Download Tiểu luận Hội nghị an ninh và hợp tác Châu Âu (CSCE) miễn phí





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.1
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .2
1. Bối cảnh ra đời 2
2. Quá trình hình thành và phát triển .3
II. NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG CỦA CSCE 4
1. Nguyên tắc 4
2. Nội dung .4
A). Các vấn đề liên quan đến an ninh ở Châu Âu .4
B). Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và môi trường 5
C). An ninh và hợp tác Địa Trung Hải 5
D). Hợp tác nhân đạo và các lĩnh vực khác .7
III. VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CSCE.7
1. Đối với quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực .8
2. Đối với chiến tranh lạnh trong khu vực .9
KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ .11
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh cũng như thời kỳ đối đầu giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ, an ninh thế giới vẫn tiếp tục bị đe doạ vì vậy, đã xuất hiện rất nhiều hiệp ước, cơ chế hợp tác cả song phương lẫn đa phương giữa các nước trong và ngoài khu vực ký kết với nhau nhất là hiệp ước về liên minh quân sự như NATO, WARSAW, SEATO; hợp tác kinh tế khoa học công nghệ; hợp tác để bảo vệ quyền tự do cơ bản của con người và chủ quyền quốc gia…nhằm giải quyết và ngăn chặn các những thách thức an ninh để bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như đảm bảo cho sự hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Hội nghị về an ninh và hợp tác Châu Âu (CSCE) là một hội nghị xuất hiện vào khoảng những năm 1970s do các nước Châu Âu với Mỹ và Canada. Hội nghi này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như hợp tác trong chính trị và quân sự; hợp tác sinh thái và kinh tế; hợp tác trong lĩnh vực quyền con người, những hành động đó được thể hiện thông qua các cam kết ràng buộc về chính trị cũng như các nguyên tắc hoạt động. Trong bài tiểu luận này chúng em sẽ tập trung làm rõ ba nội dung chính đó là: cơ sở, quá trình hình thành và phát triển; những nội dung và nguyên tắc cơ bản; cuối cùng vai trò và tác động đối với an ninh khu vực.
Mặc dù rất cố gắng nhưng bài tiểu luận không thể tránh được sai sót vì khó khăn trong ngôn ngữ cũng như việc tìm kiếm các tài liệu tham khảo, thời gian cũng có hạn, nên chúng em rất mong cô sẽ thông cảm và đóng góp ý kiến trong bài tiểu luận này. Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện: Nhóm 5-CT35K
Hà nội, tháng 5/2011
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
Bối cảnh ra đời.
Là kết quả của chiến tranh lạnh: dựa trên cơ sở điều ước quốc tế đa phương được ký kết giữa các quốc gia thành viên, trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và tự nguyện cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và phù hợp với mục đích và các nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc.
Sự hình thành của NATO 1949:  là một liên minh quân sự bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu. Mục đích của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Liên minh phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, đã được thành lập năm 1955 với mục tiêu là bảo vệ an ninh của các nước thành viên, chống lại âm mưu xâm lược của các thế lực đế quốc, duy trì hoà bình ở Châu Âu và thế giới.
Vì có sự đối đầu ác liệt giữa hai khối quân sự lớn như thế nhu cầu hợp tác ngày càng tăng. Đến giai đoạn cuối của chiến tranh lạnh do sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, sự tan bằng trong quan hệ giữa Tây Âu và khối Cộng sản làm cho nhận thức của các quốc gia thay đổi thể hiện ở chỗ các quốc gia thấy được sự quan trọng của việc hợp tác coi đó là yếu tố quan trọng và tất yếu để duy trì lợi ích quốc gia, đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực. Ví dụ: gợi ý của Liên Xô mà muốn sử dụng các cuộc đàm phán để duy trì kiểm soát đối với các nước cộng sản ở Đông Âu-Tây Âu. Nhìn các cuộc đàm phán như là một cách để giảm căng thẳng trong khu vực, thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế và đạt được những cải thiện nhân đạo cho nhân dân của khối Cộng sản Bổ sung theo ý kiến của nhóm phản biện
.
Quá trình hình thành và phát triển.
Hàng loạt các cuộc họp tham dự của hầu như tất cả các quốc gia châu Âu, Canada và Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 1970, quyết định về hoàn thiện an ninh và ổn định của cả Châu Âu.
