nhox_bjnh

New Member

Download Tiểu luận Bảo hộ và tự do hóa trong đầu tư - Xu hướng thế giới và thực tiễn tại Việt Nam miễn phí





Hiện nay, danh mục các lĩnh vực được ưu đãi đầu tư và được phép đầu tư có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Chi tiết, đối với danh mục các lĩnh vực được ưu đãi đầu tư (tháng 9 năm 2006), có tất cả 8 lĩnh vực với 52 nhóm ngành nghề. Đối với danh mục các lĩnh vực được phép đầu tư có điều kiện áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài, có tất cả 16 nhóm ngành nghề. Điều này cho thấy, Việt Nam đang dần mở cửa thị trường đầu tư, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

quốc gia.
Các biện pháp thực hiện tự do hóa đầu tư
Trên cơ sở mục đích của tự do hóa trong đầu tư quốc tế, có thể thấy để thực hiện triệt để vấn đề tự do hóa cần thực hiện các biện pháp như sau:
- Tạo một môi trường cạnh tranh thông qua việc mở rộng danh mục những ngành, nghề, dịch vụ mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư. Đây chính là rào cản lớn nhất của những nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù họ nhìn thấy được tiềm năng khi đầu tư nhưng nếu ngành đó trong danh sách những ngành nghề, dịch vụ bị cấm thì họ cũng không được phép đầu tư.
- Tạo một môi trường công bằng, bình đẳng giữa tất cả những nhà đầu tư. Điều này cần thể hiện rõ ràng trong luật đầu tư của quốc gia đó, không được phân biệt đối xử với bất kỳ nhà đầu tư nào. Những quyền lợi và nghĩa vụ dành cho các nhà đầu tư trong nước cũng sẽ được quy định tương đương đối với các nhà đầu tư nước ngoài thuộc bất cứ quốc gia nào.
- Triển khai kí kết và thực hiện hiệu quả, đúng lộ trình các cam kết song phương, đa phương trong quá trình hội nhập quốc tế, các quy định về đối xử công bằng cho các nhà đầu tư của các nước thành viên trong nội bộ các tổ chức kinh tế khu vực và liên khu vực, các tổ chức kinh tế khác mà quốc gia đó tham gia. Theo đó, khi các nhà đầu tư thuộc các nước là thành viên của cùng một tổ chức tiến hành hoạt động đầu tư tại một quốc gia thành viên khác sẽ nhận được những ưu đãi và nghĩa vụ như nhau.
Chương II
Xu hướng thế giới về bảo hộ và tự do hóa đầu tư
I/ Tình hình đầu tư thế giới sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho tình hình kinh doanh quốc tế xấu nghiêm trọng, mức độ rủi ro cao, thiếu vốn nên nhiều tập đoàn phải điều chỉnh chiến lược đầu tư kinh doanh, điều chỉnh địa bàn và các dịnh hướng đầu tư dẫn đến thu hẹp phạm vi đầu tư, đồng thời cắt giảm vốn nhằm giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đến đầu tư quốc tế trên những khía cạnh chính sau: - Thứ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh chuyển lợi nhuận về nước; - Thứ hai, vốn tài trợ của công ty mẹ ở bản quốc cho các công ty con ở nước nhận đầu tư giảm sút nghiêm trọng. Các nước phát triển thay vì đầu tư ra nước ngoài, đã quay lại để ngăn chặn suy giảm kinh tế trong nước. . - Thứ ba, tạo ra làn sóng bảo hộ nền kinh tế trong nước nhằm ứng phó với khủng hoảng trong ngắn hạn. Điều này gây bất lợi cho thu hút đầu tư quốc tế. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), FDI vào các nước đang phát triển đạt khoảng 500 tỉ USD (năm 2008), giảm xuống chỉ còn khoảng 400 tỉ USD (năm 2009). Lượng vốn chảy vào 57 quốc gia thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất cũng bị giảm 54% (quí I/2009) so với cùng kỳ năm 2008, thậm chí lượng vốn chảy vào các nước thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài như Trung Quốc, Brazil và Nga cũng đều giảm. FDI vào Trung Quốc tính đến tháng 11/2009 đạt 77,9 tỉ USD (giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2008). Các quốc gia châu Á khác có mức sụt giảm FDI là Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và Philipin. Những nhân tố tác động đến sự sụt giảm FDI bao gồm:
