóng và tỷ lệ nợ quá hạn vẫn nằm trong hạn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Theo báo cáo thường niên năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 2,3,4,5 là 6,85%, tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 3,4,5 đạt 2,85%.
Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ của NHTMCPQĐ qua các năm
(Nguồn báo cáo thường niên NHTMCPQĐ hàng năm)
Về các hoạt động phi tín dụng
Với thời gian hoạt động 12 năm qua, bên cạnh hoạt động tín dụng Ngân hàng Quân đội cũng chú trọng tới phát triển các dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng để có thể đáp ứng khách hàng một cách nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn, thuận tiện, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Đặc biệt trong năm 2006, Ngân hàng Quân đội đã triển khai nhiều dịch vụ mới như dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking… và kết hợp với những dịch vụ đã có góp phần vào kết quả chung của NHTMCPQĐ.
Về hoạt động bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội trong nhiều năm liền đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, đóng góp nhiều lợi nhuận cho chính Ngân hàng. Năm 2004, tổng số dư bảo lãnh đạt 1.163,6 tỷ đồng.Năm 2005, tổng số dư bảo lãnh là 1330 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm trước. Doanh số bảo lãnh tăng mạnh mà chất lượng bảo lãnh vẫn được đảm bảo. Kể từ khi cung cấp dịch vụ, NHTMCPQĐ vẫn chưa phải thực hiện một nghĩa vị bảo lãnh nào. Tổng phí bảo lãnh thu được ngày càng tăng. Năm 2005 tăng 45,26% so với năm 2004; năm 2006 thu phí bảo lãnh đạt 24,031 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đã góp phần đưa NHTMCPQĐ trở thành Ngân hàng có phí bảo lãnh thu được cao nhất trong hệ thống các Ngân hàng thương mại cổ phần.
Về hoạt động kinh doanh thẻ
Năm 2004 là năm đầu tiên Ngân hàng Quân đội triển khai sản phẩm thẻ ATM Active Plus. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Ngân hàng Quân đội và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cùng 11 Ngân hàng thành viê khác. Sản phẩm thẻ ATM Active Plus của NHTMCPQĐ có những điểm vượt trội hơn các sản phẩm thẻ ATM khác, khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ sẽ được bảo hiểm cá nhân 24 giờ trong ngày tại công ty Bảo hiểm Viễn Đông. Kết quả đạt được của hoạt động này là rất khả quan. Năm 2006 tổng số thẻ phát hành toàn hệ thống là 36.562 thẻ, tăng 4,54 lần so với đầu năm, triển khai lắp đặt 52 POS và 32 ATM. Với mục tiêu đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm thẻ, NHTMCPQĐ đang tích cực hoàn thiện đề án, ổn định tổ chức, đầu tư thiết bị, công nghệ, bổ sung nhân lực, mở rộng quan hệ hợp tác để mở ra một thời kỳ phát triển mới đối với hoạt động dịch vụ thẻ.
Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Ngân hàng Quân đội thực hiện hoạt động kinh doanh này không chỉ phục vụ các khách hàng có nhu cầu mà còn phục vụ cho chinh Ngân hàng. Doanh thu và lợi nhuận luôn tăng cao. Đến 31 tháng 12 năm 2006, lợi nhuận tăng 40% so với năm trước, đạt 35,64 tỷ đồng.
Về hoạt động thanh toán quốc tế
Ngân hàng Quân đội bắt đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế vào năm 1996. Cho đến nay, hoạt động này đã phát triển vững chắc, nâng cao vị thế của NHTMCPQĐ trên thị trường tài chính tiền tệ. Về tổng kinh ngạch xuất khẩu: Năm 2005 là 691 triệu USD và Năm 2006 tăng lên 14,5% đạt 791,407 triệu USD. Cùng với doanh thu tăng, thu phí dịch vụ cũng tăng vào năm 2006 đạt 15,6 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch, tăng 13,87% so với cùng kỳ năm trước. Về quan hệ với các Ngân hàng đại lý có nhiều bước tiến. Năm 2005, Ngân hàng Quân đội chỉ mới thiết lập quan hệ đại lý với 350 Ngân hàng khắp các khu vực. Thì nay, năm 2006 NHTMCPQĐ đã tạo dựng quan hệ với 500 Ngân hàng và chi nhánh trên toàn thế giới. Ngoài ra, Ngân hàng còn được một số Ngân hàng lớn trên thế giới cấp hạn mức tín dụng xác nhận L/C với giá trị lớn, rút ngắn thời gian thông báo L/C tại thị trường trung Quốc và thực hiện tốt hoạt động thanh toán hàng đổi hàng với các Ngân hàng Nga.
Về phát triển nguồn nhân lực
Khi mới thành lập, Ngân hàng Quân đội chỉ có 25 nhân viên. Nhưng hơn 12 năm hoạt động vừa qua, đội ngũ nhân viên không ngừng tăng lên. Trong năm 2005, nhận rõ vị trí trọng yếu của chiến lược phát triển nguồn nhân lực, ngoài việc tuyển dụng bổ sung trên 200 cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, NHTMCPQĐ đã liên tục tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực chuyên nghiệp cho cán bộ nhân viên, chú trọng bố trí sắp xếp nhân sự, không ngừng cải thiện các chính sách đối với người lao động, chăm lo văn hóa Ngân hàng với phương châm “vững vàng - hợp tác - tin cậy”. Tính đến cuối năm 2006, NHTMCPQĐ có đến 1050 cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống, trong đó 820 cán bộ nhân viên thuộc Hội sở và các chi nhánh, 230 thuộc các công ty trực thuộc, hơn 75% số cán bộ nhân viên có bằng đại học và trên đại học.
Về phát triển mạng lưới và công ty trực thuộc
Năm 1994, khi NHTMCPQĐ vừa mới được thành lập chỉ có 1 điểm giao dịch, cơ sở vật chất hết sức khiêm tốn. Trong suốt thời gian hoạt động của mình, Ngân hàng Quân đội đã rất chú trọng tới phát triển và mở rộng mạng lưới các chi nhánh, các phòng giao dịch trên tất cả các vùng miền. Năm 2005, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của Ngân hàng là 25, có 2 công ty trực thuộc và Hội sở chính được chuyển về Tòa nhà Ngân hàng Quân đội tạ...