Jen_lovely
New Member
Download miễn phí Đề tài Phương pháp lựa chọn công nghệ tối ưu trong chuyển giao công nghệ
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
I. Vai trò của công nghệ và chuyển giao công nghệ 2
1. Vai trò cuả công nghệ và chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường 2
2. Sự cần thiết khách quan của việc lựa chọn công nghệ tối ưu trong chuyển giao công nghệ: 3
3. Thực trạng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thời gian qua: 7
3.1. Những kết quả đạt được: 7
3.2. Những mặt còn tồn tại: 11
II. Đánh giá công nghệ 13
1.Khái niệm và mục đích của việc đánh giá công nghệ: 14
2. Giới hạn của việc đánh giá: 15
3. Mô tả và dự đoán công nghệ: 15
4. Xác định ảnh hưởng: 16
5. Phân tích ảnh hưởng: 16
5. 1. Môi trường: 16
5. 2. Phân tích kinh tế: 17
5.3. Những ảnh hưởng xã hội và tâm lý: 19
5. 4. Kỹ thuật huhuhuhiuuiikjui: 19
III. Phương pháp lựa chọn công nghệ tối ưu: 20
1. Nhân tố thị trường: 21
2. Các chỉ tiêu lựa chọn tài chính 22
2. 1. Hiệu giá thuần (NPV: Net Present Value) 22
2. 2. Thời gian hoàn vốn: 22
2. 3. Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C). 22
2. 4. Tỷ xuất thu hồi nội bộ (IRR: Internal Rate of Return): 23
3. Nhân tố công nghệ: 23
Kết luận 25
Phụ lục 26
Tài liệu tham khảo.27
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-14-de_tai_phuong_phap_lua_chon_cong_nghe_toi_uu_trong.GCaX8k5z7N.swf /tai-lieu/de-tai-phuong-phap-lua-chon-cong-nghe-toi-uu-trong-chuyen-giao-cong-nghe-76283/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Về phía chúng ta, tham gia vào thị trường công nghệ với tư cách là người tiêu dùng, chúng ta mua công nghệ nhằm thoả mãn tốt nhất lợi ích của mình, tức là phát triển kinh tế công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cũng giống như người tiêu dùng, chúng ta cung phải mua công nghệ nhằm để phát triển kinh tế quốc gia với những ràng buộc về tài chính, về trình độ kỹ thuật và quản lý hiện có của mình.
Do vậy, để phát triển nền kinh tế đất nước cần lựa chọn những công nghệ tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Có ý kiến cho rằng trong điều kiện hiện nay chỉ nên nhập những công nghệ rẻ để nhập được nhiều, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều người, đáp ứng nhu cầu trước mắt, khi nào phát triển đến trình độ mới sẽ thay thế công nghệ mới khác. Nhưng ý kiến khác lại cho rằng, cần nhập những công nghệ tiên tiến, có chọn lọc để mau chóng tạo nên những ngành, lĩnh vực then chốt, bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tạo đà thúc đẩy cho các ngành khác phát triển.
Tất nhiên ở đây, mỗi quan điểm đều có cái hợp lý và cái sử dụng hợp lý. Có thể quan điểm này đúng với thời điểm giai đoạn này, lĩnh vực, ngành này nhưng lại không đúng ở lĩnh vực ngành khác, giai đoạn khác. Bởi vậy giải quyết tốt nhất là cần có những tiêu chuẩn, quy định chung làm thước đo. Trong chính sách cách công nghệ nhà nước đã chỉ ra.
- Cần sử dung công nghệ hiện đại ở những khâu quyết định đến chất lượng và hiệu quả sản xuất.
- Cần mạnh dạn đi vào công nghệ hiện đại phù hợp với nguồn vốn có được, đồng thời vẫn sử dụng có cơ sở vật chất hiện có với cố gắng đồng bộ hoá, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng. Chú trọng hiện đại hoá các ngành nghề truyền thống.
- Chưa nên vội đưa ngay máy móc, thiết bị hiện đại vào thay thế những khâu nhân lực nếu chưa làm tăng chất lượng sản phẩm.
- Các khu vực sản suất hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu nên ưu tiên hiện đại hoá công nghệ. Như vậy công nghệ chuyển giao phải là công nghệ tiên tiến, là công nghệ cần thiết cho công nghiệp trong nước, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nước, có ý nghĩa quan trọng trong kết cấu kinh tế. Công nghệ đó phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
+ Nâng cao cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất.
+ Khai thác, chế biến sẵn các tài nghuyên, tạo sản phẩm mới, tạo nhiều công ăn việc làm mới.
