Download Tiểu luận Kỹ năng của luật sư trong hoạt động đánh giá và nghiên cứu chứng cứ miễn phí
Theo quy định của Bộ luật TTHS nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan và những người tiến hành tố tụng, điều này có nghĩa rằng những người nói trên có nghĩa vụ phải đi thu thập chứng cứ. Điều 19 BLTTHS. “Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án” quy định: “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người thay mặt hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Toà án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.” Quyền bình đẳng về việc đưa ra chứng cứ, yêu cầu tranh luận trước tòa án là một quyền của Luật sư được Bộ luật TTHS 2003 phát triển hơn so với quy định trước đây.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
Kỹ năng của luật sư trong hoạt động đánh giá và nghiên cứu chứng cứTheo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Luật sư được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hay người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự khác trong vụ án. Khi tham gia tố tụng Luật sư được tham gia với hai mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo (thân chủ) và góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án bảo đảm cho công tác xét xử được khách quan, đúng pháp luật. Khi tham gia trong tố tụng dù với vai trò là người bào chữa cho của bị can, bị cáo hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, lợi ích hợp pháp của đương sự… thì Luật sư cùng với thân chủ của mình luôn trở thành một bên trong tố tụng. Do đó khi đã trở thành một bên trong tố tụng thì Luật sư phải sử dụng tổng hợp những kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức của mình trong đó có kiến thức về chứng cứ nhằm bác lại quan điểm đối lập, bảo vệ quan điểm của mình. Chính vì vậy, có thể nói, sự hiểu biết về lý luận chứng cứ và khả năng sử dụng chứng cứ trong tố tụng là những điều kiện quan trọng bảo đảm sự thành công của Luật sư trong tranh tụng.
Ở đề tài tiểu luận này, chúng ta cùng tìm hiểu các kỹ năng của luật sư trong hoạt động đánh giá và nghiên cứu chứng cứ.
Về khái niệm chứng cứ
Như thế nào gọi là chứng cứ trong một vụ án hình sự? Chúng ta thường thấy rằng, sau khi có một vụ án hình sự xảy ra, các dấu vết của vụ án vẫn còn lưu lại đâu đó và được thể hiện dưới những hình thức khác nhau. Khi các dấu vết ấy thể hiện ý nghĩa quan trọng nhằm xác định có hay không có hành vi phạm tội trong vụ án. Thì từ các dấu vết đó và các điều kiện, căn cứ khác, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ khởi tố, truy tố hay xét xử một người đã có hành vi phạm tội. Những dấu vết như vậy trong vụ án hình sự được gọi là chứng cứ.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 64, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì:
“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.”
Chứng cứ được xác định bằng:
- Vật chứng (Theo Điều 74 BLTTHS thì, “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”);
- Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
- Kết luận giám định;
- Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
Như vậy, việc luật sư nhận diện trước tiên được chứng cứ bao gồm những nội dung gì theo quy định của pháp luật như trên sẽ giúp luật sư dành sự tập trung của mình vào những yếu tố được xác định là chứng cứ nói trên, nhằm tiến hành đánh giá và nghiên cứu có kết quả cao nhất.
Vậy, chứng cứ mang những đặc điểm gì? Trả lời câu hỏi này sẽ giúp luật sư nắm bắt thật chắc các đặc trưng cần thiết khi tiếp cận chứng cứ của một vụ án hình sự, bởi nếu không nắm chắc các đặc trưng của chúng, nhiều khi không thể quyết định việc đánh giá chúng ra sao và có thể tốn thời gian, công sức và việc đánh giá những yếu tố có trong vụ án, nhưng lại không liên quan đến vụ án, hay không phục vụ cho mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của than chủ mình.
Chứng cứ có các đặc điểm sau:
- Tính khách quan: Đây là đặc trưng quan trọng khi tiếp cận, tìm hiểu và đánh giá chứng cứ buộc luật sư phải lưu ý kỹ. Tính khách quan thể hiện những gì có thật và phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án hình sự đã xảy ra. Nếu không đảm bảo tính khách quan, những yếu tố được gọi tên là chứng cứ trong vụ án sẽ làm sai lệch tính chất của vụ án. Sự đảm bảo tính khách quan của chứng cứ trong vụ án sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra những quyết định đúng, không oan sai; đồng thời cũng qua đó, luật sư có cơ sở để bảo vệ cho than chủ của mình theo đúng tinh thần pháp luật.
- Tính liên quan: Đây là đặc điểm xác định nguồn gốc của việc hình thành chứng cứ, cũng như xác định có thực về mối quan hệ giữa vụ án với các yếu tố được gọi là chứng cứ. Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ, nó phải có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với vụ án hình sự. Mối quan hệ nội tại, có tính nhân quả, nghĩa là chứng cứ phải là kết quả của một loại hành vi hay hành động hay một quan hệ nhất định, ngược lại, hành vi, hành động hay quan hệ đó là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các chứng cứ này. Chỉ khi có mối quan hệ nhân quả ấy diễn ra trên thực tế, chứng cứ mới đảm bảo cơ sở để xác định tính chất và nội dung xác thực của vụ án, và nó thực sự là cơ sở để đánh giá nhằm phục vụ việc luận tội, hay gỡ tội.
- Tính hợp pháp: Có trường hợp chứng cứ được đưa ra nhằm kết luận tính chất và nội dung của vụ án là không hợp phải, đó là chứng cứ do nhầm lẫn, do sai lầm trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu hay bảo quản chứng cứ. Cũng có những lúc, chứng cứ được đưa ra để chứng minh lại là chứng cứ do giả mạo. Những chứng cứ đó là những chứng cứ không hợp pháp. Chỉ khi chứng cứ được bảo đảm tính hợp pháp thì nó mới phản ánh đầy đủ mối quan hệ nội tại, có thật, liên quan với vụ án. Do đó, tất cả những gì có thật phải được cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo quản theo một trình tự do luật định. Đây là trình tự nhằm bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ. Thực tế, tính hợp pháp của chứng cứ được xác định thông qua hoạt động chứng minh được toà án và tất cả người tham gia tố tụng thực hiện và tuân thủ.
Luật sư cũng cần xác định rõ đâu là chứng cứ buộc tội hay là chứng cứ để gỡ tội; đâu là chức cứ trực tiếp hay gián tiếp; đâu là chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại, thuật lại nhằm nắm bắt các khía cạnh khác nhau của chứng cứ một cách toàn diện.
Về đánh giá và sử dựng chứng cứ
Trong khi hành nghề, luật sư do đặc thù nghề nghiệp của mình nên thường gặp những bất lợi hơn các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tiếp cận, phát hiện và thu thập các chứng cứ liên quan để phục vụ cho quá trình bào chữa một vụ án hình sự. Thiết nghĩ, hiện nay nhiều lúc luật sư không thể hiện sự chủ động tìm kiếm, phát hiện và thu thập, xử lý các chứng cứ của một vụ án hình sự, nằm phát huy khả năng chứng minh của chứng cứ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng. Thế nên, có những trường hợp luật sư chỉ đánh giá và nghiên cứu những chứng cứ được các cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp, hay chỉ dựa trên n...