boitien_titi
New Member
Download Tiểu luận Giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật trên báo Thanh Niên miễn phí
MỤC LỤC
Mở Đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
3. Mục đích ý nghĩa nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
5. Kết cấu tiểu luận. 4
Chương I:Văn Hoá Việt Nam – Nhận Thức Và Quan Điểm 5
1. Văn Hoá Và Bản Sắc dân tộc . 5
1.1 Khái niệm . 5
1.2 Bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu và phát triển . 6
2. Quan điểm của nhà nước ta về vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc. 8
2.1 Xác định các giá trị bản sắc của văn hoá Việt Nam . 8
2.2 Phương hướng gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. 8
Chương II: Báo chí với vai trò gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá nghệ thuật 11
1. Mối quan hệ với báo chí việt nam và bản sắc văn hoá dân tộc. 11
2 . nhiệm vụ của báo chí trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá việt nam. 13
Chương III: Một số nhận xét về hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về văn hoá nghệ thuật trên báo thanh niên 16
1. Các thể loại báo chí được sử dụng . 16
1.1 Tin. 18
1.2 Phản ánh . 19
1.3 Phóng sự . 19
1. 4 Phỏng vấn . 21
1.5 Phê bình . 22
1.6Trần thuật . 22
1.7 Ý kiến . 24
1.8 Ký sự . 24
1.9 Thư tín . 25
2 Khảo sát trên báo Văn Hoá: 26
2.1 Tin: 27
2.2 Bài Phản ánh: 27
2.3 Bài Phóng sự: 27
2.4 Phỏng vấn: 27
2.5 Tường thuật: 28
2.6 Ghi chép: 28
2.7 Bình Luận: 28
Kết Luận 31
* Danh mục tài liệu tham khảo .34
* Phụ lục .35
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
ng giá trị của thời đại trước, mà là sự kế thừa có chọn lọc, có phê phán và có sáng tạo những giá trị tinh thần và văn hoá của dân tộc cũng như văn minh nhân loại. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ khôi phục vốn cũ thì nên khôi phục những cái gì tốt còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra” việc xác định đúng yếu tố “tốt” tiến bộ trong di sản văn hoá truyền thống. Để xây dựng cái mới không đơn giản, song được Đảng ta chỉ ra rất rõ ràng là “kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá nghệ thuật của dân tộc”.Trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật và các lĩnh vực khác của đời sống văn hoá, Đảng và nhà nước luôn xác định “ phát triển văn hoá- nghệ thuật mang bản sắc dân tộc Việt Nam là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn dân”. Vai trò của các cơ quan lãnh đạo là “ tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng và phương tiện cho việc phát triển”.
Như vậy vấn đề và phát huy gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc đã được khơi dậy trong tất cả các lĩnh vực hoạt động văn hoá, và không chỉ có thế, Đảng và nhà nước ta còn đặt ra mục tiêu làm cho bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hoá phải được thấm đậm cả trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ giáo dục và đào tạo sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắcthái Việt Nam.
Thực hiện tinh thần của nghị quyết nhà nước đã tăng cường các biện pháp đẩy mạnh sự phát triển của phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên cả nước trong mọi tầng lớp nhân dân . Hệ thống các văn bản luật pháp và chính sách liên quan đến văn hoá đang được xúc tiến xây dựng, trong đó đáng chú ý là luật di sản văn hoá.
Tóm lại đường lối văn hoá của Đảng ta luôn nhất quán .Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội. Những chủ trương chính sách kịp thời của Đảng và nhà nước đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho văn hoá phát triển theo đúng định hướng dân tộc, khoa học và nhân văn.
.
