wishingstar_1989
New Member
Download Tiểu luận Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế miễn phí
Trong khi chờ đợi Công ước La Hay được áp dụng rộng rãi trên thế giới, Québec đã
chọn cho mình một giải pháp riêng nhưng mang tính dung hòa trên cơ sở dựa theo giải
pháp của pháp luật Thụy Sĩ, nhằm đáp ứng kịp thời phần lớn các vấn đề do thực tiễn
đặt ra.
Điều 3098 khoản 1 BLDS Québec khẳng định lại khả năng áp dụng nhiều hệ thống
pháp luật đối với quan hệ thừa kế theo quan điểm truyền thống:
Thừa kế động sản được điều chỉnh bởi luật nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản;
thừa kế bất động sản được điều chỉnh bởi luật nơi có tài sản.
Nhưng khoản 2 Điều này có điểm mới hơn:
Tuy nhiên, một người có thể thông qua di chúc, chỉ định luật áp dụng đối với vấn đề
thừa kế của mình với điều kiện đó phải là luật của quốc gia mà mình mang quốc tịch,
hay luật nơi mình cư trú vào thời điểm lập di chúc hay vào thời điểm chết, hay luật
nơi có bất động sản mà mình sở hữu, nhưng luật nơi có bất động sản chỉ được áp dụng
đối với bất động sản đó.
Như vậy, việc cho phép người để lại di sản lựa chọn một hệ thống pháp luật áp dụng
thống nhất tạo điều kiện bảo đảm sự bình đẳng và khả năng dự kiến trước của giải
pháp giải quyết thừa kế. Nhưng phạm vi lựa chọn vẫn bị hạn chế một cách hợp lý:
1. Người để lại di sản chỉ được lựa chọn trong số luật của nước mà mình mang quốc
tịch hay luật nơi cư trú vào thời điểm chết hay thời điểm lập di chúc (giống với quy
định của Công ước La Hay).
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
i luật áp dụngđối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng).
2. Phần tài sản thừa kế bắt buộc
Quy định về phần tài sản thừa kế bắt buộc theo luật nơi người để lại di sản cư trú
(hay luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch), chẳng hạn, 2/3 theo pháp
luật Việt Nam, sẽ được áp dụng đối với thừa kế động sản nhưng không được áp dụng
đối với bất động sản ở Québec, bởi vì thừa kế bất động sản ở Québec sẽ được điều
chỉnh bởi pháp luật Québec là luật nơi có tài sản, mà luật Québec không có quy định
về phần tài sản thừa kế bắt buộc. Hơn nữa, tỷ lệ tài sản thừa kế bắt buộc theo pháp
luật Pháp được áp dụng đối với bất động sản ở Pháp (giả thiết là 1/3) sẽ khác với tỷ lệ
tài sản thừa kế bắt buộc được áp dụng đối với bất động sản ở Việt Nam (2/3); trong
khi đó, bất động sản ở Québec không phải chịu sự điều chỉnh của bất kỳ quy định nào
về phần tài sản thừa kế bắt buộc. Thực tế này có thể dẫn đến một tình huống bất bình
đẳng và không được dự kiến trước, nếu như người lập di chúc tưởng rằng mọi bất
động sản của mình sẽ đều chịu cùng một tỷ lệ và do đó, đã sắp xếp ưu tiên để bù đắp
cho một người thừa kế nào đó. Nếu chúng ta tính giá trị của phần tài sản thừa kế bắt
buộc (2/3) không chỉ trên cơ sở các bất động sản chịu sự điều chỉnh của luật nơi có tài
sản và có quy định về phần tài sản thừa kế bắt buộc (bất động sản ở Việt Nam), mà
còn trên cơ sở các bất động sản khác, thì về nguyên tắc chúng ta sẽ vi phạm quy
phạm xung đột về thừa kế bất động sản.
3. Quyền nhận hay từ chối nhận di sản
Trong trường hợp cho phép áp dụng nhiều hệ thống pháp luật đối với quan hệ thừa kế,
người thừa kế sẽ có thể từ chối nhận di sản là động sản ở nước này (giả sử việc nhận
di sản này không có lợi cho họ), nhưng đồng ý nhận di sản là bất động sản nằm ở một
nước khác. Bằng cách đó, người thừa kế sẽ thu lợi nhiều nhất từ việc thừa kế tài sản
nằm ở 2 nước này, nhưng giải pháp này không phải lúc nào cũng công bằng đối với
những người có quyền đối với di sản thừa kế. Dù sao, người thừa kế cũng sẽ chú ý sao
cho hành vi của mình liên quan đến một khối tài sản thừa kế không bị coi là việc ngầm
đồng ý hay từ chối nhận thừa kế liên quan đến các khối tài sản khác, và sẽ phải tuân
thủ các quy định của luật áp dụng đối với mỗi khối tài sản đó về thể thức đồng ý hoặc
từ chối nhận di sản (thời hạn, v.v.).
