hoangyenngothuy

New Member

Download Tiểu luận Các cách bảo vệ quyền sở hữu miễn phí





LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I Khái quát chung về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu 3
II Các cách bảo vệ quyền sở hữu 5
1 Kiện đòi lại tài sản (kiện vật quyền) 6
2 Kiện yêu cầu ngăn chặn hay chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp 7
3 Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền) 8
III Thực trạng 9
1. Ví dụ 9
2. Những khó khăn 17
IV Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ bảo vệ quyền sở hữu 19
KẾT LUẬN 20
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ực hiện thì thông qua biện pháp dân sự, cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền sở hữu có thể dùng các cách dân sự để tự bảo vệ quyền sở hữu hay yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu cho mình.
Điều 255 BLDS quy định “chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng các quy định của pháp luật”. Quyền tự bảo vệ quyền của chủ sở hữu được hiểu là quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có thể dùng bất kỳ biện pháp mà pháp luật không cấm để bảo vệ tài sản và quyền sở hữu tài sản của mình như cất giữ, quản lý… Ngoài ra, quyền tự bảo vệ của chủ sở hữu còn gắn liền với quyền ngăn cản bất kỳ chủ thể nào khác có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình; có quyền truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.
Bên cạnh quyền tự bảo vệ, pháp luật dân sự còn quy định cho chủ sở hữu , người chiếm hữu hợp pháp có quyền “yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Những cách này gọi chung là cách kiện dân sự - cách được áp dụng khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thể tự mình bảo vệ được quyền sở hữu trước hành vi xâm hại của chủ thể khác gây ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền của chủ sở hữu của mình.
Xuất phát từ tính chất đa dạng trong bản thân sự xâm hại tới quyền sở hữu mà cách kiện dân sự cũng có rất nhiều loại khác nhau. Chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp có quyền lựa chọn một trong ba cách kiện sau đây khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định:
Kiện đòi lại tài sản (kiện vật quyền):
Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu trái pháp luật phải trả lại cho mình.
Hình thức kiện này diễn ra khá phổ biến tại các Toà án trong những năm vừa qua, đặc biệt là kiện đòi nhà, đất. Khi xây dựng cơ chế kiện đòi lại tài sản, các nhà làm luật Việt Nam đã rất cân nhắc trong việc làm sao phải bảo đảm sự hài hoà giữa yêu cầu bảo vệ chủ sở hữu với bảo vệ quyền lợi chính đáng của người chiếm hữu ngay tình cũng như bảo đảm tính ổn định trong lưu thông dân sự. Vì vậy, một mặt, BLDS đã thiết kế các quy tắc kiện đòi lại tài sản dựa vào tiêu chí phân biệt giữa người chiếm hữu ngay tình và người chiếm hữu không ngay tình và mặt khác, dựa vào việc phân định giữa tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Tuy nhiên điều kiện chung áp dụng cho cách kiện đòi tài sản được quy định tại Điều 256, 257, 258 BLDS khi có các điều kiện sau:
Vật rời khỏi chủ sở hữu hay dời khỏi người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ; hay theo ý chí của họ nhưng người thứ ba có vật thông qua giao dịch không đền bù như tặng cho, thừa kế theo di chúc;
Người thực tế đang chiếm giữ vật là người chiếm giữ bất hợp pháp;
Vật hiện đang còn trong tay người chiếm hữu bất hợp pháp;
Vật là bất động sản hay động sản phải đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp khác do pháp luật quy định.
2 Kiện yêu cầu ngăn chặn hay chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 259, BLDS 2005 thì “khi thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác bộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm”.
Đây là cách cho phép chủ sở hữu kiện tới toà án khi một người nào đó có hành vi trái pháp luật cản trở việc thực hiện quyền sở hữu hay quyền chiếm hữu hợp pháp để quyền yêu cầu người này phải chấm dứt hành vi đó. Nếu người này không tự nguyện chấm dứt thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu Toà án, hay cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm. Mục đích chính của cách này là nhằm bảo đảm để chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp được sử dụng và khai thác công dụng của tài sản một cách bình thường.
Trong thực tế, các tranh chấp có đối tượng là hành vi trái pháp luật như trên chủ yếu liên quan đến bất động sản. Qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp dạng này tại Toà án hay Uỷ ban nhân dân các cấp, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Trên thực tế, loại việc này thường liên quan đến bất động sản liền kề như nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất, lối đi chung…
Hành vi là đối tượng của việc kiện phải là hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật ở đây được hiểu không chỉ là trái với các quy định của BLDS, mà còn trái với quy định của các văn bản pháp luật khác (như đất đai, xây dựng…). Đặc điểm chung của các hành vi này là cản trở chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp thực hiện những quyền năng của mình trong khuôn khổ pháp luật.
3 Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền).
Kiện đòi bồi thường thiệt hại về tài sản là việc chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải bồi thường thiệt hại cho mình.
Trong trường hợp một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới tài sản của người khác thì chủ sở hữu của tài sản của có quyền kiện tới toà án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đây được gọi là cách kiện trái quyền bởi vì nó chỉ được áp dụng trong trường hợp khi người chiếm hữu hợp pháp hay bất hợp pháp đã bán tài sản cho người khác mà không tìm thấy người mua nữa hay tài sản bị tiêu huỷ…Lúc này chủ sở hữu không lấy lại được tài sản của mình và luật cho phép chủ sở hữu lựa chọn cách kiện đòi bồi thường thiệt hại.
Có thể thấy rằng việc pháp luật quy định người thứ ba ngay tình phải hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp sẽ là một bất lợi lớn đối với họ trong rất nhiều trường hợp. Nếu đó là tài sản mà người này đã đầu tư vào kinh doanh (ví dụ máy móc, trang thiết bị kỹ thuật…), thì khi phải trả lại, họ sẽ phải chịu những xáo trộn nhất định trong công việc của mình. hay nếu đó là những tài sản quý hiếm (tranh quý, đồ mỹ nghệ, đồ trang sức…) mà họ đã bỏ tiền ra mua để sưu tập, làm kỷ niệm… nay dù không muốn trả lại thì họ vẫn buộc phải trả lại nếu chủ sở hữu có yêu cầu đòi lại tài sản. Điều 260 BLDS quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền c...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top