Download Tiểu luận Một số ý kiến về việc hoàn thiện Luật Công đoàn trong bối cảnh hiện nay miễn phí
Công đoàn là tổ chức thay mặt của người lao động có mối quan hệ ở nhiều cấp độ với bên sử dụng lao động. Tuy nhiên, lâu nay, tổ chức công đoàn Việt Nam thực sự không có đối tác chính thức. Các đối tác hiện nay là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên minh hợp tác xã Việt Nam (VCA). Hai tổ chức này không phải là những tổ chức của “giới chủ” hay “giới sử dụng lao động” mà đều là những tổ chức kinh tế - xã hội5. Đó là những tổ chức được “chỉ định” chứ không phải là thay mặt được Luật công nhận. Do đó, việc công nhận (chỉ định) hai tổ chức đó làm thay mặt cho giới chủ cũng chỉ là bước giải quyết tạm thời, mang tính chất tình thế. Do đó, Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động phải xác định chính thức “tổ chức của người sử dụng lao động”6 và điều chỉnh mối quan hệ xã hội đó.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
Tuy nhiên, dầu sao, ở thời kì đó, công đoàn vẫn là một tổ chức ít chịu tác động lớn của kinh tế thị trường. Sự bao cấp cả về kinh tế, tư tưởng, cách hoạt động đã làm cho công đoàn không phải là tổ chức xã hội có sự phản ứng nhanh, mạnh mẽ đối với sự đổi mới của nền kinh tế, xã hội. Vào nửa cuối những năm 1990, khi Bộ luật Lao động có hiệu lực (1/1/1995), sự tiếp cận cơ chế thị trường của công đoàn bắt đầu có những thay đổi lớn. Công đoàn đã phải xây dựng kế hoạch phát triển công đoàn viên bởi số lao động trong doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh do quá trình chuyển đổi kinh tế2. Nền kinh tế nhiều thành phần theo “thể chế thị trường” được đưa vào mục tiêu chiến lược 10 năm (2001 – 2010) tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã trở thành một điểm nhấn về chính trị - xã hội trong hoạt động công đoàn.Hiện nay, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, quan hệ lao động đã có sự phát triển mới, với việc xác định xây dựng thị trường lao động và sự hình thành cơ chế ba bên trong quan hệ lao động. Những vấn đề về lao động xã hội được Đại hội lần thứ X của Đảng xác định như một quyết tâm lớn của xã hội3.
Thứ ba, để đảm bảo vận động của Luật Công đoàn đúng với tiến trình và quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Công đoàn đứng trước một thực trạng mới trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là, các vấn đề liên quan đến tư cách pháp lý của cá nhân, tổ chức đều phải dựa trên nền tảng pháp luật. Việc thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn trong quan hệ lao động và trong xã hội đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành. Việc một tổ chức công đoàn bị xử lý theo pháp luật hay việc một cán bộ công đoàn phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm pháp luật lao động sẽ là bình thường.
Thứ tư, để đảm bảo bắt kịp và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của quan hệ lao động với tính chất và nội dung mới hiện nay.
Quan hệ lao động sẽ có những bước phát triển mới về số lượng và chất lượng. Càng ngày, các quan hệ lao động theo hợp đồng lao động sẽ tăng mạnh, đặc biệt là ở khu vực ngoài nhà nước, áp đảo các quan hệ lao động khác trong xã hội. Tương ứng, lao động trong khu vực nhà nước dần dần bị thu hẹp4. Hợp đồng lao động sẽ là hình thức pháp lý chủ đạo của quan hệ lao động trong xã hội. Quan hệ lao động được hình thành và vận hành theo cơ chế ba bên, khác hẳn với các quan hệ lao động của thời kì trước đây. Bên cạnh đó, người lao động Việt Nam sẽ di chuyển mạnh hơn, dễ dàng hơn ra nước ngoài vì mục đích kiếm sống. Đổi lại, sẽ có nhiều người lao động nước ngoài đến Việt Nam và trở thành một bên của quan hệ lao động. Những người lao động nước ngoài cũng có nhu cầu làm việc, nhu cầu được bảo vệ và nhu cầu tự bảo vệ trước người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nội địa cũng như các đơn vị sử dụng lao động khác. Do đó, vấn đề toàn cầu hoá mối quan hệ lao động là sự tất yếu. Luật Công đoàn phải là đạo luật góp phần vào quá trình ổn định mối quan hệ lao động, phát triển sản xuất, đảm bảo quyền con người, phát triển nền kinh tế, xã hội. Hoạt động công đoàn không chỉ liên quan đến một doanh nghiệp, một ngành, một địa phương nào đó mà có quan hệ tới tất cả các vấn đề kinh tế, xã hội của quốc gia. Luật Công đoàn không chỉ “dành riêng” cho công đoàn. Đó là đạo luật về mối quan hệ xã hội giữa công đoàn và các chủ thể khác trong lĩnh vực lao động xã hội. Do đó, nó có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam.
