ngo_li2507

New Member

Download Tiểu luận Môi trường sinh thái đô thị trong quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị miễn phí





Quá trình công nghiệp hoá và dân số tập trung đông ở các đô thị đã thải ra môi trường một khối lượng lớn các chất thải từ sinh hoạt và sản xuất. Đồng thời sự tăng lên nhanh chóng của các phương tiện giao thông đi lại ở đô thị cũng thải vào không khí một lượng khí thải gây ô nhiễm lớn cho môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người dân. Hơn nữa thông qua không khí và sông ngòi đô thị đã khuyếch tán tới giới tự nhiên bao lao gây ra sự cố cho môi trường không chỉ ở đô thị mà còn tạo thành những tai biến nghiêm trọng gây ảnh hưởng cho cuộc sống của con người trên cả hành tinh. Theo ghi chép, trong vòng 100 năm (1873 -1971) các quốc gia phát triển như Pháp, Anh, Mỹ, Nhật đã xảy ra trên 30 cuộc tai biến nghiêm trọng đe doạ và làm huỷ hoại tính mạng của con người. Đó là sự xuất hiện của các đại dịch: viêm phổi, các tổn thương nội tạng, các bênh về tim mạch Sự kiện khói mù ở Luân Đôn trong vòng 4 ngày đã có 400 người chết, sau 2 tháng lên đến 8000 người. Ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 3 triệu trẻ em tử vong trong đó số trẻ em chết do nhiễm nguồn nước bẩn chiếm 1/3.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ĐỀ TÀI: Môi trường sinh thái đô thị trong quá trình
tăng trưởng kinh tế đô thị
1. Lời mở đầu:
Xây dựng và phát triển đô thị là một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong đó tăng trưởng kinh tế là nhân tố có tính chất quyết định đối với sự phát triển của đô thị. Tăng trưởng kinh tế ở đô thị sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của cả đất nước cùng phát triển. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá là một tất yếu của phát triển kinh tế xã hội, song sự phát triển kinh tế ở đô thị luôn mang theo những hậu quả xấu đến môi trường sinh thái.
Thực tế tăng trưởng kinh tế và môi trường đô thị có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Một mặt tăng trưởng kinh tế làm thay đổi diện mạo đô thị, tạo nên những không gian mới, môi trường mới cho con người, mặt khác chúng làm ảnh hưởng không nhỏ, gây ô nhiễm – suy thoái môi trường sinh thái. Trước tình hình đó, việc bảo vệ – giữ gìn môi trường sống của con người là yêu cầu cấp bách của chiến lược phát triển kinh tế. Bởi môi trường là nơi cung cấp cho con người nguồn sống, cung cấp cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá những tiền đề – cơ sở quan trọng để phát triển.
2. Tìm hiểu về môi trường sinh thái đô thị và tăng trưởng kinh tế đô thị
2.1 Môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái đô thị:
* Môi trường sinh thái tự nhiên có 3 chức năng:
+ Cung cấp cho hoạt động của con người nguồn tài nguyên vật chất như ánh sáng, không khí, nước, đất và một khối lượng lớn tài nguyên sinh vật và khoáng sản.
+ Làm sạch các chất phế thải trong hoạt động kinh tế của con người.
+ Cung cấp cho đời sống của con người những nguồn không khí thoáng mát, trong lành. Đồng thời cung cấp nguồn tài nguyên vật chất để đáp ứng nhu cầu tinh thần và nâng cao phúc lợi xã hội cho con người.
Như vậy môi trường sinh thái tự nhiên là cơ sở và điều kiện sinh tồn – phát triển của con người, cũng là điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội.
* Sự khác biệt quan trọng giữa môi trường sinh thái đô thị với môi trường sinh thái tự nhiên, chủ yếu biểu hiện ở tính xã hội, tính lệ thuộc và tính dễ biến đổi.
+ Môi trường sinh thái đô thị có tính xã hội. Hệ thống sinh thái chịu tác động sâu sắc của chế độ xã hội, điều kiện kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá của con người. Chủ thể của hệ thống sinh thái đô thị là con người, các điểm dân cư đô thị, theo đặc điểm tập trung dân cư và tập trung kinh tế xã hội mà tạo lập một môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế xã hội phù hợp cho phát triển.
