Tomas

New Member

Download Tiểu luận Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu miễn phí





Hợp đồng vô hiệu nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu nói riêng là hợp đồng không thỏa mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên các hợp đồng vô hiệu có sự khác nhau về tính chất và mức độ ảnh hưởng đến các lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Việc quy định cụ thể các trường hợp hợp đồng vô hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lý một cách hợp lý và hiệu quả các hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp khác nhau, bảo vệ lợi ích của các bên trong hợp đồng cũng như lợi ích của các chủ thể có liên quan. Theo quy định của bộ luật dân sự 2005, các trường hợp hợp đồng kinh doanh vô hiệu được áp dụng theo các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu nói chung, theo đó một hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu trong những trường hợp chủ yếu sau:



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hô sơ nhất. Về phương diện pháp lý, hợp đồng là một trong những chế định quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật dân sự và pháp luật kinh doanh.
Hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự là khái niệm chung nhất và cũng là cơ bản nhất trong chế định hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. Khái niệm hợp đồng dân sự được đề cập tại điều 388 Bộ luật dân sự 2005, theo đó “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Qua định nghĩa về hợp đồng dân sự được nêu trong điều luật, có thể thấy, hợp đồng dân sự có những yếu tố cơ bản sau đây:
Thứ nhất, hợp đồng dân sự phải có sự tham gia của các bên.
Thứ hai, hợp đồng dân sự được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa cá chủ thể tham giaquan hệ hợp đồng đó.
Thứ ba, hậu quả pháp lý của sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng là nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự.
Thứ tư, sự thỏa thuận giữa các bên không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giả tạo, nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa,…
Hợp đồng mua bán hàng hóa
Quan hệ mua bán hàng hoá được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lí là hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Dù Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về Hợp đồng mua bán hàng hóa song có thể các định bản chất pháp lí của Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại trên cơ sở điều 428 của Bộ luật Dân sự về hợp đồng mua bán tài sản. Do đó, Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của HĐMBTS, dù vẫn mang những nét đặc thù riêng. Hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Thương nhân là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thương nhân Việt Nam hay là thương nhân nước ngoài. Bên cạnh chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa (trong trường hợp các chủ thể chọn Luật thương mại để điều chỉnh hoạt động của mình)
Thứ hai, về hình thức, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập theo cách thức nào mà cả hai bên thể hiện được sự thỏa thuận mua bán hàng hóa giữa các bên. Theo điều 24 Luật thương mại 2005: “Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hay được xác lập bằng hành vi cụ th ể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải dược lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”.
Thứ ba, về đối tượng, hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Tuy nhiên không thể hiểu theo nghĩa thông thường, hàng hoá là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của con người hay chỉ bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh đưới hình thức cho thuê, mua, bán (khoản 3 Điều 5 Luật Thương Mại 1997). Luật Thương mại 2005 quy định :
“Hàng hoá bao gồm :
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đât đai.”
Như vậy, hàng hoá trong thương mại là đối tượng mua bán có thể là hàng hoá hiện đang tồn tại hay sẽ có trong tương lai, hàng hoá có thể là động sản hay bất động sản được phép lưu thông thương mại và phải loại trừ một số hàng hoá đặc biệt chịu sự điều chỉnh riêng như cổ phiếu, trái phiếu…
Thứ tư, về nội dung, hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ cả các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán.
II. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Về mặt lý thuyết, một hợp đồng mua bán có thể được hình thành theo nhiều cách thức khác nhau, theo đó chứng tỏ giữa các bên đã đạt được sự thỏa thuận. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là thời điểm mà các bên đã đạt được sự thỏa thuận. Trong quá trình xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa, các vấn đề pháp lý cơ bản cần được làm rõ là: (1) Đề nghị giao kết hợp đồng; (2) Chấp nhận đề nghị hợp đồng; (3) Thời điểm giao kết hợp đồng. Những vấn đề này không được Luật thương mại 2005 quy định cụ thể, vì vậy các quy định của BLDS 2005 sẽ được áp dụng đối với việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong thương mại, hợp đồng được giao kết theo các nguyên tắc quy định cho hợp đồng dân sự nói chung. BLDS 2005 có quy định việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản, đó là: Tự do giao kết nhưng không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng (Điều 389 BLDS 2005). Việc tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng phù hợp với ý chí thực của họ, hợp đồng có thể mang lại lợi ích cho các bên đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ.
Khi giao kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, các bên giao kết phải tuân thủ theo các thủ tục giao kết dưới đây:
1. Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán:
Đề nghị giao kết hợp đồng có bản chất là hành vi pháp lí đơn phương của một chủ thể, có nội dung bày tỏ ý định giao kết hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện xác định. Từ quy định của Điều 390 BLDS 2005, có thể định nghĩa đề nghị giao kết hợp đồng trong thương mại là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. Về nguyên tắc, hình thức của đề nghị hợp đồng phải phù hợp với hình thức của hợp đồng. BLDS 2005 không quy định về hình thức của đề nghị hợp đồng, song có thể dựa vào quy định về hình thức của hợp đồng để xác định hình thức của đề nghị hợp đồng, theo đó đề nghị hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hay hành vi cụ thể hay kết hợp giữa các hình thức này. Trường hợp pháp luật quy định hình thức của hợp đồng phải bằng văn bản thì hình thức của đề nghị hợp đồng cũng phải bằng văn bản.
Đề nghị hợp đồng được gửi đến một hay nhiều chủ thể đã xác định. Hiệu lực của nó thông thường do các bên tự ấn định. Trường hợp bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng là khi: Đề nghị được chuyển đến n...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top