Botulf

New Member
Download miễn phí Đề tài Phân tích luận điểm của Mác: tui coi sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội một quá trình lịch sử tự nhiên

Đề bài: phân tích luận điểm của Mác "tui coi sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội một quá trình lịch sử tự nhiên"
Bài làm
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội là nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử và cũng là một trong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác. Học thuyết Mác đã vạch rõ những quy luật cơ bản của vận động xã hội, vạch ra phương pháp duy nhất khoa học để giải thích lịch sử. Bằng sự kế thừa có chọn lọc tất cả những thành quả về triết học xã hội của các bậc tiền bối, bằng những công trình nghiên cứu tỷ mỉ về quá trình lịch sử loài người. Mác đã cho rằng "tui coi sự phát triển của hình thái kinh tế -xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên".
Luận điểm trên của Mác đã phủ nhận những cái sai của sự giải thích duy tâm về lịch sử xã hội.
Trước khi có chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa duy tâm đã giữ địa vị thống trị trong việc giải thích lịch sử. Không những các nhà triết học duy tâm, mà ngay cả các nhà tư tưởng tiên tiến trước Mác như các nhà tư tưởng ANh, Pháp thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII hay Pơ-bach, nhà duy vật Đức thế kỷ XIX cũng đứng trên lập trường duy tâm để giải thích các hiện tượng sinh hoạt xã hội và hiện tượng lịch sử xã hội.
Người ta đã xuất phát từ một sự thật là trong giới tự nhiên thì những lực lượng tự nhiên hoạt động tự động không có ý thức, còn trong xã hội, nhân tố hoạt động là những người có lý tính, có ý thức và ý chí hoạt động. Căn cứ vào sự thật ấy người ta đi đến kết luận sai lầm rằng: trong giới tự nhiên thì tính quy luật tính tất nhiên thống trị, trái lại trong lịch sử xã hội thì ý chí tự do thống trị và sự thay đổi của ngày đêm , sự thay đổi của bốn mùa, sự biến hóa của khí hậu và những hiện tượng khác không phụ thuộc vào hý chí và ý chí của người ta, còn những sự kiện lịch sử thì do hoạt động tự giác và ý chí của người ta, trước hết là những nhân vật lịch sử ta cóthể thay đổi tiến trình lịch sử.
Đáng lẽ phải lấy sự phát triển của các điều kiện vx của xã hội để giải thích lịch sử, động lực của lịch sử, bản chất của con người, giải thích tư tưởng xã hội, quan điểm chính trị, chế độ chính trị… thì người ta lại đi từ ý thức của con người, giải thích tư tưởng (xã hội) và lý luận chín trị về triết học, pháp luật … để giải thích toàn bộ duy tâm về lịch sử chính là ở chỗ coi ý thức xã hội đề ra và quy định tồn tại xã hội, coi trọng tư tưởng và coi khinh lao động sản xuất vật chất là chủ yếu. Nên quan điểm duy tâm về lịch sử có những thiếu sót căn bản sau.
-Nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử từ động cơ tư tưởng của con người, mà không tìm xem cái gì đã gây nên và quyết định động cơ ấy.
-Chỉ phản ảnh được những hiện tượng tiêng rẽ của quá trình lịch sử, thu góp tài liệu lẻ tẻ của sự thật, không thấy được xã hội cũng vận động theo những quy luật khách quan của nó độc lập với ý thức và ý chí chủ quan con người, không thể tìm ra những quy luật phổ biến chi phối hoạt động và phát triển của xã hội.
-Quy luật xã hội thành lịch sử của các vĩ nhân, không thấy được vai trò quyết định của quân chúng nhân dân trong lịch sử.
