Download miễn phí Tiểu luận Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân
Để phát triển kinh tế theo định hướng XHCN cần chuyển nền kinh tế tự cấp, tự túc với cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, động viên mọi tiềm năng vật chất của xã hội và công nghệ, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế với năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể để phát triển sản xuất hàng hoá cần thực hiện các biện pháp sau đây:
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-26-tieu_luan_tiep_tuc_doi_moi_co_che_chinh_sach_de_thuc_day_su.PRTJebua10.swf /tai-lieu/tieu-luan-tiep-tuc-doi-moi-co-che-chinh-sach-de-thuc-day-su-phat-trien-kinh-te-tu-nhan-77772/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Tuy nhiên trong bối cảnh của thế giới hiện nay,khi toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra như một xu thế khách quan thì việc mở cưả đất nước để nền kinh tế hội nhập với thế giới, cùng phát triển chung là điều cần thiết. Do vậy, việc đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân là cần thiết. Xây dựng nền kinh tế tư nhân vận hành theo cơ chế thị trường mà Đảng và nhân dân ta đang thực hiện đã tỏ rõ tầm nhìn thế kỷ cuả Đảng cộng sản Việt Nam. Cơ chế vận hành của nền kinh tế tư nhân được xác định là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng kế hoạch, pháp luật và công cụ đòn bẩy kinh tế. Điều đó có nghĩa là trong 15 năm đổi mới đất nước, từ việc xoá bỏ cơ chế bao cấp cũ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã chấp nhận vai trò của các qui luật kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước chú trọng thực hiện các chức năng quản lý của mình, cơ cấu lại một cách toàn diện về tổ chức, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ máy nhà nước, góp phần thể chế hoá tư tưởng “Nhà nước do dân và vì dân”. Nhà nước đã giành cho mình quyền can thiệp vào thị trường đúng lúc, đúng liều lượng. Mục đích thay đổi cơ cấu và quyền can thiệp này chính là giúp các doanh nghiệp cạnh tranh trong một môi trường lành mạnh và có hiệu quả.
Duy trì sự định hướng đúng đắn và tạo ra cơ chế thúc đẩy, kích thích các đơn vị kinh tế, các cơ sở chủ động hợp tác và đua tranh phát triển phù hợp với cơ cấu kinh tế của kế hoạch vĩ mô, bãi bỏ và ngăn chặn các tổ chức gây nên độc quyền và mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, tồn tại và phát triển theo nguyên tắc hiệu quả.
Từ những nhận thức đó, em đã nghiên cứu thực hiện đề tài “ Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân".
Đề tài được thực hiện với hai nội dung chính :
3 Khái niệm, tầm quan trọng và cơ chế vận hành của nền kinh tế tư nhân có sự quản lý của Nhà nước.
3Những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
Chương I:
khái niệm, tầm quan trọng và cơ chế vận hành của nền kinh tế tư nhân có sự quản lý của nhà nước.
1.Cơ sở lý luận của nền kinh tế hàng hoá.
Kinh tế hàng hoá ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của xã hội loài người. Khi xã hội phát triển, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt thành một nghề độc lập, của cải làm ra ngày một nhiều, không những đáp ứng đủ cho nhu cầu cuộc sống mà còn có thừa. Số sản phẩm dư thừa này được đem ra trao đổi hay buôn bán đó chính là hàng hoá. Hàng hoá phát triển cùng với phát triển của xã hội loài người.
Ơ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, xã hội phân chia giai cấp thành kẻ giầu người nghèo, sản xuất bước đầu phát triển, giai cấp chủ nô ngày càng giầu, của cải dư thừa nhiều, dẫn đến trao đổi hàng hoá.
Thời kỳ phong kiến, cách sản xuất phong kiến ra đời, giai cấp địa chủ nắm trong tay hầu hết ruộng đất, công cụ lao động và tư liệu lao động, trong khi đó người nông dân là lực lượng chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất. Trong thời kỳ này, sản xuất hàng hoá phát triển hơn. Đến chủ nghĩa tư bản, sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển mạnh, xuất hiện các tập đoàn tư bản lớn mang tính chất toàn cầu, thị trường hàng hoá ra đời.
