thithiviet

New Member

Download Tiểu luận Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật miễn phí





ĐỀ MỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Lý luận chung về tính khả thi của VBPL
1. Khái niệm VBPL.
2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc.
II. Tuân thủ đúng quy trình để đảm bảo tính khả thi của VBPL.
1. Xây dựng VBPL phải được tiến hành đúng thủ tục do pháp luật quy định.
2. Lấy ý kiến.
3. Khảo sát thực tiễn, đánh giá.
4. Đánh giá tác động của văn bản khi ra đời.
5. Ngôn ngữ chính xác, phổ thông, dễ hiểu.
III. Những yếu tố đảm bảo tính khả thi của VBPL.
1. Hợp hiến.
2. Hợp pháp.
3. Quy định rõ trách nhiệm.
4. Xây dựng quy phạm pháp luật cụ thể.
5. Chế tài ràng buộc đủ mạnh.
6. Phù hợp với thực tiễn.
7. Khâu tổ chức thực hiện.
8. Cơ sở vật chất, kinh phí.
C. KẾT LUẬN
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đề 12. Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật.
ĐỀ MỤC
Trang
A. LỜI NÓI ĐẦU.
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Lý luận chung về tính khả thi của VBPL
1. Khái niệm VBPL.
2
2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
2
3. Ý nghĩa của nguyên tắc.
2
II. Tuân thủ đúng quy trình để đảm bảo tính khả thi của VBPL.
3
1. Xây dựng VBPL phải được tiến hành đúng thủ tục do pháp luật quy định.
3
2. Lấy ý kiến.
3
3. Khảo sát thực tiễn, đánh giá.
4
4. Đánh giá tác động của văn bản khi ra đời.
4
5. Ngôn ngữ chính xác, phổ thông, dễ hiểu.
5
III. Những yếu tố đảm bảo tính khả thi của VBPL.
5
1. Hợp hiến.
2. Hợp pháp.
5
6
3. Quy định rõ trách nhiệm.
4. Xây dựng quy phạm pháp luật cụ thể.
5. Chế tài ràng buộc đủ mạnh.
6. Phù hợp với thực tiễn.
 7. Khâu tổ chức thực hiện.
8. Cơ sở vật chất, kinh phí.
6
7
7
7
9
9
C. KẾT LUẬN
10
A. LỜI MỞ ĐẦU: Một VBPL chỉ có thể tồn tại và phát huy được hiệu quả khi nó được ban hành phù hợp với thực tiễn. Khi tiến hành xây dựng một VBPL chúng ta thường nói đến tính khả thi của VBPL. Vậy “khả thi” là gì? Một VBPL cần đáp ứng những yêu cầu nào để đảm bảo tính “khả thi”? Làm thế nào để xây dựng được một VBPL mang tính “khả thi”?
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Lý luận chung về tính khả thi của VBPL.
1. Khái niệm VBPL.
VBPL là hệ thống văn bản do các cơ quan nhà nước và các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có hình thức, thủ tục do pháp luật quy định. Nội dung chứa đựng ý chí nhà nước, tác động đến các đối tượng liên quan nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình, hoạt động quản lí nhà nước.
2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của VBPL.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, khoản 4, Điều 3. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
“4. Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật”.
Đây là một nguyên tắc bắt buộc trong quá trình xây dựng và soạn thảo văn bản pháp luật.
“Khả thi” theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là khả năng thực hiện. Như vậy, một VBPL có tính khả thi là một VBPL có khả năng thực hiện trên thực tế hay nói một cách khác là những quy định của VBPL có khả năng đi vào cuộc sống mà không chỉ dừng lại trên giấy. Việc bảo đảm tính khả thi của các văn bản pháp luật là một yêu cầu rất quan trọng được đặt ra trong suốt quá trình xây dựng văn bản(
).
3. Ý nghĩa của nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của VBPL.
Có thể nói, đây là một tiêu chuẩn bắt buộc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi ban hành văn bản pháp luật.