Ngược lại với những quan điểm trên , trong chủ nghĩa duy vật về lích sử (về xã hội) của Mác và Ăng ghen là lý luận triết học về vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, quy luật, đặc thù và động lực phát triển xã hội, nguyên lý liên hệ mặt này mặt khác, của đời sống xã hội. Nghiên cứu xã hội là một cơ thể hoàn chỉnh, đưa ra tiêu chuẩn phân tích đánh giá sự kiện trong đời sống xã hội, làm rõ cái gì là xuất phát, là cơ sở còn cái gì là phát sinh để hiểu rõ mối quan hệ chằng chịt phức tạp của các sự kiện lịch sử.
Vấn đề triết học cơ bản trong xã hội là tồn tại xã hội, phạm trù đưa ra khả năng xem xét xã hội như một hình thái cao nhất của sự vận động của vật chất - hình thái xã hội từ đó xem xét khác quan ý thức xã hội. Vai trò cá nhân trong lịch sử được cắt nghĩa từ nguồn gốc vật chất trong tồn tại xã hội.
Giải quyết một cách khoa học nguồn gốc vật chất của các hiện tượng đời sống tinh thần của xã hội thì lịch sử không còn là một đống các sự kiện ngẫu nhiên, hỗn độn hay là sản phẩm của sự tự do tuỳ ý là một quá trình lịch sử tự nhiên.
Để có thể tồn tại và phát triển, con người phải sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Quá trình sản xuất và kết quả đạt được luôn nảy sinh những nhu cầu mới, dẫn đến sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, trong quá trình đó lực lượng sản xuất do thế hệ trước tạo ra trở thành tiền đề cho hoạt động sản xuất mới của thế hệ sau, làm thành mối liên hệ giữa các thế hệ con người, hình thành lịch sử nhân loại.
Xã hội là một cộng đồng người với những quan hệ xã hội của họ. Tổng thể những quan hệ xã hội tạo thành một xã hội cụ thể nhất định. Những quan hệ xã hội đó ngày càng trở nên phong phú và không ngừng biến đổi trong tiến trình lịch sử từ tổng thể các quan hệ xã hội "quy" các quan hệ tư tưởng về các quan hệ vật chất, từ các quan hệ vật chất rút ra các quan hệ sản xuất đó là các quan hệ cơ bản đầu tiên và quy định các quan hệ sản xuất khác. Những quan hệ sản xuất hình thành một cách tất yếu, độc lập với ý chí của con người thích ứng với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất và sự biến đổi của quan hệ sản xuất là do lực lượng sản xuất quy định.
Phép biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vạch ra quy luật khách quan của sự phát triển xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên. "Trong sự sản xuất ra đời sống xã hội của mình, con người ta có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ từng trường hợp vào ý muốn con người của họ-tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp nhất định với một lực lượng sản xuất có trình độ phát triển nhất định. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị, tương ứng với cơ sở thực tại đó thì có những hình thái ý thức xã hội nhất định. Phương pháp sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại xã hội của họ, trái lại, chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định thức của họ. Tại một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó -mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất, khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội (C.Mác-Ph.awng ghen: tuyển tập, tập II, NXB sự thật Hà Nội 1981 trang 637-638).
Đồng thời với việc vạch ra vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, còn có vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, và mối quan hệ giữa vĩ nhân với quần chúng nhân dân.
Xét đến quy luật xã hội và sự hoạt động có ý thức của con người thì trong hành động một cách có suy nghĩ theo đuổi những mục đích nhất định, do những tư tưởng này hay tư tưởng khác hướng dẫn. Vẫn luôn luôn sống trong những điều kiện khách quan nhất định, trong vô vàn mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, giữa con người với tự nhiên thì quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản. Những điều kiện và quan hệ đó là khách quan không phụthuộc vào trình độ nhất định của lực lượng sản xuất.
Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội cũng là cơ sở của các quy luật xã hội. Chính những quan hệ sản xuất khách quan tất yếu hình thành trong quá trình sản xuất dựa trên những trình độ nhất định của lực lượng sản xuất là cơ sở nảy sinh các quan hệ khác của đời sống xã hội và chi phối mọi hoạt động xã hội của con người. Nhưng quan hệ kinh tế đó, trong xã hội có đối kháng biểu hiện về cơ cấu đối lập về lợi ích giữa các tập đoàn người, các giai cấp trong xã hội.