Từ 22/11/1972-8/6/1973, cuộc tham vấn chuẩn bị cho CSCE, tổ chức tại Dipolo (Helsinki) thủ đô của Phần Lan để quyết định địa điểm và tiêu chí cho việc triệu tập hội nghị, thủ tục và các chủ đề chính cho chương trình nghi sự. Hội nghị đầu tiên 1973-1975, chia thành 3 giai đoạn:
Từ 3-7/7/1973, giai đoạn khai mạc chính thức CSCE tai Helsinki giữa các Bộ trưởng Ngoại giao để khởi động một hơp tác đa phương đối thoại Đông-Tây.
Từ 18/9/1973-21/7/1975, diễn ra cuộc họp giữa các chuyên gia tại Geneva. Để quy định về phạm vi và nguyên tắc hoạt động.
Từ 30/7/1975-1/8/1975, giai đoạn đóng cửa của hội nghị, đây là một hội nghị thượng đỉnh giữa người đứng đầu nhà nước và chính phủ 35 quốc gia tại Helsinki để thông qua các nội dung, quy định cuối cùng của hội nghị
Từ 4/10/1977-8/3/1978, hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 2 của CSCE được tổ chức tại Belgrade, thảo luận vấn đề hơp tác nhân quyền.
Từ 11/11/1980-9/9/1983, hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 3 của CSCE được tổ chức tại Madrid (Spain).
Từ 4/11/1986-9/01/1989: Hội nghị lần thứ 4 về an ninh và hợp tác châu Âu tổ chức tại Vienna.
Năm 1994, CSCE trở thành OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu).
NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG CỦA CSCE.
Nguyên tắc: theo Helsinki final act 1975
Chủ quyền bình đẳng, tôn trọng các chủ quyền vốn có
Không được đe dọa hay sử dụng vũ lực
Bất khả xâm phạm biên giới
Toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia
Hòa bình giải quyết tranh chấp
Không can thiệp vào công việc nội bộ
Tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản, bao gồm cả tự do tư tưởng, tôn giáo, lương tâm, tín ngưỡng
Quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc
Hợp tác giữa các nước
Cam kết thực hiện trong đức tin tốt các nghĩa vụ theo luật quốc tế.
Nội dung.
A). Các vấn đề liên quan đến an ninh ở Châu Âu.
Nhằm thúc đẩy quan hệ tốt hơn giữa họ và đảm bảo các điều kiện trong đó người dân của họ có thể sống trong sự bình an và miễn phí lâu dài từ các mối đe dọa hoặc sự chống lại an ninh của họ;
Cần thiết để phát huy nỗ lực để làm giảm căng thẳng cả một quá trình liên tục và ngày càng hữu hiệu và toàn diện, phổ quát về phạm vi.
Bao gồm những vấn đề sau: Thông báo trước khi có sự cơ động quân sự lớn, Thông báo trước về phong trào quân sự lớn, Các biện pháp xây dựng lòng tin, Trao đổi các quan sát viên, Thông báo trước khi có sự cơ động quân sự khác; Các vấn đề liên quan đến giải trừ quân bị; Sự cân nhắc chung
B). Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và môi trường.
Không phân biệt mức khác nhau của sự phát triển kinh tế, dựa trên cơ sở bình đẳng và sự thỏa mãn lẫn nhau của các đối tác như một toàn bộ, một phân phối công bằng những lợi thế so sánh và nghĩa vụ của quy mô, với sự tôn trọng các thỏa thuận song phương và đa phương,
Trao đổi thương mại.
Hợp tác công nghiệp và các dự án có lợi ích chung.
Quy định về hợp tác thương mại và hợp tác công nghiệp (Trọng tài, hài hòa hóa các tiêu chuẩn, thỏa thuận song phương cụ thể )
Khoa học và công nghệ (Các lĩnh vực hợp tác: Nông nghiệp, Năng lượng, sử dụng hợp lý tài nguyên, Công nghệ thông vận tải, Vật lý, Hóa học, Máy tính, truyền thông và công nghệ thông tin…)
Môi trường (Các lĩnh vực hợp tác: Kiểm soát ô nhiễm không khí, Kiểm soát ô nhiễm nước và sử dụng nước sạch, Bảo v
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top