vn.alex

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Nội dung về công tác giám sát của bảo hiểm tiên gửi Việt Nam





 Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. Do vậy, số lượng các Ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng lớn. Như từ khi Chi nhánh khai trương hoạt động đến tháng 3/ 2005 đã có 6 NHTMCP đăng ký và quý III/2005 đã có 7 đơn vị: Ngân hàng Nhà Hà Nội, Ngân hàng ngoài Quốc Danh, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam, Ngân hàng Kỹ Thương, Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Đông Nam Á, Ngân hàng Hàng Hải. Qua công tác giám sát, không có một đơn vị nào không tự giác đăng ký tham gia BHTG. Đây là kết quả thể hiện việc giám sát công bằng, chặt chẽ và việc đôn đốc nhắc nhở kịp thời của Chi nhánh BHTGVN khu vực Hà Nội. Đồng thời nó còn khẳng định được vai trò của BHTGVN đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


m đầu tháng thứ nhất của quý trước sát với quý thu phí BHTG.
- S1, S2 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm ở cuối các tháng thứ nhất, thứ hai, thứ ba của quý trước sát với quý thu phí BHTG.
- 0.15/100 x 4 là tỷ lệ phí phải nộp cho một quý trong năm.
Số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp được tính làm tròn đến đơn vị nghìn đồng.
Đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có số phí bảo hiểm tiền gửi bình quân phải nộp tính được cho một quý nhỏ hơn 500.000đ thì việc nộp phí bảo hiểm tiền gửi được thực hiện theo hướng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại công văn số 220/CV- BHTG ngày 6/9/2001 và công văn số 22/CV- BHTG, ngày 5/2/2002.
Đối chiếu với số phí phải nộp (đã tính toán ở trên) với số phí thực nộp của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo báo cáo của phòng kế toán để xác định số phí nộp thừa, thiếu và có biện pháp xử lý phù hợp.
Giám sát việc chấp hành thời hạn nộp phí của Ngân hàng thương mại cổ phẩn khi tham gia bảo hiểm tiền gửi
- Nếu ngân hàng thương mại cổ phần tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí theo định kỳ Quý thì số phí được nộp vào tài khoản của BHTGVN chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý thu phí BHTG.
- Nếu Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí 1 năm 2 lần thì số phí được nộp vào tài khoản của BHTGVN chậm nhất vào ngày 20 tháng 1 và ngày 20 tháng 7 hàng năm.
- Nếu Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí 1 năm 1 lần thì số phí được nộp vào tài khoản của BHTGVN chậm nhất vào ngày 20 tháng 1 hàng năm.
Giám sát việc nộp các thông tin báo cáo theo quy định
+ Hồ sơ pháp lý: giám sát việc có thay đổi đối tượng hoạt động, nội dung kinh doanh, hội đồng quản trị …có phù hợp với quy định của pháp luật không.
+ Báo cáo tài chính
Giám sát về an toàn trong hoạt động Ngân hàng
Cơ cấu tài sản nợ, tài sản có
Cơ cấu tài sản nợ
* Vốn huy động
- Từ khách hàng ( thị trường 1)
- Từ các tổ chức tín dụng (thị trường 2)
* Vốn vay
- Vay từ Ngân hàng nhà nước
- Vay từ các tổ chức tín dụng khác
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
* Vốn và các quỹ
* Tài sản nợ khác
* Lãi, lỗ trong kinh doanh
Trong cơ cấu tài sản nợ, căn cứ bảng cân đối tài khoản kế toán và báo cáo thống kê liên quan đến tách một số chỉ tiêu sau:
- Các loại tiền gửi thuộc đối tượng
- Các khoản nợ Chính phủ, nợ NHNN và các tổ chức tín dụng khác.
- Các khoản BHTGVN hỗ trợ dưới các hình thức:
+ Cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm
+ Thực hiện nghĩa vụ trả thay bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm.
Đánh giá cơ cấu và diễn biến tài sản nợ
Cơ cấu ổn định và có chiều hướng tăng trưởng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần. Khi đánh giá nội dung này cần chú ý một số vấn đề sau:
- Tỷ trọng vốn huy động ở thị trường 1 so với tổng số vốn huy động. Nếu vốn huy động chủ yếu ở thị trường 1 thì trong hoạt động sẽ nhiều thuận lợi, ít bị ảnh hưởng bởi những biến động bất thường trong quan hệ cung cầu tiền tệ hơn là dựa vào nguồn vốn huy động ở thị trường 2. Chi phí cũng thấp hơn tương đối so với dựa vào nguồn vốn thị trường 2.
