tieu_lienvnn

New Member

Download Tiểu luận Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước miễn phí





Cấu trúc bài luận
trang
I. Đặt vấn đề. 2
II. Nội dung vấn đề. 2
1/ Khái niệm Khiếu nại, tố cáo. 2
2/ Khái niệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2
3/ Khái niệm quản lý hành chính nhà nước. 3
4. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước 4
4.1. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 4
4.2. Mối quan hệ giữa giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 4
5. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 5
5.1. Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 5
5.2. Vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 8
6. Phương hướng tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động QLHCNN và giảm thiểu việc khiếu nại, tố cáo của công dân. 11
III. Tổng kết. 11
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ến quyền lợi của nhiều chủ thể bị xâm phạm bởi hành vi trái pháp luật: lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của công dân... điều này đòi hỏi khi giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét thật kỹ.
3/ Khái niệm quản lý hành chính nhà nước.
Cùng với những khái niệm trên, trong phạm vi phân tích về vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, chúng ta cũng cần chỉ rõ khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Bởi lẽ, những vấn đề này có mối quan hệ với nhau(phần sau trình bày), liên quan đến chủ đề mà bài luận này phân tích, bàn luận.
Giáo trình Luật Hành chính – Trường Đại học Luật Hà Nội có đưa ra quan điểm về quản lý hành chính nhà nước, tuy nhiên đây chỉ là những phân tích để có cái nhìn tổng quan về hoạt động này của cơ quan hành chính nhà nước, chưa phải là một khái niệm cụ thể, đó là: “Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước”. Như vậy, ta thấy rằng quan điểm này đã chỉ ra được hai điểm của QLHCNN là “chấp hành” và “điều hành”. Thông qua quan điểm này của các thầy cô trực tiếp giảng dạy môn Luật Hành chính, có thể đưa ra khái niệm Quản lý Hành chính nhà nước theo quan điểm cá nhân như sau:
“Quản lý hành chính nhà nước là việc các cơ quan trong bộ máy nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong các cơ quan ấy, đặc biệt là cơ quan và cá nhân có thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nước(Chính phủ, Bộ, Cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp) tiến hành những hoạt động, việc làm cụ thể nhằm bảo đảm sự thi hành và chấp hành những văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền(cơ quan quyền lực nhà nước) để làm ổn định và phát triển tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa,...”. Như vậy, trên đây là khái niệm về QLHCNN, nó kết hợp với khái niệm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo tạo nên mối quan hệ, chính mối quan hệ này có vai trò quan trọng cho việc phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.
4. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước
4.1. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Trước hết, khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân được Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác ghi nhận, trong khi đó mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Do vậy, khiếu nại, tố cáo chính là việc công dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tham gia vào giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện QLHCNN. Ngược lại, hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng tạo ra môi trường tốt cho công dân thực hiện quyền hiến định của mình, từ đó bảo đảm tốt quyền lợi của công dân.
Thứ hai, hoạt động QLHCNN được tiến hành xuất phát từ nhu cầu quản lý xã hội, từ lợi ích của nhân dân, nhằm làm cho đời sống xã hội được ổn định, quyền lợi của công dân được bảo đảm, mà trong quá trình hiện nay vấn đề liên quan đến quản lý hành chính nhà nước đang có nhiều vấn đề phức tạp, chủ yếu là khiếu nại, tố cáo. Do vậy, để bảo đảm được quyền lợi của chính mình các công dân tất yếu phải khiếu nại, tố cáo, theo đó hoạt động QLHCNN tất yếu phải bao trùm lên khía cạnh này, nhằm bình ổn các khiếu nại, tố cáo từ phía các chủ thể khác nhau.
Thứ ba, khiếu nại, tố cáo càng diễn biến phức tạp, càng nhiều bao nhiêu, thì đòi hỏi hoạt động quản lý hành chính nhà nước cần được đổi mới linh hoạt bấy nhiêu để kịp thời kiểm soát, điều chỉnh vấn đề này, nhanh chóng giải quyết để không xảy ra tình trạng bất ổn định trong xã hội, để bảo đảm tốt quyền lợi của các chủ thể. Nói chung, khiếu nại, tố cáo có chi phối đến hoạt động QLHCNN và ngược lại.
4.2. Mối quan hệ giữa giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Một là, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ của những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, trong khi đó hoạt động QLHCNN cũng là mặt chủ yếu trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, nếu tiến hành giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo thì có vai trò thúc đẩy hoạt động QLHCNN tiến bộ và phù hợp với nhu cầu của xã hội hơn, nhưng ngược lại, nếu công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không được quan tâm, giải quyết triệt để thì hậu quả kéo theo đó là hoạt động QLHCNN sẽ không theo kịp nhu cầu của xã hội, không thể làm ổn định và thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm cho nền hành chính quốc gia không thể phát triển được, không theo kịp khu vực và thế giới.
Hai là, hoạt động QLHCNN thực chất là hoạt động chấp hành và điều hành, do vậy, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo một mặt, thể hiện được hoạt động chấp hành trong việc làm đúng những quy định mà các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đặt ra được các cơ quan có thẩm quyền QLHCNN áp dụng vào hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mặt khác, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thể hiện được hoạt động điều hành, điều này thể hiện ở chỗ: khi giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các cơ quan có thẩm quyền trong QLHCNN đã trực tiếp tác động lên các hành vi bị khiếu nại, tố cáo đồng thời cũng làm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể kiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng đảm bảo được sự tồn tại và ổn định của hoạt động QLHCNN, bởi lẽ: nếu hoạt động chấp hành được sử dụng khi giải quyết khiếu nại, tố cáo không được tuân thủ một cách nghiêm minh thì sẽ vi phạm những quy định của văn bản pháp luật mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, điều này dẫn đến việc những người trực tiếp tiến hành công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ bị xử lý theo pháp luật, nhằm trả lại công minh cho hoạt động QLHCNN. Mặt khác, nếu hoạt động điều hành không được tiến hành theo đúng thủ tục luật định thì khi giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ không bảo đảm được các quyền lợi của các chủ thể liên quan, một khi các quyền lợi đó, nhất là của người khiếu nại, tố cáo không được bảo đảm thì chính những người có thẩm quyền tiến hành công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng sẽ bị xử lý theo pháp luật vì đã không ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top