Download Tiểu luận Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong giảng dạy và đào tạo sở hữu trí tuệ miễn phí





Việc giảng dạy và đào tạo sở hữu trí tuệ của các nước trong khối ASEAN đã được triển khai tương đối rộng và bắt đầu đi vào chiều sâu ở những nước phát triển hơn như Singapore, Malaixia, Thái Lan.
Ở Singapore, các trường đại học lớn như Đại học Công nghệ Nanyang, Đại học Tổng hợp Quốc gia Singapore. đều có các môn học về sở hữu trí tuệ ở bậc cử nhân và ở bậc sau đại học.
Những môn học có các nội dung về sở hữu trí tuệ trong chương trình đào tạo cử nhân của Đại học Công nghệ Nanyang như: Luật về thông tin và công nghệ, Luật kinh doanh, Các nguyên tắc của luật, Luật và kinh doanh quốc tế. Đào tạo thạc sỹ trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ cũng đòi hỏi sinh viên nghiên cứu các môn học về sở hữu trí tuệ như Quản trị các quyền sở hữu trí tuệ, Thương mại điện tử: luật, chính sách và chiến lược .
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong giảng dạy và đào tạo sở hữu trí tuệ 
Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong thế giới hiện đại đã vượt ra ngoài ranh giới của việc bảo hộ các sáng tạo trí tuệ. Sở hữu trí tuệ (sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và quyền tác giả) trở thành tài sản ngày càng có giá trị và có thể được sử dụng một cách sáng tạo nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và xã hội của con người. Sở hữu trí tuệ được sử dụng như một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế và tạo nên sự thịnh vượng . Một nhận thức mới về vai trò của sở hữu trí tuệ ở các quốc gia thuộc nhiều vùng khác nhau trên toàn thế giới gần đây đã dẫn đến việc thông qua hay sửa đổi luật pháp quốc gia về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, bản quyền tác giả và quyền liên quan và chuyển giao công nghệ cũng như việc xây dựng hay hiện đại hoá cơ cấu chính phủ quản lý văn bản luật đó. Sở hữu trí tuệ ngày càng có ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống và do đó trong các chương trình giáo dục ở bậc đại học người ta ngày càng chú ý hơn đến giáo dục về sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong giảng dạy và đào tạo sở hữu trí tuệ nhằm cung cấp cho các giảng viên đại học, các chuyên gia và những nhà quản lý giáo dục những thông tin phục vụ việc xây dựng một chương trình giáo dục hiệu quả về sở hữu trí tuệ. 1. Giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ ở các nước phát triển Hầu hết các trường đại học của các nước phát triển coi trọng việc giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ. Giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ ở các nước phát triển có truyền thống lâu đời với hệ thống đồng bộ, nhiều cấp độ và hình thức đào tạo khác nhau. Phụ thuộc vào từng cơ sở đào tạo, giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ có thể chỉ dừng ở mức độ là một môn học, hay có thể các mức độ cao hơn như đào tạo chuyên ngành tiến sỹ và sau tiến sỹ. Số lượng các cơ sở đào tạo và số học viên cũng rất khác nhau ở từng nước. Các nội dung của sở hữu trí tuệ được đưa vào chương trình một cách độc lập hay lồng ghép với các môn học chuyên ngành liên quan. Qua nghiên cứu chương trình đào tạo của một số cơ sở đào tạo của các nước phát triển có thể thấy những nội dung giảng dạy và đào tạo không chỉ dừng ở những kiến thức cơ bản và thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của quốc gia đó mà mở rộng sang các vấn đề bảo hộ quốc tế, thực tiễn bảo hộ ở nước ngoài, bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ của quốc gia ở nước ngoài và những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội có liên quan như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài đảm bảo lợi ích kinh tế của quốc gia, nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ... Theo Xếp loại các quốc gia theo mức độ vi phạm bản quyền phần mềm, Mỹ là nước có mức độ vi phạm bản quyền thấp nhất . Chỉ số này nói lên phần nào việc tôn trọng sở hữu trí tuệ ở Mỹ và trong đó có phần đóng góp không nhỏ của giảng dạy về sở hữu trí tuệ ở các trường đại học Mỹ. Hệ thống giáo dục Mỹ dựa trên ý tưởng kiểm soát địa phương. Có thể nói các trường đại học của Hoa Kỳ được hưởng một chế độ tự chủ gần như hoàn toàn, thể hiện ở chỗ gần như không có cơ quan quản lý cấp trên. Chỉ có một số bang có Uỷ ban giáo dục chỉ đạo chung các trường đại học và cao đẳng nhưng các chính sách và chương trình giảng dạy của trường không phải do Uỷ ban giáo dục chỉ đạo mà do các giảng viên và các nhà quản lý ở mỗi trường quyết định. Các nhóm giáo sư biên soạn giáo trình giảng dạy và quyết định các yêu cầu tốt nghiệp. Các giáo sư tự quyết định nội dung giáo trình của họ và cách họ đánh giá sinh viên . Tuy nhiên, chương trình giảng dạy trong các Trường Luật ở Mỹ chịu sự tác động đáng kể của Hội Luật gia Hoa Kỳ (ABA). Để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật ở Mỹ, sau khi nghiên cứu kỹ về các chương trình dạy luật cuối thế kỷ 19, ABA đã xây dựng một quy trình quốc gia để đảm bảo chất lượng giáo dục của một luật sư tương lai và đưa ra bản quy định về tiêu chuẩn tối thiểu của giáo dục pháp luật và xuất bản một danh sách các trường luật tuân theo những tiêu chuẩn này. Thống kê cho thấy ở Mỹ trong 40.000 sinh viên Trường Luật tốt nghiệp mỗi năm có khoảng 15% tức là khoảng 6.000 sinh viên đã học qua các khoá về sở hữu trí tuệ. Các khóa học về hay có liên quan đến sở hữu trí tuệ nêu trên được thiết kế khá linh hoạt cho các đối tượng sinh viên khác nhau, kể cả cho việc đào tạo sau đại học. Các khóa học có thể là bắt buộc hay theo lựa chọn của sinh viên. Ngay cả khi có những khóa học được thiết kế sẵn như trên thì việc tìm hiểu, mở rộng hay bất kỳ một sự phát triển nào đối với các môn học về sở hữu trí tuệ nói riêng cũng nhận được sự khích lệ từ phía giáo viên và nhà trường . Ở Mỹ, không chỉ việc đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy mà môi trường xung quanh việc học và nghiên cứu của sinh viên cũng tác động đến nhu cầu tìm hiểu về sở hữu trí tuệ. Người Mỹ tôn trọng giá trị của cá nhân và tính bất khả xâm phạm của tài sản cá nhân, đồng thời cũng tôn trọng các ý tưởng cá nhân. Các bài viết, các ý tưởng của các sinh viên, các học giả được coi là tài sản và các sinh viên, các học giả khác không được sử dụng những ý tưởng đó trong bài viết của mình nếu không ghi rõ nguồn. Bỏ qua ghi chú về nguồn gốc, tạo cảm tưởng rằng lời lẽ của những người khác là của chính mình được xem là đạo văn. Nhiều trường đại học và cao đẳng có các quy định rõ ràng về việc đạo văn và các hình thức không trung thực trong học tập. Tất cả các sinh viên phải hiểu và làm theo các quy định này, và hình phạt cho việc không tuân theo quy định có thể rất nặng nề, từ đáng điểm liệt cho bài kiểm tra đến đánh trượt cả khoá học. Để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp, thương mại có sử dụng nhiều đến sở hữu trí tuệ, từ giữa những năm 1980 Queen Mary, University of London, Anh bắt đầu đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Sở hữu trí tuệ cho những người đã có bằng cấp trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Từ năm 2000 Trường có đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Luật sở hữu trí tuệ, Thạc sỹ Luật sở hữu trí tuệ quốc tế. Tại Trung tâm Luật sở hữu trí tuệ Munich, Viện Sở hữu trí tuệ Max Planck có đào tạo chuyên ngành sở hữu trí tuệ cho những người đã có bằng Cử nhân (không nhất thiết là bằng Cử nhân Luật mà có thể là bằng Kỹ sư, Khoa học tự nhiên, Kinh tế) và ít nhất một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Giảng viên của khoá học chuyên ngành là các giáo sư đại học, các luật sư về sáng chế, các thẩm phán, thay mặt của EPO, WIPO. 2. Giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ ở các nước Liên Xô trước đây Ở Liên bang Nga, có Tiêu chuẩn quốc gia cho ngành Luật 021100, trong đó có quy định những môn học bắt buộc theo yêu cầu của Liên bang và có những môn học được đưa ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top