Một là, yêu cầu về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức, trong đó có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan. Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trong giai đoạn soạn thảo dự án luật, cơ quan soạn thảo phải thực hiện rất nhiều hoạt động để bảo đảm chất lượng của dự án, đồng thời cơ quan thẩm định văn bản phải tiến hành thẩm định về tính khả thi của văn bản; trong giai đoạn dự án luật được chuyển sang các Ủy ban của Quốc hội để thẩm tra thì Ủy ban chủ trì thẩm tra phải tiến hành thẩm tra về tính khả thi của văn bản. Tất cả những quy định đó của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là nhằm đảm bảo cho dự án luật sau khi được Quốc hội thông qua sẽ có tính khả thi, có khả năng phát huy hiệu quả trong cuộc sống(
). 
Hai là, yêu cầu về hoạt động hiệu quả của từng cơ quan. Để bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, thì các cơ quan phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
II. Tuân thủ đúng quy trình để đảm bảo tính khả thi của VBPL.
1. Xây dựng VBPL phải được tiến hành đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Tất cả các VBPL đều phải được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định. Thủ tục trong hoạt động XDVBPL được hiểu là cách thức và trật tự tiến hành các hoạt động cần thiết của chủ thể có thẩm quyền trong quá trình ban hành VBPL.
Trên thực tế, pháp luật quy định về nhiều loại thủ tục khác nhau, áp dụng cho việc xây dựng một nhóm văn bản nhất định, bao gồm các hoạt động được tiến hành theo trình tự nhất định. Việc xác lập các thủ tục này, thường xuất phát từ chủ đề văn bản, thẩm quyền ban hành văn bản, như:thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục thông qua dự án luật tại kì họp của quốc hội...
2. Lấy ý kiến.
Luật ban hành VBQPPL năm 2008, khoản 2 Điều 4. Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
2. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
Để VBPL có tính khả thi, thì đây là một việc làm hết sức quan trọng. Việc lấy ý kiến sẽ giúp những người soạn thảo, xây dựng VBPL có cái nhìn khách quan về vấn đề mà mình sẽ làm.
3. Khảo sát thực tiễn, đánh giá.
Khảo sát thực tiễn là việc xâm nhập thực tiễn, để nắm bắt thực trạng tồn tại xã hội liên quan đến nội dung văn bản, tạo điều kiện cần thiết cho việc đảm bảo tính khả thi của VBPL.
Trong hoạt động XDVBPL, việc khảo sát thực tiễn được thực hiện dựa trên những phát hiện về nhu cầu điều chỉnh của các quan hệ xã hội ở những giai đoạn nhất định. Cần khảo sát về thực trạng các quan hệ xã hội với những biểu hiện đa dạng, linh hoạt và mối quan hệ phổ biến của chúng... Sự định hướng này là điều kiện để bảo đảm sự phù hợp của nội dung VBPL với điều kiện kinh tế xã hội, với đường lối chủ trương của Đảng, nguyện vọng của nhân dân lao động... Để hoạt động khảo sát thực tiễn đạt hiệu quả, cần phối hợp hài hòa giữa việc khảo sát trực tiếp với việc khảo sát gián tiếp.
Ví dụ: Về Luật thuế thu nhập cá nhân, từ 4 triệu đồng trở nên phải nộp với mức thuế suất 5%. Theo cách tính của Bộ Tài chính thì với luật thuế này, một cá nhân có thu nhập 5 triệu đồng/tháng sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân là 50.000 đồng/tháng (5 triệu đồng - 4 triệu đồng = 1 triệu đồng x 5%) khi độc thân là sẽ không phải nộp thuế nếu có 1 người phụ thuộc (Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007). Vào thời điểm đó thì mức thu nhập chịu thuế đó là phù hợp. Nhưng sau một quá trình thực hiện, thì mức chịu thuế đó đã không còn phù hợp. Và theo Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sửa đổi được Bộ Tài chính đề xuất lấy lương tối thiểu làm căn cứ để tính mức khởi điểm chịu thuế. Theo đó, luật mới có thể nâng mức khởi điểm chịu thuế lên 10 triệu đồng.
Chính vì vậy, qua khảo sát ta có thể đánh giá sự phù hợp của VBPL đối với thực tiễn. Một VBPL có thể phù hợp ở thời điểm ban hành nhưng sau vài năm không còn phù hợp nữa, không vì thế mà ta khẳng định VBPL đó không có tính khả thi.
4. Đánh giá tác động của văn bản khi ra đời.
Khi XDVBPL, cơ quan có thẩm quyền phải đánh giá xem, VBPL sẽ tác động đến ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top