Kết quả và sự tác động của quy luật xã hội phụ thuộc vào những điều kiện xã hội cụ thể. Những điều kiện đó thay đổi không những từ hình thái kinh tế xã hội này đến hình thái kinh tế xã hội khác, từ nước này đến nước khác mà ở ngay trong mỗi hình thái kinh tế -xã hội và trong nước.
Tổng kết lại, học thuyết Mác -Lênin đã vạch ra nguồn gốc động lực bên trong của sự phát triển xã hội, tìm ra những nguyên nhân cơ bản của sự xuất hiện và biến đổi của những hiện tượng xã hội, đặt cơ sở khoa học cho xã hội học, nâng xã hội học lên thành một khoa học thực sự, chống lại quan điểm duy tâm về lịch sử, coi xã hội là một sự kết hợp có tính chất máy móc của nhiều cá nhân và gia đình, coi sự vận động phát triển của xã hội là do ý chí của các nhà cầm quyền chi phối, coi kỹ thuật là cái chung quyết định tính
Quy luật về sự phù hợp này là quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội. Đưa xã hội loài người trải qua các cách sản xuất: công tác nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cách sản xuất cộng sản tương lai, kế tiếp từ thấp lên cao nhưng không phải nước nào cũng tuần tự trải qua các cách sản xuất mà loài người đã biết đến.
ở mỗi cách sản xuất thì quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ tầng, giữ vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng bao gồm những quan điểm tư tưởng và những quan điểm tư tưởng và những thiết chế tương ứng với nó.
Cơ sỏ hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế xã hội nhất định, phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ sản xuất với tư cách là cơ cở hạ tâng của xã hội cụ thể bao gồm những quan hệ sản xuất thống trị, những quan hệ sản xuất là tàn dư của xã hội trước và những quan hệ sản xuất là mầm mống của xã hội saau. Những đặc trưng tính chất của một cơ sở hạ tầng là do quan hệ sản xuất thống trị quy định. Trong một cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế, nhiều kiểu quan hệ sản xuất thì kiểu quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu sản xuất khác. Nó quy định và tác động đến xu hướng chung của toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng nào thì sẽ sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy.
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những chi thiết chế tương ứng và những quan điểm nội tại của thượng tầng hình thành trên kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng nhưng không tồn tịa tách rời nhau mà liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và đều nảy sinh trên cơ sở hạ tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng. Song một bộ phận tổ chức chính trị pháp luật có liên hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng còn các yếu tố khác như triết học, nghệ thuật, tôn giáo, thì ở cơ sở hạ tầng và chỉ liên hệ gián tiếp với nó.
Kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm hệ tư tưởng và thể chế của giai cấp thống trịm tàn dư của các quan điểm xã hội trước để lại, các quan điểm mới ra đời, quan điểm tư tưởng và tổ chức của các tầng lớp trung gian. Tính chất cơ bản của kiến trúc thượng tầng trong một hình thái xã hội nhất định.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, thì kiến trúc thượng tầng cũng mang tính chất đối kháng, biểu hiện ở xung đột, quan điểm tư tưởng và đấu tranh tư tưởng của các giai cấp đối kháng. Bộ phận có quyền lực phát triển nhất là pháp luật trong kiến trúc thượng tầng. Nhờ có nhà nước mà tư tưởng nhà nước của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội.
Giai cấp nào thống trrị về mặt kinh tế và nắm vững chính quyền nhà nước thì hệ tư tưởng và những thể chế của giai cấp ấy, cũng giữ địa vị thống trị. Nó gqd tác động trực tiếp đến toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội và quy định cả tính chất, đặc trưng cơ bản của toàn bộ kiến trúc thượng tầng xã hội.
Giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Cơ sở hạ tầng quyết định tính chất của kiến trúc thượng tầng. Quýt định sự ra đời của kiến trúc thượng tầng. Do vậy sơ sở hạ tầng sẽ quyết định sự ra đời của kiên trúc thượng tầng. Sự biến đổi nàu cần có thời gian, không phải biến đổi ngay một lúc. Và thay đổi này không phải là tất cả. Nội dung của kiến trúc thượng tầng mới còn kế thừa bổ sung và thay đổi. Đây là một phủ định biện chứng không phủ định sạch trơn, khẳng định yếu tố tích cực.
(Kinh tế tồn tại trong kiến trúc thượng tầng) kiến trúc thượng tầng có tính ổn định độc lập tương đối của nó, tác động trở lại cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó. Kiến trúc thượng tầng có quy luật phát triển riêng tương đối độc lập với cơ sở hạ tầng. Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng, phục vụ cơ sở hạ tầng (bảo vệ giai cấp nhà nước, xã hội, pháp luật …). Kiến trúc thượng tầng lỗi thời làm trì trệ, ngăn chặn cơ sở hạ tầng mới xuất hiện.
Sự toàn vẹn của xã hội được phản ánh bằng khái niệm hình thái kinh tế xã hội trong đó có những mặt cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng . Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất thích ứng và lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng lên trên những quan hệ sản xuất đó.
Lực lượng sản xuất chức năng nền tảng vật chất kỹ thuật của một nền sản xuất nhất định, nó phát triển từ thấp lên cao, bộ lộ khả năng của con người chinh phục tự nhiên. Nó quyết định một hình thái kinh tế xã hội của một đất nước, chế độ xã hội trong một giai đoạn.
Quan hệ sản xuất dựa trên một lực lượng sản xuất nhất định. Quan hệ sản xuất làm chức năng phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác. Quan hệ sản xuất biểu hiện chất của 1 hình thái xã hội và quyết định quan hệ sản xuất khác.
Kiến trúc thượng tầng bảo vệ cơ sở hạ tầng sinh ra nó, tương đương với việc bảo vệ hình thái kinh tế xã hội. ở đây quan hệ sản xuất là khung sườn còn kiến trúc thượng tầng là phần thịt.
Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội mang tính lịch sử xã hội trong từng thời kỳ.
Quá trình phát triển tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa ở sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Những lực lượng sản xuất được tạo ra bằng lực lượng thực tiễn của con người, song không phải con người làm ra theo ý muốn chủ quan, Bản thân năng lực thực tiễn của con người cũng bị quy định bởi nhiều điều kiện khách quan nhất định. Người talàm ra lực lượng sản xuất của mình dựa trên những lực lượng sản xuất đã đạt được một hình thái kinh doanh xã hội đã có sẵn do thế hệ trước tạo ra, Chính tính chất và trình độ lực lượng sản xuất đã quy định một cách khách quan tính chất và trình độ quan hệ sản xuất, do đó, xét đến cùng lực lượng sản xuất quyết định quá trình vận động và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội như quá trình lịch sử tự nhiên.
Trong các quy luật khách quan chi phối vận động phát triển của các hình thái kinh tế -xã hội thì quy luật về sự phù hợp quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là có vai trò quyết định nhất. Thể hiện tính gián đoạn trong sự phát triển lịch sử. Những quan hệ mới, cao hơn và hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn ra đời. Quy luật này là khuynh hướng tìm đường cho mình trong sự phát triển và thay thế các hình thái kinh tế xã hội.
Tóm lại, các mặt cơ bản hợp thành mộ hình thái kinh tế xã hội: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng không tách rời nhau mà quan hệ biện chứng với nhau hình thành nên quy luật phổ biến của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với cơ sở hạ tầng quyết định tính chất ra đời cỉa kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác. Chính do sự tác động của các quy luật khách quan đó, mà các hình thái kinh tế xã hội vận động và phát triển, thay thế nhau từ thấp đến cao trong lịch sử như một quá trình lịch sử tự nhiên không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng chủ quan của con người.