Thứ nhất, khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự suy yếu về kinh tế đã làm giảm khả năng và xu hướng đầu tư của các công ty, đặc biệt xu hướng đầu tư ra nước ngoài.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng tạo ra tâm lý quan tâm đặc biệt đến những bất ổn và rủi ro toàn cầu - là những nhân tố cản trở lớn trong thực hiện các chương trình FDI nhiều tham vọng.
Thứ ba, mong muốn của các công ty mở rộng đầu tư ra nước ngoài ít dựa vào cách thức đóng góp cổ phần như cùng sở hữu và cấp phép nhằm giảm chi phí đầu tư của mình.
Đầu tư quốc tế trải qua nhiều xu hướng phát triển. Ngoài các hình thức đầu tư quốc tế như: 1) đầu tư truyển thống (các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển hay đầu tư có tính một chiều); 2) đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển. Xu hướng chung của đầu tư quốc tế ngày nay là sự đan xen nhau giữa các xu hướng trên. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư lẫn nhau giữa các nước đang phát triển ngày càng gia tăng. Xu hướng này phản ánh tốc độ hòa nhập nhanh của các nước đang phát triển vào quá trình toàn cầu hóa.
Điểm nổi bật là xu hướng tự do hóa đầu tư ngày càng mạnh giữa các nước, khu vực và thế giới. Các qui chế về FDI của các nước thay đổi nhanh trong thập kỷ qua từ bảo hộ đến hạn chế, kiểm soát và chuyển sang tự do hóa FDI trong phạm vi từng nhóm nước, khu vực.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ngày càng tác động mạnh đến kế hoạch đầu tư của các công ty xuyên quốc gia TNCs (Transnational Corporations). Lợi nhuận suy giảm do khối lượng buôn bán giảm sút đã làm hạn chế xu hướng đầu tư. Đây chính là tác động của "khủng hoảng kinh tế" (economic crisis).
Theo Báo cáo tổng quan triển vọng đầu tư thế giới WIPS (World Investment Prospects Survey) các nền kinh tế mới nổi nhờ có tiềm lực tài chính tốt, tỷ lệ giới trẻ cao sẽ hỗ trợ tăng trưởng lâu dài nên càng thu hút giới đầu tư quốc tế và các công ty xuyên quốc gia TNCs.
II/ Xu hướng tự do hóa đầu tư diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới
1. Đôi nét về xu hướng tự do hóa đầu tư trên thế giới hiện nay
Trong quý I/2010, có tới 62 nền kinh tế trên thế giới đã triển khai các biện pháp mới tác động đến khuôn khổ chính sách đầu tư của nước ngoài và 73 nền kinh tế thực hiện những biện pháp đầu tư quốc tế, tiếp tục xu hướng ký kết nhanh các hiệp định mới về đầu tư. Trong 5 tháng đầu năm 2010, khoảng 37 hiệp định như trên đã được ký kết.
Báo cáo giám sát đầu tư của UNCTAD cho biết khoảng 28 nền kinh tế đã thông qua những biện pháp chuyên về đầu tư nhằm tự do hóa, thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu vực kinh tế từ lâu vẫn đóng kín. Cụ thể là Australia và Canada đã tự do hóa dịch vụ vận tải hàng không; Ấn Độ tự do hóa dịch vụ truyền hình trên mạng điện thoại di động; Malaysia, Syria, Cameroon tự do hóa dịch vụ ngân hàng hay sở hữu nhà ở; 9 nền kinh tế, trong đó có Nga, Mexico, Libya, Peru, đã triển khai các chính sách đầu tư nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài như thiết lập các khu kinh tế tự do, khuyến khích những dự án năng lượng tái sinh.
Bên cạnh đó, các nước còn áp dụng 10 biện pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài, ví dụ như Nam Phi đã loại bỏ mọi hạn chế đối với việc chuyển dịch vốn nội địa và ra nước ngoài. Một số nước như Thái Lan, Nam Phi, Madagascar…đã thực hiện các biện pháp ưu đãi ngoại hối, nới lỏng các điều kiện đầu tư để khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.
Tuy nhiên, UNCTAD cũng nhấn mạnh những thách thức tiềm tàng đối với đầu tư nước ngoài bao gồm sở hữu nhà nước, việc tăng cường kiểm soát các công ty trong thời kỳ khủng hoảng tiếp tục tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài; sự thất bại của chính sách thương mại cũng đã...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top