Celeste

New Member

Download Tiểu luận Một số nội dung cốt yếu của hợp đồng thành lập công ty miễn phí





Góp vốn bằng tài sản là hình thức góp vốn quan trọng nhất bởi không có tài sản thì công ty không thể hoạt động được. Về nguyên tắc, mọi tài sản đều có thể đem góp làm vốn của công ty, tuy nhiên còn lệ thuộc vào từng sự thỏa thuận cụ thể trong các hợp đồng thành lập công ty. Tài sản góp vốn có thể thuộc bất kể dạng nào: vật chất liệu hay các quyền vô hình, với điều kiện các tài sản này phải là các tài sản có thể được chuyển giao trong giao lưu dân sự một cách hợp pháp, bởi bản thân góp vốn đã là một hành vi chuyển giao tài sản, do đó phải tuân thủ những qui tắc chung có liên quan tới việc chuyển giao tài sản. Căn cứ vào việc chuyển giao, người ta chia các hình thức góp vốn bằng tài sản thành một số loại để nghiên cứu và qui định như góp vốn bằng tiền, góp vốn bằng vật chất liệu và góp vốn bằng quyền.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

rả lãi mà không cần điều kiện là đã bị thúc nợ, và có thể phải bồi thường thiệt hại mà không cần chứng minh sự gian tình [8, tr.721]. Phản ánh các quan điểm khoa học này, Bộ Luật Dân sự Bắc kỳ 1931 có quy định: “Nếu khế ước không có kỳ hạn hay một điều kiện gì, thì chính ngày hôm ấy, các thành viên phải nộp phần mình đã hứa góp, nếu không thì đương nhiên phải trả hoa lợi cùng lời lãi và đồng thời phải bồi tổn hại vì lẽ chậm trễ, dù là tiền bạc cũng vậy” (Điều thứ 1205). Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ Luật (Bộ luật Dân sự Trung Kỳ 1936) qui định: “Mỗi hội viên đối với hội là người mắc nợ về phần mình đã góp, và phải góp ngay vào ngày hội thành lập; nếu không kịp thời đương nhiên phải trả hoa lợi hay là tiền lời của phần mình cho hội, chiếu theo số tiền lời luật định, nếu phần góp ấy là một số tiền, và có khi lại phải bồi thường tổn hại nhiều vì lẽ góp chậm nữa” (Điều thứ 1437). Hình mẫu của hai Bộ luật trên là Bộ luật Dân sự Pháp. Theo khuynh hướng này, Luật Doanh nghiệp 1999 của Việt Nam có quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn rằng: “Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết. Trường hợp có thành viên không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết”(Khoản 1, Điều 27). Góp vốn hay điều khoản về vốn là một điều khoản thiết yếu của hợp đồng thành lập công ty. Chẳng hạn pháp luật về công ty của Malaysia và Singapore quan niệm: Trừ khi là một công ty có trách nhiệm vô hạn, hợp đồng thành lập của công ty nhất thiết phải chứa đựng một điều khoản về vốn (Capital clause) mà trong đó có tuyên bố về khoản vốn được phép và phân chia vốn đó thành các cổ phần với số lượng ấn định trở thành giới hạn mà công ty có thể được phép quyên góp [2, tr.155-156]. Công ty thường được xem xét trên hai phương diện: kinh tế và pháp lý. Trên phương diện kinh tế, công ty được xem là một doanh nghiệp hay một thực thể kinh doanh. Và trên phương diện pháp lý, công ty được xem là một hợp đồng. Do đó góp vốn cũng được hiểu theo nghĩa kinh tế và nghĩa pháp lý, có nghĩa là cần xem xét khái niệm góp vốn từ phương diện kinh tế và từ phương diện pháp lý. Nếu như góp vốn, xét từ phương diện kinh tế, là việc tạo ra tài sản cho công ty nhằm bảo đảm cho những chi phí trong hoạt động của công ty và bảo đảm quyền lợi cho các chủ nợ, thì góp vốn, xét từ phương diện pháp lý, là hành vi chuyển giao tài sản hay đưa tài sản vào sử dụng để đổi lấy quyền lợi đối với công ty. Hành vi đổi lấy quyền lợi này khác với hành vi mua bán hay hành vi cho thuê tài sản ở chỗ: trong hành vi mua bán hay cho thuê, khi chuyển giao quyền sở hữu tài sản hay quyền sử dụng tài sản, thì người chuyển giao có được một quyền lợi là được nhận một khoản tiền từ giá bán hay giá thuê; còn trong hành vi góp vốn, khi chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng tài sản cho công ty, thì người góp vốn không nhận được bất kể khoản tiền nào từ việc chuyển giao đó. Khi người ta góp tài sản vào công ty, thì tài sản đó trở thành đối tượng sở hữu của công ty bởi hợp đồng thành lập công ty đã tạo ra một thực thể tách biệt hay một pháp nhân có sản nghiệp riêng. Mỗi thành viên của công ty có được từ hành vi góp vốn này một quyền lợi đối với công ty tương ứng với phần vốn góp của mình xét theo lẽ thông thường. Tuy nhiên các quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên còn phụ thuộc vào loại cổ phần được quy định trong hợp đồng thành lập hay điều lệ của công ty mà vốn của nó được chia ra thành các cổ phần [2, tr.157]. Quan niệm góp vốn theo phương diện pháp lý đã đặt ra hai vấn đề lớn cần tìm hiểu. Đó là hình thức góp vốn và quyền lợi có được từ việc góp vốn. 1. Hình thức góp vốn Luật Doanh nghiệp 1999 định nghĩa: “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hay các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty” (Điều 3 khoản 4). Nhận xét sơ bộ, các qui định này chỉ đề cập tới việc góp vốn bằng tài sản và liệt kê các loại tài sản được góp vốn, trong đó không đề cập tới các vật chất liệu mà chủ yếu là đề cập tới các quyền. Tuy nhiên, để tránh sự liệt kê không đầy đủ, các qui định này còn mở ra một khoảng rộng cho các bên trong hợp đồng thành lập công ty tự do thoả thuận xác định những loại tài sản khác được góp vốn. Diễn giải về hình thức góp vốn, Bộ Luật Dân sự Québec (Canada) quy định: “Một hợp đồng hợp danh là một hợp đồng mà các bên, trên tinh thần hợp tác, thoả thuận tiến hành một hoạt động, bao gồm việc khai thác một doanh nghiệp, góp vốn vào đó bằng sự kết hợp tài sản, tri thức hay hoạt động và chia nhau bất kỳ khoản lãi về tiền bạc nào là kết quả từ đó” (Điều 2186). Các quy định tại hai điều luật này làm nảy sinh ra vấn đề cần lý giải về khái niệm tài sản, tri thức, hay hoạt động hay công việc cùng với việc phân tích các đặc điểm pháp lý của các hình thức góp vốn. * Thứ nhất, góp vốn bằng tài sản Khác với Bộ luật Dân sự 1995 của Việt Nam, Bộ luật Dân sự Pháp – một công trình pháp điển hoá hiện đại đầu tiên trên thế giới và các Bộ luật Dân sự khác của các nước trên thế giới đã không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về tài sản. Song theo quan niệm chung, người ta có thể hiểu được rằng tài sản bao gồm hai loại là vật và quyền. Tài sản là một khái niệm động và là công cụ của đời sống xã hội. Vậy khái niệm về tài sản không phải là một khái niệm thuần túy có tính cách học thuật mà là một khái niệm có tính mục đích rất cao. Khái niệm này phải đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của xã hội. Đặc biệt, ngày nay các quyền mà trong đó có cả quyền sở hữu trí tuệ đang là một đặc trưng nổi trội của nền kinh tế hậu công nghiệp hay kinh tế tri thức. Từ các nghiên cứu này, có thể thấy việc liệt kê các tài sản góp vốn như Luật Doanh nghiệp 1999 của Việt Nam là không thực tế và còn có nhiều thiếu sót. Có lẽ các qui định này không dám đi quá xa ra khỏi khuôn khổ của các qui định về tài sản trong Bộ luật Dân sự 1995 của Việt Nam nơi đã đặt tiền đề cho những thiếu sót như vậy. Theo pháp luật Việt Nam “vật chất liệu” đã là cơ sở quan trọng của quan niệm về tài sản. Tuy có nhắc tới quyền tài sản, nhưng nó không được xem là vật quyền. Do đó việc góp vốn bằng các vật quyền khó có được các qui định đầy đủ, trừ quyền sử dụng đất. Góp vốn bằng tài sản là hình thức góp vốn quan trọng nhất bởi không có tài sản thì công ty không thể hoạt động được. Về nguyên tắc, mọi t...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top