Nghiên cứu con đường tổng quát của sự phát triển lịch sử được quy định bởi quy luật chung của sự vận động của nền sản xuất vật chất, chúng ta thấy logíc của lịch sử thế giới.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: tôi coi sự phát triển của nhưn hình thành kinh tế xã hội, sự phát triển của hình thái kinh tế-xã hội bao giờ cũng cũng bắt đầu từ yếu tố?, phan tich cau nói tôi coi sự phát triển của các hình thái xã hội là 1 quá trình lịch sử tự nhiên, luận điểm sự phát triển của kinh tế hàn quốc, theo mac-lenin lịch sử xã hội đã trải qua mấy hình thái kinh tế xã hội, làm rõ luận điểm của mác: sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. hãy phân tích khái quát luận điểm trên và rút ra quy luật cung quá trình phát triển của hình thái kinh tế xã hội, phân tích luận điểm của các mác sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, phan tich cau noi cac mac toi coi su phat trien cua nhung hinh thai kinh te xa hoi la mot qua trinh lich su tu nhien, Giải thích luận điểm của Mác: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế -xã hội là quá trình lịch sử -tự nhiên”, phân tích luận điểm cơ cấu xã hội giai cấp là một phạm trù lịch sử, luan vanTại sao sự phát triển của các Hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, phê phán các quan điểm sai trái với luận điểm tôi coi sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”? Ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng?, hãy phân tích và làm rõ luận điểm của C.Mác: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”, Phân tích luận điểm sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử của sản xuất, Vận dụng luận điểm “Sự phát triển của Hình thái kinh tế - xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên” của Đảng trong việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam., GIẢI THÍCH LUẬN ĐIỂM CỦA C.MÁC: " TÔI COI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THỨC CỦA CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI LÀ MỘT QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ TỰ NHIÊN, LỜI MỞ ĐẦU Giải thích luận điểm của C.Mác: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên”. Vận dụng lý luận hình thái kinh tế-xã hội để làm rõ tính tất yếu của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam., kết luận Giải thích luận điểm của C.Mác: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên”. Vận dụng lý luận hình thái kinh tế-xã hội để làm rõ tính tất yếu của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam., sự phát triển cảu các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên tiểu luận, phân tích luận điểm của C.Mác Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, phân tích luận điểm của mác " tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình phát triển lịch sử tự nhiên, mục đích nghiên cứu cho tiểu luận phân tích luận điểm của mac tôi coi sự phát triển, nh (chị) hãy phân tích luận điểm của Mác: “Tôi coi sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”?, Phân tích luận điểm của C.Mác “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”. Liên hệ vận dụng với con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tâm Lý Học Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi - Ebook PDF Nghệ thuật sống 5
D Phân tích nhân vật "Tôi" trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao Văn học thiếu nhi 0
D Phân tích dòng cảm xúc của nhân vât Tôi trong truyện Tôi đi học Văn học thiếu nhi 0
A Phân tích và chứng minh những luận điểm trong Kỉ niệm lân thứ 105 năm sinh nhật bác tôi đi Tài liệu chưa phân loại 0
B Phân tích Tôi coi sự phát triển của hình thái Kinh tế - Xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên Tài liệu chưa phân loại 2
T PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA MÁC: TÔI LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN PHÁT HIỆN RA TÍNH HAI MẶT CỦA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ VÀ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ XOAY QUANH VẤN ĐỀ NÀY Văn hóa, Xã hội 0
C Phân tích quan điểm của Mác: Tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và khoa kinh tế chính trị xoay quanh vấn đề này Tài liệu chưa phân loại 0
M Mong các bạn "rân chủ" phân tích giúp tôi, vì không cùng thời nên tôi không hiểu mấy? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 6
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM Luận văn Sư phạm 0
R Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top