- Tỷ trọng vốn huy động bằng VND so với tổng vốn huy động. Nếu vốn huy động bằng đòng VND chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn huy động, ngân hàng sẽ tránh được rủi ro tỷ giá hối đoái.
- Tỷ trọng tiền gửi thanh toán so với tổng vốn huy động. Nếu tỷ lệ này cao, ngân hàng sẽ dễ gặp phải rủi ro thanh khoản hơn, yêu cầu về dự trữ để đảm bảo htnh toán cũng cao hơn.
- Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm so với tổng vốn huy động. Nếu tỷ lệ này cao, ngân hàng có thể ít gặp phải rủi ro thanh khoản hơn, yêu cầu về dự trữ để đảm bảo thanh toán cũng thấp hơn.
- Mối tương quan giữa vốn huy động có kỳ hạn và không kỳ hạn. Nguồn vốn có kỳ hạn thường có nhiều ưu điểm hơn nguồn vốn không kỳ hạn. Nếu nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn thì cơ cấu càng ổn định. Tuy nhiên, cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn như lãi suất, sự biến động của thị trường.
- Nguyên nhân tăng, giảm nguồn vốn: nếu nguồn vốn huy động tăng vào loại có lãi suất cao sẽ bất lợi cho hoạt động kinh doanh.
- Uy tín của Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia bảo hiểm tiền gửi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số lượng chi nhánh và nơi đặt các địa điểm chi nhánh, sự đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế…
- Những biến động không bình thường về huy động vốn, đặc biệt là tiền gửi bằng VND: sự biến động không bình thường này được thể hiện thông qua sự tăng, giảm đột biến của tổng tiền gửi, tổng tiền vay.
Tài sản có
Cơ cấu tài sản có
* Tài sản có nội bảng
- Cho vay; cho vay các tổ chức kinh tế, cho vay cá nhân, cho vay các tổ chức tín dụng khác. Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều hình thức phân loại khác nhau: theo thời gian, mục đích sử dụng, loại bảo hiểm…
- Đầu tư: góp vốn mua cổ phần, hùn vốn
- Vốn khả dụng
- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác
- Tài sản cố định
- Tài sản khác
* Tài sản có ngoại bảng
- Bảo lãnh, cho vay vốn
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh dự thầu
- Các hình thức cam kết bảo lãnh khác cho tổ chức, cá nhân: cam kết giao dịch hối đoái, tài trợ khác, cho thuê tài chính.
Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều hình thức phân loại khác nhau: theo cách phát hành: bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh gián tiếp, bảo lãnh được xác nhận, đồng bảo lãnh, theo hình thức sử dụng: bảo lãnh có điều kiện và bảo lãnh vô điều kiện.
Đánh giá diễn biến và cơ cấu tài sản có
Khi đánh giá nội dung này cần chú ý xem xét các tiêu chí sử dụng:
- Tỷ lệ tài sản có sinh lời/tổng tài sản có: tỷ lệ nàycao phản ánh chất lượng quản lý và hiệu suất sử dụng vốn.
- Tỷ lệ thanh khoản của tài sản = (dự trữ sơ cấp + dự trữ thứ cấp/tổng tài sản.) Tỷ lệ này cao phản ánh đảm bảo khả năng thanh khoản nhưng tính sinh lời thấp
- Tỷ lệ cho vay ngắn hạn/ tổng tài sản so với tỷ lệ cho vay trung, dài hạn/ tổng tài sản.
Ngoài ra, cần quan tâm đến một số nhân tố tác động đến cơ cấu đầu tư như sau:
- Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động chủ yếu ở thị trường 1 hay 2.
- Khối lượng vốn đầu tư vào các lĩnh vực kinh tê
- Ngoài việc đánh giá về cơ cấu đầu tư, vấn đề cần xem xét diễn biến của cơ cấu đấu tư và những biến động bất thường về chuyển dịch cơ cấu đầu tư của các Ngân hàng thương mại cổ phần trong từng thời kỳ cũng cần được quan tâm kịp thời, và trong một chừng mực nhất định nào đó khả năng rủi ro lớn cũng có thể xảy ra
- Sự mất cân đối lớn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn;
+ Huy động vốn quá lớn trong khi cho vay không lớn dẫn đến ứ đọng vốn, vốn “ đóng băng” trong Ngân hàng thương mại cổ phần
+ Huy động vốn ít trong khi cho vay nhiều dẫn đến nguy cơ mất khả năng chi trả
- Những biến động bất thường...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top