Khi chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ra đời là một thành công của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xoá bỏ chế độ bóc lột, xây dựng một chế độ công bằng mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động là người làm chủ. ở thời kỳ này xuất hiện cách sản xuất XHCN. Lực lượng sản xuất phát triển cho nên hàng hoá và thị trường hàng hoá cũng phát triển mạnh. Như vậy, qua sự phát triển của các giai đoạn lịch sử kinh tế, hàng hoá ngày một phát triển và kinh tế hàng hoá xuất hiện như một tất yếu khách quan.
2. Thị trường trong kinh tế thị trường.
Thị trường đã và đang là vấn đề lớn nổi lên, bởi đó là nơi hàng ngày, hàng giờ xảy ra các mối quan hệ về cung, cầu hàng hoá thông qua các mối quan hệ mua bán trực tiếp như việc ký hợp đồng thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau. Nói cách khác, nó là tấm gương phản chiếu sinh động những vấn đề từ cuộc sống đặt ra mà sản xuất phải đáp ứng.
Trong nền kinh tế sản xuất nhỏ cung luôn bé hơn cầu, ít người quan tâm đến thị trường. Song khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá sản xuất lớn, trong xu thế đan xen hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, thị trường hàng hoá trở thành vấn đề thời sự và cấp bách.
Ngày nay, thị trường không hẳn là khâu cuối cùng phụ thuộc và bị động hoàn toàn vào sản xuất như thời bao cấp. Vì thế hơn lúc nào hết các nhà sản xuất cần tham khảo và hiểu biết nhiều hơn nữa các thông tin thị trưòng trong và ngoài nước, khảo sát thăm dò, đoán đúng xu hướng diễn biến thị trường từ đó mở rộng đầu tư đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất hợp lý, làm những sản phẩm có nhiều lợi thế cạnh tranh, được thị trường chấp nhận. Sản xuất chỉ quyết định tiêu dùng khi sản xuất bắt mạch trúng thị trường.
Đối với nước ta trước đây, mỗi năm nhà nước phải tìm nguồn cân đối cho được trên dưới 7000 tỷ đồng và một khoản ngoại tệ lớn để các doanh nghệp vay, bao nhiêu cũng hết nhưng nay thì có tiền mà nhiều doanh nghiệp không vay do không có dự án. Quanh đi quẩn lại chỉ có trên dưới mười mặt hàng nông, thuỷ sản xuất khẩu chiến lược( không tính dầu thô) mà cứ thừa một phần do giá cả, chất lượng chưa có sức cạnh tranh cao, nhưng một phần cũng do thị trường nhỏ hẹp. Cái khó hiện nay là đầu tư làm ra sản phẩm gì, có thị trường không, quy mô thị trường đó như thế nào, tập quán thị trường ra sao, hàng gì xuất khẩu và xuất khẩu bao nhiêu, hàng gì để lại trong nước. Tất cả những câu hỏi từ đầu ra, cụ thể là nơi tập kết cuối cùng của sản phẩm phải được giải đáp trước. Đó là nét đặc trưng của thị trường trong cơ chế thị trường. Làm tốt điều này để chúng ta yên tâm bàn tới chuyện đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định vững chắc hàng năm.
Từ những nét đặc trưng của thị trường trong cơ chế thị trường chúng ta thấy được hiện nay ở Việt Nam ta, cơ chế vận hành trong nền kinh tế là một cơ chế có nhiều ưu và khuyết tật. Nó đòi hỏi các nhà kinh tế học Việt Nam phải có những lời giải đúng cho bài toán kinh tế để thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển.
3. Tính tất yếu và sự cần thiết phát triển nền kinh tế tư nhân ở Việt Nam .
Trong thời kỳ quá độ việc tồn tại nền kinh tế tư nhân nhiều thành phần là một tất yếu khách quan. Phân công lao động xã hội và sự chuyên môn hoá sản xuất phát triển từ đó nảy sinh ra những mối quan hệ kinh tế, những sự trao đổi hoạt động xã hội.
Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế còn nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, có nhi...