+ Môi trường sinh thái đô thị có tính lệ thuộc. Thay cũ đổi mới của hệ thống sinh thái tự nhiên, năng lượng cung cấp cho hệ sinh thái được chuyên chở từ nhiều nguồn. Đồng thời còn phải cung cấp cho hệ thống một khối lượng lớn nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất, đời sống của con người, đào thải ra ngoài những nguồn phế phẩm và bán thành phẩm. Khi các chất phế thải đào thải ra vượt quá khả năng đièu tiết dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị và không gian xung quanh đô thị.
+ Tính dễ biến đổi. Hệ sinh thái đô thị có chủng loại sinh vật đơn điệu, kết cấu đơn giản nên dễ bị biến đổi. Khả năng chống chịu kém, nên dễ bị ảnh hưởng của các nhân tố môi trường. Cân bằng sinh thái đô thị rất dễ bị phá hoại.
Các nhân tố sinh vật, phi sinh vật và nhân tố xã hội của hệ sinh thái đô thị đều là những nhân tố môi trường của hoạt động nhân loại. Chúng tác động và ảnh hưởng đến hoạt động sống của con người, và đồng thời trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị con người cũng tác động đến hệ thống các nhân tố thuộc môi trường sinh thái ở đô thị.
2.2 Kinh tế đô thị và tăng trưởng kinh tế đô thị:
* Chúng ta có thể hiểu kinh tế đô thị:
- Là tổ hợp có hệ thống của một số ngành kinh tế phi nông nghiệp, các ngành này đặc trưng cơ bản là tập trung về địa lý, tiến bộ về công nghệ, chuyên môn hoá hệ thống tổ chức và hiệu quả kinh doanh cao, chúng không chỉ phân bố ở các ngành sản xuất vật chất và các ngành kinh doanh mà còn bao gồm các ngành sinh hoạt xã hội như dịch vụ, du lịch, tiêng tệ, bảo vệ môi trường, phúc lợi xã hội. Đó là tính chất khác nhau về chất của đô thị, cũng là toàn bộ cơ sở của tăng trưởng kinh tế đô thị.
- Về nội dung vật chất, là tập hợp của cải xã hội không chỉ gồm các yếu tố sản xuất vật chất như đất đai, tài nguyên, sức lao động, mà còn gồm các yếu tố sinh hoạt đô thị như các laọi hàng hoá lưu động, các loại kiến trúc và các công trình công cộng…đây là tế bào vật chất của đô thị.
* Từ những phân tích cho thấy tăng trưởng kinh tế đô thị bao gồm 3 mặt nội dung là tăng trưởng giá trị, tăng trưởng dân số và tăng trưởng vật chất. Từ quá trình sản xuất ra các loại của cải vật chất và dịch vụ của đô thị, thấy được rằng các ngành phi sản xuất vật chất vầ các ngành kết cấu hạ tầng đô thị cũng có ý nghĩa quan trọng như ngành sản xuất vật chất trực tiếp. Tính tiên tiến của quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị không chỉ có tính hợp lý ở tỷ lệ các yếu tố vật chất và tính hiệu quả cảu quá trình sản xuất vật chất mà còn ở tính tiên tiến và hợp lý ở cách kết hợp toàn bộ các ngành kinh tế đô thị như các ngành sản xuất vật chất với ngành kết cấu hạn tầng, sự ăn khớp giữa các ngành kinh tế chủ đạo với toàn bộ các ngành kinh tế của đô thị.
Các giai đoạn phát triển khác nhau, điều kiện môi trường kinh tế xã hội khác nhau ba lọai tăng trưởng đều có ý nghĩa khác nhau đối với quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị.
Tăng trưởng giá trị, tăng trưởng dân số và tăng trưởng vật chất luôn quan hệ mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Các ngành kinh tế hiện đại đều có sự dung hoà kinh tế – xã hội rõ ràng, được biểu hiện tập trung ở sự phát triển của quá trình tổng hợp hoá, thông tin hoá, xã hội hoá của các ngành trong đô thị.
3. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường đô thị.
3.1 Tác động của tăng trưởng kinh tế tới môi trường đô thị.
Lịch sử ra đời và phát triển của ngành công nghiệp luôn gắn liền với những vấn đề về môi trường sinh thái. Nhưng từ lâu, trong quá trình sản xuất và trong đời sống của mình con người chỉ chú ý đến những lợi ích vật chất, cùng những hiệu quả kinh tế trước mắt. Con người trở nên coi thường những ảnh hưởng và tác động của môi trường tự nhiên tới quá trình sinh tồn và phát triển của mình.
Ở thời kỳ đầu phát triển đô thị, môi trường sinh thái đô thị nhìn chung là cân bằng, quan hệ giữa đô thị với những khu vực xung quanh là quan hệ cộng sinh. Đến khi đô thị phát triển nhanh chóng cùng với tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ, đã vượt qua khả năng của môi trường đô thị đương thời làm cho hệ sinh thái đô thị bị mất cân bằng, quan hệ cộng sinh đã trở thành quan hệ ký sinh.
Sự xuất hiện của công nghiệp đại cơ k...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top