bongxu211

New Member

Download Tiểu luận Luật cạnh tranh liên minh châu âu – những vấn đề lý luận và thực tiễn miễn phí





+ Luật Cạnh tranh EU đã được áp dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực : năng lượng, tài
chính, công nghệ, nông nghiệp Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Ủy ban châu Âu đã thực hiện nhiều chương trình nhằm thực hiện chính sách cạnh tranh của EU, điển hình như chương trình tự do hóa và nỗ lực mở cửa dịch vụ bưu chính, dịch vụ vận tải, các thị trường ga, điện, viễn thông,. Là ví dụ mạnh mẽ và điển hình nhất trong chương trình này, quá trình tự do hóa thị trường viễn thông EU đã được thực hiện thông qua:
- Các Chỉ thị được quy định tại Điều 86 Hiệp ước EC,
- Các Chỉ thị hài hòa hóa của Hội đồng theo Điều 95 (áp dụng các biện pháp cần thiết cho việc thành lập thị trường chung).
- Chỉ thị khung năm 2002 đối với liên lạc điện tử.
+ Nhiều vụ việc vi phạm chính sách cạnh tranh của EU đã được đưa ra xét xử, điển hình như vụ việc của tập đoàn Intel – hãng sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới. Vào ngày 13 tháng năm 2009, Ủy ban châu Âu đã thông qua một quyết định cho rằng Tập đoàn Intel vi phạm Điều 82 của Hiệp ước EC bởi lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình ở thị trường về các bộ xử lý trung tâm, chip máy tính, Quyết định phạt 1.060.000.000 euros và nghĩa vụ phải chấm dứt các hoạt động bất hợp pháp của Intel đã được xác định.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
      Ngay từ khi thành lập cộng đồng Châu Âu, chính sách cạnh tranh được coi như một công cụ quan trọng để thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trong khối. Bởi vì cạnh tranh hữu hiệu là yếu tố cơ bản kích thích đổi mới, tăng năng suất lao động qua đó nâng cao mức sống của người dân. Được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiệp ước Rome, các quy định về cạnh tranh tiếp tục được quy định và phát triển trong các Hiệp ước sau cũng như trong hệ thống pháp luật châu Âu.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LUẬT CẠNH TRANH CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU  – NHỮNG VẤN  ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN
1. Đối tượng điều chỉnh.
Luật cạnh tranh của EU dựa trên các mục tiêu chủ yếu của cộng đồng châu âu là phát triển hài hòa và cân đối giữa các nền kinh tế trong cộng đồng, tạo ra một thị trường chung thống nhất trong toàn cộng đồng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Việc có đạt được các mục tiêu này hay không lại phụ thuộc vào phần lớn hoạt động của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, luật cạnh tranh của EU trước hết phải nhằm vào kiểm soát các doanh nghiệp với việc quy định về các hành vi như lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, kiểm sát việc sáp nhập, liên kết các doanh nghiệp...
Đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh còn là các quốc gia thành viên EU. Các chính phủ thành viên không được đặt ra hay duy trì các biện pháp nhằm hạn chế một trong ba nguyên tắc tự do cơ bản của liên minh : tự do lưu thông hàng hóa, tự do di chuyển và tự do cung cấp dịch vụ. Chính sách cạnh tranh của EU còn kiểm soát chặt chẽ các khoản trợ cấp của nhà nước dành cho các xí nghiệp của mình, để ngăn chặn xu hướng chính phủ các nước thông qua thông qua các khoản trợ cấp hay những đặc quyền nào đó bù đắp cho các công ty độc quyền.
Ngoài ra, trong các lĩnh vực cụ thể (13 lĩnh vực), luật cạnh tranh của Liên minh còn có những quy định điều chỉnh cụ thể như Quy định (EEC) số 1017/68 áp dụng các quy tắc cạnh tranh trong vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa; Quy định (EEC) số 3975/87 thủ tục áp dụng các quy tắc về cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành vận tải hàng không...
2. Nguồn của pháp luật cạnh tranh EU.
      Ngay từ khi thành lập cộng đồng Châu Âu, chính sách cạnh tranh được coi như một
công cụ quan trọng để thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế  giữa các nước trong khối. Do đó các hiệp ước của EU đều ghi nhận điều khoản quy định luật cạnh tranh trong thị trường EU. Trên cơ sở đó, các quy định và chỉ thị cũng được ban hành để điều chỉnh vấn đề cạnh tranh.
Nguồn của luật cạnh tranh EU gồm có các nguồn sau đây:
