Fitzwater

New Member

Download Tiểu luận Các quy định của Bộ luật lao động Việt Nam hiện hành về tranh chấp lao động tập thể và giải quyết các tranh chấp lao động tập thể, giải quyết tình huống miễn phí





Theo điều157, tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp “giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động”, còn tập thể lao động là “những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hay một bộ phận của doanh nghiệp.”. Quy định như vậy dẫn đến một tình trang là khó có thể phân biệt được tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể được trong thực tế.
Trong thực tế, có nhiều vụ tranh chấp xảy ra giữa một số người lao động (một nhóm người lao động) với người sử dụng lao động, nhưng họ không có sự liên kết với nhau, mỗi cá nhân người lao động có thể có những yêu cầu khác nhau với người sử dụng lao động. hay có những tranh chấp lao động xảy ra giữa nhiều người lao động tại một doanh nghiệp, nhưng lại không được sự ủng hộ hay tham gia của cán bộ Công đoàn cơ sở (dù có thể có tổ chức Công đoàn). vấn đề là những tranh chấp đó có thể coi là tranh chấp lao động tập thể hay không.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ập thể và giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo Bộ luật lao động Việt Nam hiện hành.
Tranh chấp lao động tập thể.
a. Khái niệm tranh chấp lao động tập thể đượcquy định tại điều 157 Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2006:
“1. Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm.
3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầuxác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.”
Như vậy ta có thể hiểu khái quát định nghĩa về tranh chấp lao động tập thể theo quy định trên đó là những tranh chấp về quyền lợi và lợi ích giữa tập thể người lao động với người chủ sử dụng lao động liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác về thực hiện hợp đồng lao động, Thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề. Trong đó
 - Tranh chấp về quyền là những tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động hay các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp, đơn vị.
  - Tranh chấp về lợi ích là những tranh chấp về quyền nghĩa vụ chưa được pháp luật quy định hay chưa được các bên cam kết, ghi nhận trong thỏa ước lao động.
Nội dung của TCLĐ tập thể thường liên quan đến lợi ích của cả một tập thể người lao động. Chúng có thể phát sinh trong việc thực hiện các điều khoản đã thoả thuận giữa các bên về điều kiện lao động hay trong việc thiết lập các quyền và nghiệp vụ của các bên mà trước đó các bên chưa thoả thuận hay do các yếu tố thực hiện phát sinh tại thời điểm tranh chấp
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
Trong các văn bản hiện hành về tranh chấp lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động tập thể không có quy định nào về khái niệm giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Tuy nhiên qua các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể ta có thể hiểu Giải quyết tranh chấp lao động tập thể là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại; xoá bỏ tình trạng bất bình, mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, duy trì và củng cố quan hệ lao động, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất.
b. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tập thể: Theo quy định tại điều 158 BLLĐ sửa đổi bổ sung 2006 thì tranh chấp lao động nói chung và tranh chấp lao động tập thể nói riêng được giải quyết dựa trên các nguyên tắc sau:
“1. Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp;
2. Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật;
3. Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật
4. Có sự tham gia của thay mặt người lao độngvà thay mặt người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp.”
c. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể: Theo pháp luật hiện hành có bốn cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể đó là: Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hay hoà giải viên lao động (giải quyết cả hai loại tranh chấp lao động về quyền và lợi ích); Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện); Toà án nhân dân (hai cơ quan này chỉ giải quyết tranh chấp về lợi ích); Hội đồng trọng tài lao động (chỉ giải quyết tranh chấp về quyền).
c. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo pháp luật hiện hành được thực hiện như sau:
Một trong các bên gửi đơn yêu cầu hòa giải đến Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hay hoà giải viên lao động. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hay hoà giải viên lao động nhận đơn và đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận đã ghi trong biên bản. Nếu không thành hay một bên tranh chấpđã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì lập biên bản hòa giải không thành, ghi ý kiến của 2 bên tranh chấp và của Hội đồng. Bản sao biên bản hoà giải thành hay hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn mộtngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản. Các bên có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền theo các điều 168 và 169 tùy từng loại tranh chấp lao động tập thể về quyền hay lợi ích.
Đối với trường hợp Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết tranh chấp thì thời hạn yêu cầu giải quyết là không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết. Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền phải có mặt thay mặt có thẩm quyền của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện mời thay mặt công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và thay mặt cơ quan, tổ chức hữu quan tham gia phiên họp. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác để xem xét, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của các bên. Sau khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp hay hết thời hạn giải quyết quy định tại điểm a khoản 1 Điều này mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì mỗi bên có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết hay tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
Trường hợp Tòa án giải quyết tranh chấp thì áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự 2005.
Trường hợp tr
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ công chứng tại VPCC hưng vượng Luận văn Kinh tế 1
L Khảo sát quy trình và xác định các điểm kiểm soát giới hạn trên dây chuyền sản xuất bánh Pía Khoa học Tự nhiên 2
T Chế định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại của WTO và việc hoàn thiện các quy định tương ứng của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
Z Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
D So sánh Pháp luật La Mã và Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 về Các quy định chung trong phần Nghĩa vụ Luận văn Luật 0
D VẤN ĐỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG Ở CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CỦA NƯỚC – BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top