nangbanmai_hoaquynhlan96
New Member
Download Tiểu luận Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuế miễn phí
Một trong những đặc trưng của áp dụng pháp luật chính là đưa những quy định áp dụng chung vào từng trường hợp cụ thể (hay còn được gọi là “cá biệt hoá&rdquo. Tuy những hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Bộ Tài chính và Tổng cục thuế đã tương đối đầy đủ, nhưng việc vận dụng tại các cơ quan quản lý thuế tại địa phương còn nhiều lúng túng. Nếu chỉ nhìn vào số lượng những thắc mắc của Cục thuế địa phương gửi lên Tổng cục thuế, sẽ rất dễ dẫn đến quan niệm rằng pháp luật thuế còn rất nhiều bất cập cần khắc phục hay nhiều trường hợp còn chưa có quy định. Tuy nhiên, nếu đọc công văn trả lời của Tổng cục thuế thì sẽ thấy ngay rằng, đại đa số các trường hợp thắc mắc đều đã được giải thích hết sức rõ ràng trong Thông tư hướng dẫn thi hành. Điều đó chứng tỏ, việc nắm vững và vận dụng pháp luật thuế của các Cục thuế địa phương còn rất nhiều hạn chế.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
đề cơ bản về áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuếTheo quan niệm phổ biến hiện nay, thuế là khoản trích nộp bắt buộc do các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo quy định của pháp luật theo nguyên tắc không hoàn trả và không đối giá. Như vậy, pháp luật thuế làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân, tổ chức mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những chủ thể này. Chính vì lẽ đó, việc thu, nộp thuế phải được tổ chức hết sức chặt chẽ, nhằm đảm bảo thực hiện đúng pháp luật thuế.
Với những lý do như trên, việc nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuế là hết sức cần thiết. Thứ nhất, nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuế nhằm phân tích bản chất của hoạt động này cũng những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình áp dụng trên thực tế. Thứ hai, từ những đánh giá, nhận xét về thực tế áp dụng pháp luật, sẽ đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuế được hiệu quả hơn.
Quan hệ pháp luật thuế là quan hệ xã hội giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cá nhân, tổ chức được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản pháp luật thuế. Quan hệ pháp luật thuế có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, bản chất của quan hệ pháp luật thuế là quan hệ pháp luật hành chính giữa một bên là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và một bên là tổ chức, cá nhân chịu quản lý (bao gồm các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế và các chủ thể khác có liên quan). Do đây là một quan hệ pháp luật hành chính, nên cơ quan quản lý nhà nước được quyền sử dụng quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo rằng, các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ này đúng theo luật định. Nếu ngược lại, cá nhân, tổ chức đó sẽ phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật (bao gồm chế tài hành chính và chế tài hình sự).[1]
- Thứ hai, nội hàm kinh tế của nghĩa vụ thuế là việc tổ chức, cá nhân thuộc diện nộp thuế phải chuyển dịch cho nhà nước quyền sở hữu một phần tài sản của mình dưới hình thức tiền tệ mà không được hoàn trả trực tiếp và không đối giá. Điều đó có nghĩa, chủ thể nộp thuế không có quyền đòi hỏi nhà nước phải có nghĩa vụ đáp ứng ngay những quyền lợi vật chất và ngang bằng với số thuế đã nộp. Chính vì đặc điểm này mà việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuế trở nên khó khăn hơn nhiều lĩnh vực khác, do chủ thể bị áp dụng thường cảm giác “không công bằng” khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.[2] Từ đặc điểm này đòi hỏi việc áp dụng pháp luật thuế cần có những linh hoạt, nhiều cách đa dạng để đảm bảo hiệu quả, không thể cứng nhắc một chiều.
Theo quan niệm phổ biến về khái niệm áp dụng pháp luật, thì “Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hay các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể”[3]. Từ khái niệm trên có thể thấy, áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuế là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hay các tổ chức, cá nhân khác được nhà nước trao quyền để cá biệt hoá các quy định của pháp luật thuế vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: cơ quan quản lý thuế ra quyết định hoàn thuế cho công ty A, hay việc cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty B do gian lận thuế, v.v..
Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuế thường bao gồm các trường hợp cụ thể sau đây:
- Quyết định thu thuế
Quyết định thu thuế là việc cơ quan quản lý thuế áp dụng pháp luật thuế nhằm xác định nghĩa vụ thuế cụ thể cho chủ thể nộp thuế. Bằng quyết định thu thuế, cơ quan quản lý thuế xác định số thuế mà chủ thể bị áp dụng phải nộp, thời hạn thực hiện nghĩa vụ thuế, địa điểm thực hiện việc nộp thuế, v.v..
Kể từ ngày 1/7/2007, khi Luật quản lý thuế có hiệu lực thì áp dụng pháp luật dưới hình thức quyết định thu thuế có sự thay đổi cơ bản. Nếu trước đây, chủ thể nộp thuế chỉ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nếu có quyết định thu thuế, thì hiện nay, chủ thể nộp thuế sẽ tự thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế theo thời hạn và thủ tục do Luật quản lý thuế quy định mà không cần cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định thu thuế (gọi là cơ chế “tự khai, tự nộp”). Cơ chế này nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của chủ thể nộp thuế cũng như giảm bớt sự áp đặt của cơ quan quản lý thuế đối với chủ thể nộp thuế, đồng thời đảm bảo cho cơ quan quản lý thuế có nhiều điều kiện hơn để thực hiện hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật thuế.
- Quyết định miễn thuế, giảm thuế
Quyết định miễn thuế, giảm thuế là việc cơ quan quản lý thuế quyết định cho chủ thể nộp thuế được hưởng những ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật. Miễn thuế là ưu đãi mà theo đó, chủ thể nộp thuế được miễn trừ nghĩa vụ nộp tiền thuế. Giảm thuế là ưu đãi mà theo đó, chủ thể nộp thuế được miễn trừ một phần nghĩa vụ nộp tiền thuế.
Quyết định miễn thuế, giảm thuế phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và trên cơ sở hồ sơ đề nghị miễn thuế giảm thuế của chủ thể nộp thuế (trừ một số trường hợp miễn thuế, giảm thuế trên diện rộng, thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định giảm thuế, miễn thuế mà không cần đến hồ sơ đề nghị. Ví dụ: miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; hay Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về việc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm kích cầu kinh tế).
- Quyết định hoàn thuế
Quyết định hoàn thuế là việc cơ quan quản lý thuế quyết định trả lại tiền thuế cho chủ thể nộp thuế theo quy định của pháp luật. Việc hoàn thuế được thực hiện khi chủ thể nộp thuế đã nộp thuế nhiều hơn số thu tính đến thời điểm xác định hoàn thuế. Những trường hợp hoàn thuế cơ bản bao gồm: (i) hoàn thuế giá trị gia tăng khi số thuế đầu ra ít hơn số thuế đầu vào hay hoàn thuế đầu vào đối với dự án đầu tư chưa phát sinh doanh thu; (ii) hoàn thuế khi số thuế đã nộp trong kỳ tính thuế nhiều hơn số thuế phải nộp; và (iii) hoàn thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể hay phá sản mà có số thuế nộp thừa.
Quyết định hoàn thuế phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật trên cơ sở hồ sơ đề nghị hoàn thuế của chủ thể nộp thuế. Về nguyên tắc, số tiền thuế được hoàn theo yêu cầu của chủ thể đề nghị hoàn thuế và không vượt quá số tiền thuế được phép hoàn theo quy định của pháp luật thuế.[4]
Hiện nay, quyết định hoàn thuế được ban hành khá nhanh chóng. Đối với các chủ thể thường xuyên được hoàn thuế và đáng tin cậy, thời hạn kể từ khi đề nghị đến khi ra quyết định hoàn không quá 15 ngày, cơ quan quản lý thuế...