1. Các hiệp ước thành lập EU và các điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung các Hiệp ước này như hiệp ước Rome (quy định từ điều 81 đến điều 89), hiệp ước Nices (điều 85 đến điều 92).
2. Các điều ước quốc tế mà EU là thành viên như Hiệp ước giữa EU và Chính phủ Hoa Kỳ, với Canada... về việc hợp tác cạnh tranh.
3. Các quy định như Quy định 1/2003 về việc thực hiện các quy định về cạnh tranh đã được nêu trong hiệp ước, Quy định số 19/65/EEC của ngày 02 tháng 3 của Hội đồng về áp dụng Điều 85 của Hiệp ước một số loại hợp đồng và phối hợp áp dụng, Quyết định của Ủy ban ngày 23/05/2001 về các điều khoản tham chiếu của buổi điều trần trong thủ tục tố tụng cạnh tranh...
4. Chỉ thị, quy định được thông qua bởi các hội đồng và ủy ban chỉ định các nghĩa vụ của các nước thành viên thu được từ các Hiệp ước trong khu vực có liên quan
5. Quyết định của ủy ban trong các lĩnh vực cụ thể, trong các trường hợp cá nhân, ví dụ Quyết định của Ủy ban ngày 24/07/2002 liên quan đến một vụ kiện theo Điều 81 của Hiệp ước EC (Case COMP/E-3/36.700).
6. Các bản án của Tòa án Liên minh châu Âu
3. Nội dung pháp luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:
Khoản 1 điều 81 hiệp định Rome qui định :
“Mọi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, mọi quyết định liên kết giữa các doanh nghiệp và mọi thỏa thuận khác khả năng điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các quốc gia thành viên và có đối tượng hay hệ quả ngăn cản, hạn chế hay làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị trường chung của liên minh thì đều bị cấm”.
* Các điều kiện cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật của liên minh châu âu
+ Điều kiện liên quan đến các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Khoản 1 điều 81 hiệp định Rome đã quy định rất rõ rằng các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
do các doanh nghiệp tiến hành. Do đó, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội như bảo hiểm xã hội ...không thuộc đối tượng điều chỉnh của điều luật này.
+Điều kiện liên quan đến đối tượng của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Điều kiện này bao gồm các yếu tố:
- Phải có một thỏa thuận. Theo khoản 1 điều 81 thì thỏa thuận gồm ba dạng sau: Thỏa thuận thông thường;  Quyết định liên kết doanh nghiệp và các thỏa thuận khác.
- Thỏa thuận đó phải có đối tượng hay hậu quả hạn chế cạnh tranh.
* Về  cơ chế miễn trừ
Trong Luật cạnh tranh EU có hai trường hợp được miễn trừ  như sau:
Miễn trừ từng trường hợp.
+ Điều kiện tích cực : Thứ nhất thỏa thuận đó phải phát sinh hậu quả tích cực đối với thị trường. Ví dụ thỏa thuận chuyên môn hóa, thỏa thuận hợp tác và thỏa thuận nghiên cứu chun; Thứ hai thỏa thuận đó phải dành cho người tiêu dùng một phần thích đáng của các hệ quả tích cực này.
+ Điều kiện tiêu cực: Thứ nhất thỏa thuận đó không được gây ra những hạn chế không cần thiết để đạt được những hiệu quả tích cực. Một thỏa thuận mà sản sinh ra những hậu quả vượt quá giới hạn cần thiết để đạt được mục tiêu tích cực thì không thể được xem xét miễn trừ.; Thứ hai thỏa thuận đó không được có mục đích loại bỏ cạnh tranh trên thị trường liên quan.
Thỏa thuận đó phải được thông báo đến ủy ban trước khi các bên muốn thực hiện (chế độ tiền kiểm)
Miễn trừ theo danh sách
Theo ủy quyền của Hội đồng châu âu, Ủy ban châu âu  được phép ban hành danh mục các thỏa thuận được miễn trừ.
Các nghị  định do Ủy ban châu âu ban hành đã quy định các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp có thị phần kết hợp  ít hơn 20% đối với những thỏa thuận chuyên môn hóa hay 25% đối với thỏa thuận nghiên cứu và phát triển sẽ được tự động miễn trừ. Đối với thỏa thuận dọc, các doanh nghiệp có thị phần kết hợp dưois 30% tự động được miễn trừ.
Tuy nhiên một số thỏa thuận thuộc loại “ thỏa thuận đen” thì không thể được miễn trừ, như thỏa thuận về giá, thỏa thuận hạn chế sản xuất, phân chia thị trường, hạn chế bán. Nếu các doanh nghiệp có thị phần kết hợp trên 30% thì  không được hưởng miễn trừ theo cơ chế danh sách mà chỉ có thể theo cơ chế  miễn từng trường hợp.
Thống lĩnh thị trường và Lạm dụng vị trí thống lĩnh
Hai nguồn pháp quy quan trọng nhất điều chỉnh hoạt động cạnh tranh liên quan tới thống lĩnh th
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top