4. Thu hồi phần di sản đã tặng cho
Trường hợp một người khi còn sống đã tặng cho con trai A của mình một bất động sản
nằm ở nước X (Italia), đồng thời tặng cho con trai B một bất động sản nằm ở nước Y
(Québec), thì đến khi người đó qua đời và vấn đề thừa kế được đưa ra Tòa án Québec
giải quyết, người con trai A sẽ phải giao hoàn giá trị tài sản mình được tặng cho vào
khối di sản chịu sự điều chỉnh của luật nước X (Italia), nhưng người con trai B sẽ
không phải giao hoàn giá trị tài sản mình được tặng cho vào khối di sản X, vì tài sản
tặng cho này không chịu sự điều chỉnh của luật nước X, đồng thời B cũng không nhất
thiết phải giao hoàn tài sản mình được tặng cho vào khối di sản chịu sự điều chỉnh của
luật nước Y (luật Québec). Kết quả sẽ là một tình trạng bất bình đẳng, trừ phi người
cho tặng đã dự kiến trước như vậy.
5. Thanh toán tài sản nợ
Nếu trong tư pháp quốc tế, chúng ta cũng coi những vấn đề như xác định người có
nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ do người để lại di sản để lại, phạm vi nghĩa vụ đối
với các khoản nợ đó và phân chia nợ giữa những người có nghĩa vụ thanh toán, là
những vấn đề của thừa kế giống như trong pháp luật dân sự trong nước, thì việc áp
dụng nhiều hệ thống pháp luật đối có thể sẽ dẫn đến bế tắc. Như vậy, cần áp dụng
một hệ thống pháp luật thống nhất, tức là một phương pháp tính duy nhất, đối với vấn
đề phân chia nợ giữa những người thừa kế.
6. Xung đột về quyền quản lý di sản
Ở các nước theo hệ thống common law, quản lý di sản là một thủ tục tư pháp theo đó
Tòa án căn cứ vào quy định của pháp luật nước mình để chỉ định một người quản lý di
sản: người quản lý di sản có quy chế là người được ủy thác di sản (trustee), có nghĩa
là được chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế. Ngược lại, ở các nước theo
hệ thống dân luật và cũng có thể ở Việt Nam, việc quản lý di sản đương nhiên được
giao cho những người thừa kế hay người được chỉ định trong di chúc, do đó, những
người thừa kế hay người được chỉ định quản lý di sản trong di chúc là những người có
quyền quản lý di sản. Xung đột về quyền quản lý di sản có thể nảy sinh trong trường
hợp một công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam nhưng chết ở Québec, để lại di sản
bao gồm các động sản ở Québec, New York và Việt Nam. Đối với các tài sản ở Québec,
luật của Việt Nam được áp dụng với lý do đó là luật nơi cư trú của người để lại di sản
và Québec không chấp nhận việc dẫn chiếu ngược; vì vậy, theo luật Việt Nam, những
người thừa kế sẽ có quyền quản lý di sản. Đối với các tài sản ở Québec và ở Việt Nam
thì không có vấn đề gì, nhưng liên quan đến tài sản thừa kế nằm ở New York thì xung
đột có thể nảy sinh giữa những người thừa kế với người quản lý di sản được Tòa án chỉ
định ở New York theo pháp luật tố tụng của New York.
C. GIẢI PHÁP
1. Dẫn chiếu ngược
Chính trong lĩnh vực thừa kế đã xuất hiện án lệ chấp nhận cơ chế dẫn chiếu (chủ yếu
là dẫn chiếu cấp độ 1, tức là dẫn chiếu từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật của
nước nơi có tòa án giải quyết vụ việc). Cơ chế này đã được pháp luật Việt Nam chấp
nhận tại Điều 827 BLDS Việt Nam. Trong một số trường hợp, cơ chế dẫn chiếu sẽ cho
phép áp dụng một hệ thống pháp luật duy nhất đối với quan hệ thừa kế. Ví dụ trong
trường hợp luật nơi cư trú của người để lại di sản được áp dụng đối với thừa kế động
sản là luật của Đức, còn luật áp dụng đối với thừa kế bất động sản là luật của Việt
Nam: nếu Tòa án phát hiện ra rằng trên thực tế, luật của Đức dẫn chiếu trở lại luật
của Việt Nam (chẳng hạn theo hệ thuộc luật của nước mà người để lại di sản mang
quốc tịch), thì luật của Việt Nam sẽ có thể được áp dụng chung cho toàn bộ quan hệ
thừa kế.
Nhưng đây chỉ là giải pháp nhất thời và chưa đủ. Người lập di chúc vẫn không dự kiến
trước được luật áp dụng, bởi vì nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố ngẫu nhiên. Giải
pháp này cũng khó sử dụng đối với những người hoạt động thực tiễn về pháp luật và
Tòa án thụ lý vụ việc, vì họ buộc phải hiểu biết rõ các quy phạm xung đột của pháp
luật nước ngoài và buộc phải tuân theo quy định của pháp luật nước mình cho phép
dẫn chiếu ngược. Ví dụ, theo quy định của pháp luật Québec, về nguyên tắc, việc dẫn
chi