Thứ năm, để thực hiện mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ, văn minh - Phát huy dân chủ cơ sở và đối thoại xã hội trong lao động.
Trong các doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động sẽ phát sinh nhu cầu đối thoại xã hội vì những mục tiêu thiết thực của đời sống lao động. Nó cho thấy sự xuất hiện những cơ chế mới cho quá trình dân chủ hoá quan hệ lao động, khi mà ở đó người lao động và người sử dụng lao động có thể đều là “chủ nhân” của doanh nghiệp với tư cách là các cổ đông. Nhưng kể cả khi người lao động không là các cổ đông sở hữu doanh nghiệp thì dân chủ hoá xí nghiệp vẫn là một vấn đề xuất hiện và tồn tại như một tất yếu xã hội.
2. Những yêu cầu cơ bản trong việc hoàn thiện Luật Công đoàn
Một là, Luật Công đoàn phải thể chế hoá được đường lối, quan điểm của Đảng
Luật Công đoàn mới trước hết phải thể chế hoá được đường lối, quan điểm của Đảng về đổi mới nền kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn mới. Có thể nói, đây chính là yếu tố chính trị quan trọng chi phối các quy phạm và tinh thần của Luật Công đoàn Việt Nam. Những yếu tố chính trị đó là: Vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn; Mô hình tổ chức của công đoàn; Vấn đề thành lâp công đoàn trong các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài hay các đơn vị sử dụng lao động có yếu tố nước ngoài; Kinh phí hoạt động công đoàn; Chức năng của công đoàn; Quan hệ giữa công đoàn với các đối tác trong quan hệ lao động và giữa công đoàn ngành với công đoàn địa phương, giữa công đoàn với người sử dụng lao động v.v..
Hai là, Luật Công đoàn phải cụ thể hoá Hiến pháp.
Điều 10 Hiến pháp năm 1992 quy định về chức năng của Công đoàn Việt Nam. Đó là điều luật rất quan trọng xác định nhiệm vụ của Nhà nước, xã hội trong việc tiếp tục thể chế hoá các chức năng của công đoàn thành những quyền, trách nhiệm cụ thể để công đoàn thực thi trong đời sống lao động cũng như đời sống xã hội.
Nhưng việc thể chế hoá Hiến pháp không chỉ dừng lại ở việc cụ thể hoá, chi tiết hoá Điều 10 của Hiến pháp năm 1992 mà các văn bản pháp luật về công đoàn cần kết hợp cụ thể hoá các quy định liên quan đối với các quyền, trách nhiệm của công đoàn.
Ba là, Luật Công đoàn phải xác định rõ ràng phạm vi điều chỉnh.
Luật Công đoàn quy định trong phạm vi nào? Trong thực tiễn, có hai luồng quan điểm liên quan tới vấn đề này: (i) Luật Công đoàn có phạm vi rộng, bao hàm cả các quyền, trách nhiệm của công đoàn trong lao động và trong xã hội. Theo quan điểm này, Luật Công đoàn không chỉ là cơ sở pháp lý để công đoàn thực hiện các hoạt động để thay mặt bảo vệ các quyền, lợi ích của người lao động (gồm người lao động là thành viên của công đoàn và những người lao động khác), mà còn là cơ sở pháp lý đảm bảo cho công đoàn tham gia các mối quan hệ xã hội khác, kể cả những quan hệ không liên quan đến quan hệ lao động, ví dụ: việc công đoàn tham gia quản lý Nhà nước. (ii) Luật Công đoàn có phạm vi hẹp, chỉ đề cập tới các vấn đề liên quan trong phạm vi của quan hệ lao động. Theo quan điểm này, công đoàn chỉ được thực hiện các hoạt động liên quan đến quan hệ lao động. Hoạt động của công đoàn sẽ tập trung vào việc xây dựng tổ chức công đoàn, ...