CHƯƠNG II
BÁO CHÍ VỚI VAI TRÒ GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT
1. Mối quan hệ với báo chí việt nam và bản sắc văn hoá dân tộc.
Báo chí ra đời cách đây hơn 100 năm. Mặc dù là sản phẩm thành tựu của văn hoá phương tây du nhập vào. Nhưng không ai có thể phủ nhận được thực tế là phương tiện truyền thông nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu xã hội Việt Nam đang vận động và phát triển đã nhanh chóng vượt lên vai trò thông tin thương mại đơn thuần để bước vào địa hạt chính trị và văn hoá - hiểu theo nghĩa hẹp của khái niệm này.Cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về chức năng của phương tiện thông tin của nó. Với chức năng này thông tin đại chúng mang đến cho con người biết bao điều mới mẻ về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội: từ kinh tế chính trị đến kinh tế xã hội. Như vậy thông tin đại chúng đã thực hiện chức năng nhận thức văn hoá. Cơ chế vận động của văn hoá vừa tĩnh vừa động, với tư cách là một biểu trưng của một cộng đồng, một không gian, một thời kỳ lịch sử, văn hoá mang giá trị tĩnh. Những giá trị đó tham gia một cộng đồng, vào nhân cách một con người, sẽ tác động sâu sắc đến xu hướng vận động của đời sống xã hội. Trong cơ chế ấy văn hoá vận động tự tái tạo và bổ sung. Với cách nhìn đó, báo chí vừa là công cụ truyền bá văn hoá, vừa là một sản phẩm văn hoá.
Như vậy báo chí là một thành tố văn hoá. Báo chí luôn cung cấp những tri thức phong phú mới mẻ nhất cho con người có thêm cái nhìn mới, cách tiếp nhận mới. Sự phát triển của báo chí làm tăng khả năng giao tiếp bắt buộc hay tự nguyện của văn hoá Việt Nam với các nền văn hoá khác diễn ra liên tục hơn một thế kỷ qua cũng gây ra những tác động không nhỏ đến xu hướng phát triển của báo chí. Song “nền báo chí Phương Đông và Việt Nam bắt buộc phải là sự thể hiện điển hình và đặc sắc linh hồn của văn hoá Phương Đông. Điều đó cũng có nghĩa là báo chí Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá dân tộc và hàm chứa trong nó những nét bản sắc của nền văn hoá Việt Nam. Từ nội dung văn phong đến cách trình bày các sản phẩm báo chí, đều dựa trên tiêu chuẩn riêng của hệ giá trị văn hoá Việt Nam để nhằm đến đích là công chúng Việt Nam – chủ thể của nền văn hoá Việt Nam giàu bản sắc và bền vững.
Truyền bá văn hoá đang là một mắt xích tự nhiên của quá trình vận động văn hoá. Trong tình hình cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ồ ạt trên phạm vi toàn cầu. Báo chí đóng một vai trò quan trọng to lớn. Sự nhanh chóng và khả năng đồng hiện trong một không gian lớn của thông tin báo chí là ưu điểm không phương tiện nào so sánh được. Báo chí đã tham gia tích cực vào trong việc lưu giữ và truyền bá và làm giàu kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại.Tuy không thể trang bị một hệ thống tri thức lịch sử – văn hoá như trong trường học, nhưng báo chí lại có khả năng thẩm định và cổ vũ cho những giá trị lịch sử văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành ý thức lịch sử của dân tộc.Thông tin báo chí tham gia đáng kể vào việc hình thành cách tư duy nhận thức hành động của con người hiện đại và cả xu hướng vận động của toàn xã hội.
Trong mối quan hệ với bản sắc văn hoá dân tộc, báo chí chịu ảnh hưởng sâu sắc từ trong bản chất hệ thống, và cũng là phương tiện hữu hiệu có vai trò quan trọng góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam.
2 . nhiệm vụ của báo chí trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá việt nam.
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu với đời sống xã hội . Không phải ngẫu nhiên mà các nhà chính trị, các nhà cách mạng đã dành cho báo chí sự quan tâm lớn . Vai trò chức năng của hệ thống quyền lực thông tin này được LÊ NIN xác định “ không những là người tuyên truyền cổ động tập thể , mà còn là người tổ chức tập thể”.
Từ khi ra đời trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước .Đảng và nhà nước ta luôn đánh giá đề cao vai trò của báo chí “ coi báo chí như là một công cụ đắc lực để tuyên truyền vận động và tổ chức quần chúng làm cách mạng”.Báo chí hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đời sống văn hoá của đất nước, sự tham gia của báo chí càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã thường nói “ cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng, cây bút trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Như vậy báo chí là đội quân tiên phong, là phương tiện hữu hiệu tham gia tuyên truyền, quản lý và xây dựng nền văn hoá cách mạng.
Mặc dù chỉ là kênh truyền thông , nhưng báo chí là phương tiện đặc biệt có hiệu quả thực hiện các chức năng của văn hoá từ giáo dục thẩm mỹ đến giao tiếp giải trí và dự báo, cũng có nghĩa là những tác động - thuận nghịch của ...