+ Tiêu tốn ít năng lượng, sử dụng hợp lý tài nguyên.
+ ít hay không có phế thải, không gây ô nhiễm môi trường.
3. Thực trạng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thời gian qua:
- Cho đến hết tháng 8/1997 đã có 2137 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký là 32, 341 tỷ USD, trong đó khoảng trên 70% dự án có nội dung chuyển giao công nghệ hay có sản xuất sản phẩm mới, nhưng chỉ có khoảng 4% tổng số các dự án có hợp đồng chuyển giao công nghệ được trình Bộ khoa học, công nghệ và môi trường để xin phê duyệt theo quy định của pháp luật. Cho đến nay, trong 71 hợp đồng chuyển giao công nghệ được gửi đến Bộ khoa học, công nghệ và môi trường có 52 hợp đồng đã được phê duyệt với tổng giá trị trên 130 triệu USD, bao gồm các lĩnh vực điện tử luyện kim, vật liệu xây dựng, hoá chất, dầu mỡ bôi trơn, điện, lắp ráp ô tô, thực phẩm, mỹ phẩm... Trong đó các hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt, số hợp đồng thuộc lĩnh vực công nghiệp chiếm 26% và y dược, mỹ phẩm chiếm 11%.
3.1. Những kết quả đạt được:
Thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài trong 10 năm qua, nhiều công nghệ mới đã được thực hiện và nhiều sản phẩm mới đã được sản xuất trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều cán bộ, công nhân đã được đào tạo mới và đào tạo lại phù hợp với yêu cầu mới. Đồng thời hoạt động đầu tư nước ngoài cũng có tác động thúc đẩy phát triển công nghệ ở trong nước trong bối cảnh có sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Dưới đây xin tóm tắt một số kết quả cụ thể về cac mặt có liên quan đến công nghệ do hoạt động đâù tư nước ngoài mang lại.
3.1.1. Về trình độ công nghệ của sản xuất:
Kết quả hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài trong thời gian qua đã góp phần nâng cao một cách rõ rệt trình độ công nghệ của sản xuất trong nước so với thời kỳ trước đây. Một số ngành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến, tiếp cận với trình độ hiện đại của thế giới. Trong đó phải kể đến ngành bưu chính viễn thông, thăm dò, khai thác dầu khí; một số dây chuyền sản xuất tự động đã được đưa vào trong nước như công nghệ CAD, CAM được đưa vào trong thiết kế cơ khí, chế tạo, dệt may, nhựa... Thông qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt nam, một số công nghệ mới đã được nhập vào nước ta như công nghệ sản xuất ống gang chịu áp lực bằng gang graphit cầu, sản xuất ống thép bằng phương pháp cuốn và hàn tự động theo đường xoắn ốc, sản xuất đồ trang sức bằng kim loại quý với quy mô công nghiệp bằng phương pháp đúc khuôn mẫu chảy...
3.1.2. Về trang thiết bị:
Hầu hết các trang thiết bị được đưa vào các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương đối đồng bộ và là các thiết bị có trình độ cơ khí hoá trung bình, cao hơn các trang thiết bị cùng loại đã có trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước trong khu vực. Phần lớn các thiết bị đó được trang bị các bộ gá chuyên dùng kèm theo các phương tiện nâng-hạ-vận chuyển phục vụ cho dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá (các máy đột, ép, dập trên các dây chuyền sản xuất các kết cấu kim loại...).
Một số dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trang bị các thiết bị riêng lẻ có trình độ tự động hoá cao, như các dây chuyền lắp ráp các bản mạch điện tử, lắp ráp tổng đài điện thoại tự động kỹ thuật số, lắp ráp các mặt hàng điện tử... Một số ít dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá có các thiết bị tự động hoá hoàn toàn, sản phẩm được thiết kế và sản xuất được điều khiển bằng kỹ thuật vi tính (thêu nhiều màu).
Nói chung, bên cạnh một số tồn tại, công nghệ và thiết bị được nhập vào nước ta qua các dự án đầu tư nước ngoài trong thời gian qua nhằm mau chóng tạo ra lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu trước mắt của các nhà đầu tư nước ngoài trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng phù hợp với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế thị trường, đổi mới công nghệ trong sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Đây là những công nghệ đã ổn định và phổ cập ở các nước đang phát triển, phù hợp với quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3.1.3. Về sản phẩm và chất lượng sản phẩm:
Nhiều mặt hàng trước đây ta phải nhập nguyên chiếc hay lắp ráp đơn gi