Keene

New Member

Download Tiểu luận Những kinh nghiệm Giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng miễn phí





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I . NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN : 3
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM : 3
2.PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 7
3.ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI 8
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10
1.TỔ CHỨC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 10
2.NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 13
3.NHỮNG TỒN TẠI : 15
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 17
1. VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG 17
2.VỀ XÂY DỰNG CÁC QUY ĐỊNH, CHÍNH SÁCH: 18
KẾT LUẬN 20
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp
+ Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị
+ Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hay một vùng trong tỉnh hay trong huyện
Như vậy chúng ta có thể đưa ra một khái niệm khái quát về đô thị như sau: đô thị là nơi tập trung dân cư với mật độ cao; lao động phi nông nghiệp là chủ yếu; có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ hay tiến tới hoàn chỉnh đồng bộ; dân cư sống và làm việc theo phong cách và lối sống thành thị. Dù các khái niệm đưa ra khác nhau, hoàn cảnh phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước khác nhau nhưng đều thống nhất ở những tiêu chuẩn cơ bản sau:
+ Quy mô dân cư đô thị trên 2000 (miền núi có thể thấp hơn)
+ Cơ cấu lao động trên 60% lao động phi nông nghiệp
+ Có mật độ cư trú được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm của từng vùng
+ Có đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ nhu cầu của dân cư đô thị
Gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các đô thị là quá trình đô thị hoá. Đô thị hoá chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Trên quan điểm một vùng: đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
+ Trên quan điểm kinh tế quốc dân: đô thị hoá là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị.
Tóm lại, đô thị hóa là quá trình hình thành, phát triển và mở rộng các thành phố gắn liền với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của mỗi nước. Nói đô thị hoá cũng có nghĩa là quá trình biến các khu vực nông thôn thành đô thị, biến các vùng vốn cùng kiệt nàn lạc hậu thành những vùng có mật độ dân cư đông đúc, có các hoạt động kinh tế xã hội phong phú dồi dào, có dời sống vật chất và tinh thần cao, phong phú hơn so với các vùng lân cận. Đó cũng là quá trình xây dựng và phát triển các đô thị hay các khu công nghiệp mới. Qúa trình đô thị hoá cũng chính là quá trình cải biến cơ cấu kinh tế của từng khu vực theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của khu vực.
Đô thị hoá có những đặc điểm sau đây:
+ Đô thị hoá mang tính xã hội và lịch sử và là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đô thị
+ Đô thị hoá nông thôn là xu hướng bền vững có tính quy luật, là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn. Thực chất đó là tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững.
+ Đô thị hoá ngoại vi là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại của thành phố do kết quả phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị góp phần đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn.
+ Đô thị hoá giả tạo là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do dân cư từ các vùng khác đến đặc biệt là từ nông thôn dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường…
+ Đô thị hoá gắn liền với chủ trương của mỗi quốc gia. Thông thường,vấn đề đô thị hoá thường được đề cập gắn liền với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của mỗi quốc gia. Cùng với quá trình phát triển và hội nhập, các quốc gia đang phát triển thường gắn với đầu tư nước ngoài phát triển các khu công nghiệp tập trung và các khu chế xuất, hình thành các vùng kinh tế động lực, thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình phát triển kinh tế của đất nước đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống. Vấn đề đặt ra là để làm những việc trên đô thị phải cung cấp một quỹ đất thích ứng. Giải quyết vấn đề này có nhiều con đường khác nhau trong đó có một con đường đó là thực hiện công tác giải phóng mặt bằng mà chúng ta sẽ xem xét ở phần tiếp theo.
2.Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến vấn đề giải phóng mặt bằng
Quá trình đô thị hoá đòi hỏi phải mở rộng thích ứng quỹ đất cung cấp cho nó để xây dựng các công trình như cầu, đường, công viên, khu công nghiệp, khu đô thị mới… tức là phải phát triển đất đô thị. Phát triển đất đô thị theo nghĩa hẹp là biến đất sử dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp thành đất sử dụng cho công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, văn hoá, giải trí, dân cư. Tuy nhiên, trong điều kiện diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp nếu nhấn mạnh việc mở rộng lượng ngoại vi đất đô thị để gia tăng cung cấp đất đô thị thì sẽ làm gay gắt hơn mâu thuẫn giữa đất sử dụng cho nông nghiệp và đất sử dụng cho phát triển đô thị. Phát triển đất đô thị theo nghĩa là sử dụng tổng hợp đất đô thị bao gồm phát triển đất đô thị của khu vực mới và cải tạo đất của khu vực cũ tức là phát triển lần thứ nhất và lần thứ hai đất đô thị.
Quá trình đô thị hoá đòi hỏi phải mở rộng thích ứng quỹ đất cung cấp cho nó. Cung cấp đất cho phát triển đô thị bao gồm hai hàm nghĩa: một là cung cấp tự nhiên, hai là cung cấp kinh tế. Cung cấp tự nhiên của đất chỉ số lượng các loại quỹ đất mà trái đất có thể cung cấp cho loài người sử dụng trong điều kịên kinh tế kỹ thuật nhất định; nó là sự cung cấp không có tính co giãn vì không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nhân tạo hay nhân tó xã hội nào. Cung cấp kinh tế của đất nước được thực hiện trên cơ sở cung cấp tự nhiên của nó, chỉ số lượng cung cấp đất của một loại công dụng nào đó biến đổi song song với sự biến đổi của công dụng đó. Đất cung cấp cho người sử dụng thường tồn tại nhiều loại công dụng khác nhau, giữa chúng có giá trị cạnh tranh và thay thế lẫn nhau. Khi hiệu quả của một loại công dụng nào đó nâng cao thì số lượng cung ứng của nó cũng sẽ nâng cao tương ứng. Như vạy, cung cấp kinh tế của đất có tính co giãn, nó biến đổi theo sự gia tăng nhu cầu về đất và sự nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sự dụng đất.
Phát triển đất nước của khu vực mới, mở rộng diện tích sử dụng đất đô thị là để gia tăng cung cấp kinh tế của đât đô thị. Nội dung của nó gồm hai mặt: một là, tiến hành trưng dụng đất, chuyển phương hướng sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất dùng để phát triển đô thị. Hai là, tiến hành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật để chuyển đất nông lâm thực sự trở thành đất đô thị.
Phát triển đất của khu vực cũ là một con đường chủ yếu khác để gia tăng cung cấp kinh tế của đất đô thị. Nội dung cơ bản của nó là thông qua các hoạt động phá bỏ, di chuyển và cải tạo, nâng cấp để cải biến kết cấu sử dụng đất của các khu vực cũ nhằm nâng cao trình độ tập trung, tiết kiệm tro...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top