recwar2004
New Member
Download Tiểu luận Hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự miễn phí
Việc quyết định và thực hiện hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự đáp ứng những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền với việc bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của công dân, đảm bảo dân chủ, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, là sự thể hiện nhận thức khoa học về hoạt động xét xử của Tòa án. Việc quyết định một vụ án hình sự có thể được xét xử ở hai cấp xét xử khác nhau là phù hợp quy luật của nhận thức nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan của hoạt động xét xử. Quy định nguyên tắc hai cấp xét xử thể hiện thái độ thận trọng của Nhà nước trong việc đưa ra phán xét về số phận pháp lý, sinh mạng chính trị, quyền lợi của người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự và những người khác có liên quan, là sự thể hiện rõ ràng nhất bản chất của Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
I. Cơ sở của nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử:Có thể nói, một trong các nguyên tắc được thừa nhận sớm nhất khi thực hiện chức năng xét xử của Toà án đó là nguyên tắc “chế độ hai cấp xét xử”. Nguyên tắc này đều được thừa nhận trong từng giai đoạn khác nhau của lịch sử lập pháp nước nhà.
Giai đoạn 1945 – 1960 : Ngay từ khi đất nước ta vừa giành được độc lập, ngày 24/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức Tòa án và các ngạch thẩm phán, trong đó đã ghi nhận nguyên tắc “Tòa án thực hiện hai cấp xét xử”. Về mặt cơ cấu tổ chức của Toà án lúc bấy giờ, tại Điều 63 Hiến pháp năm 1946 quy định cơ quan Toà án gồm có Toà án nhân dân tối cao, các Toà án phúc thẩm, các Toà án đệ nhị cấp và sơ cấp. Theo Sắc lệnh số 85/SL ngày 22-5-1950 thì các Toà án ở nước ta gồm có Toà án nhân dân huyện, Toà án nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân phúc thẩm khu hay thành phố và Toà án nhân dân tối cao. Các Toà án nhân dân phúc thẩm là một cấp Toà án ở giữa Toà án nhân dân tỉnh, thành phố và Toà án nhân dân tối cao (Thông tư số 92-Tc ngày 11-11-1959 của Liên bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao).
Đến năm 1952, Nghị định số 32-NĐ ngày 6-4-1952 quy định thẩm quyền các các Toà án nhân dân, trong đó Toà án nhân dân huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm hay xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm một số loại vụ án; Toà án nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm (chung thẩm) đối với các vụ án mà Toà án nhân dân huyện đã xét xử sơ thẩm.
Giai đoạn 1960 – 1988 : Lần đầu tiên nguyên tắc “thực hiện chế độ hai cấp xét xử” được thừa nhận trong luật. Điều 9 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 quy định : toà án nhân dân thực hành chế độ hai cấp xét xử. Đương sự có quyền chống bản án hay quyết định của Toà án nhân dân xử sơ thẩm lên Toà án nhân dân trên một cấp. Viện kiểm sát nhân dân cũng cấp và trên một cấp có quyền kháng nghị bản án hay quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân.
Giai đoạn 1989 đến nay : Nguyên tắc “thực hiện chế độ hai cấp xét xử” không còn được quy định trong Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1980 và Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 1988, tuy nhiên nội dung của nguyên tắc này về cơ bản vẫn được giữ nguyên, có thêm một vài điểm tiến bộ, chẳng hạn về quyền hạn, Toà án cấp phúc thẩm không có quyền làm xấu đi tình trạng của bị cáo hay huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để xét xử lại vụ án theo hướng làm nặng thêm tình trạng của đương sự nếu không có kháng cáo, kháng nghị về vấn đề đó. Tuy nhiên cũng còn một vài điểm hạn chế, ví dụ như ,vẫn quy định cho phép Toà án nhân dân tối cao xét xử theo trình tự sơ thẩm đồng thời chung thẩm,...
Những hạn chế trong giai đoạn này về cơ bản lai được khắc phục. Nguyên tắc “thực hiện chế độ hai cấp xét xử ” được quy định tại Điều 20 của BLTTHS năm 2003, và Điều 11 của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002. Bên cạnh việc được quy định trong luật, nguyên tắc này còn được Đảng ta quán triệt thành Nghị quyết, tại Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động xét xử của Tòa án: “Thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, đổi mới thủ tục giám đốc thẩm để đảm bảo việc xét xử vừa đúng đắn, vừa nhanh chóng”.
Tóm lại, nguyên tắc “thực hiện chế độ hai cấp xét xử” đã được thừa nhận trong pháp luật nước ta ngay từ ngày đầu. Việc thừa nhận nguyên tắc là nhằm góp phần đảm bảo thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền công dân, hạn chế tối đa việc Toà án xét xử oan sai người vô tội.
II. Nội dung của nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử:
Khái niệm nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử:
Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự là tư tưởng chủ đạo, có tính bắt buộc chung thể hiện quan điểm có tính định hướng của Nhà nước trong việc tổ chức tố tụng để xét xử các vụ án hình sự, được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự, trong đó xác định một vụ án hình sự được xét xử lần đầu ở cấp sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất) có thể được xét xử lại và chỉ có thể được xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thẩm (cấp xét xử thứ hai) nếu có kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời vụ án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Nội dung nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử:
Theo Điều 20 BLTTHS năm 2003 nguyên tắc hai cấp xét có nội dung như sau:
– Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của BLTTHS này. Xét xử sơ thẩm là cấp xét xử thứ nhất, khi xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm phải căn cứ vào những quy định của pháp luật về thẩm quyền theo sự việc, thẩm quyền theo đối tượng và thẩm quyền theo lãnh thổ. Sau khi xét xử sơ thẩm, bản án và quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật ngay, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án một lần nữa.
– Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do BLTTHS năm 2003 quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai. Khi xét xử lại vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm không chỉ kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà còn xét xử lại vụ án về mặt nội dung bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án và được đưa ra thi hành.
Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hay có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm. Tòa án cấp giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là một cấp xét xử, không xét xử lại vụ án về nội dung mà chỉ xét lại bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật, kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án và quyết định đó. Khi giám đốc thẩm hay tái thẩm, Tòa án không thực hiện chức năng xét xử mà thực hiện chức năng việc giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới.
Ý nghĩa của nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử:
Ý nghĩa pháp lý:
Khi một vụ án hình sự nếu Tòa án chỉ xét xử một lần mà việc xét xử làm cho bị cáo và những người tham gia tố tụng khác thấy oan sai thì khi đó quyền và lợi ích của họ sẽ ra sao? Vậy khi đó họ phải làm thế nào để bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình? Trả lời cho câu hỏi đó, pháp luật quy định và thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự. Việc quy định như vậy đảm bảo:
Thứ nhất, để đảm bảo cho việc xét xử của t...