Download Tiểu luận Những làn sóng du nhập văn minh bên ngoài trong lịch sử Nhật Bản miễn phí
Vào thế kỷ X - XI, người Nhật Bản đã biến đổi văn minh vay mượn của
Trung Hoa thành văn hoá bản xứ. Những nền móng rộngrãi của một xã hội mới
và một cơ cấu chính trị mới được thiết lập. Những cũng từ lúc này, nước Nhật
rơi vào tình trạng cát cứ. Nhà vua và triều đình bất lực, tồn tại trong hư danh.
Quyền kiểm soát đất nước thực sự rơi vào tay Shogun(Tướng quân) – người
đứng đầu của chính quyền võ sĩ.
Nhật Bản trong thế kỷ XIV - XV là một bức tranh hỗnloạn về chính trị.
Chính quyền trung ương rời rã, không kiểm soát nổi tầng lớp quan lại địa
phương. Ảnh hưởng của các lãnh chúa không ngừng được củng cố. Một số thực
sự trở nên hùng mạnh, nắm quyền ở từng vùng riêng biệt và buộc võ sĩ trên địa
phận của mình phải quy phục hoàn toàn.
Vào thế kỷ XVI, lực lượng này tự phong cho mình là Daimyo(Đại danh) và giữ
vai trò chính trên sân khấu chính trị cho đến hết thời phong kiến ở Nhật Bản. Trong
khi đó, Hoàng gia lại trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Những cuộc chiến tranh
diễn ra liên miên nhằm giành giật đất đai và quyền lực giữa các thủ lĩnh Đại danh
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
tạo của bộ máy chính quyền được quy định ngay từ đầu năm 647 vàhoàn chỉnh với bộ luật Taiho (702). Theo đó, hệ thống chính quyền trung ương
bao gồm một bộ phận lo việc lễ nghi (Jingikan) và một bộ phận lo công việc nhà
nước (Dajokan).
Jingikan có quyền lực cao hơn bộ phận lo công việc nhà nước. Bộ phận này chủ
trì các lễ nghi có tính tôn giáo như lễ đăng quang của nhà vua, lễ cầu đảo, lễ hội
mùa… đồng thời còn có nghĩa vụ quản lý các lăng tẩm, đền đài, chỉ huy việc thực
hiện đúng lễ nghi thời vua chúa và thần thánh, nhưng không lo công việc của Phật
giáo.
Dajokan gồm Tể tướng, Tả thừa tướng, Hữu thừa tướng và 8 Thượng thư đứng
đầu 8 Bộ là Bộ Truyền chỉ dụ, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Di trú, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Ngân khố
và Bộ trông coi công việc của Hoàng gia.
Nước chia ra thành nhiều tỉnh, đứng đầu là Tổng đốc do chính quyền Trung
ương bổ nhiệm, thường là người thuộc số quý tộc trong triều. Mỗi tỉnh lại chia
thành các huyện, đứng đầu là Huyện trưởng được chọn trong số quý tộc và ở địa
phương. Vào đầu thế kỷ thứ VIII, Nhật Bản có 66 tỉnh và 592 huyện.
Ngoài ra, cả nước còn chia ra thành 7 đạo dựa vào khu vực địa lý. Các đạo
này vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Như vậy, hệ thống chính quyền mới ở Nhật gần như bản sao hệ thống chính
quyền nhà Đường. Nhưng về chức năng của các cơ quan có một số thay đổi cho
phù hợp với tình cảm dân tộc và điều kiện của Nhật Bản. Chẳng hạn, ở Nhật
Bản, bộ phận lo việc lễ nghi ở hàng cao hơn bộ phận lo việc nhà nước. Có thể vì ở
Nhật Bản, truyền thống tôn sùng vua chúa, coi vua là đấng tối cao, thiêng liêng
vẫn mạnh hơn các lĩnh vực khác. Tôn ti trật tự ở Nhật chủ yếu dựa vào tuổi tác
chứ không dựa vào tài năng. Xã hội Nhật rất coi trọng dòng dõi xuất thân, phả
hệ, cấp bậc, chức danh. Trong chỉ dụ năm 682 có viết: Muốn tuyển dụng quan cai
trị trước hết phải xem dòng dõi của họ rồi mới đến tính cách, cuối cùng mới xét
đến năng lực.
Chức năng của các vị Thượng thư tuy rất giống mô hình Trung Quốc nhưng
vẫn có một số đặc điểm khác đáng chú ý. Việc bắt chước Trung Quốc định đô kể
từ năm 710 đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Nhật Bản.
Cùng với hình thành chế độ hành chính từ trung ương tới địa phương theo
mô hình nhà Đường thì hệ thống pháp luật cũng được sao chép. Nhưng sau một
thời gian, Nhật Bản phát hiện ra những chỗ không thích hợp và sửa đổi nên nội
dung về sau rất khác với mô hình Trung Quốc. Luật hình sự ít khắt khe hơn và
luật hành chính được sửa đổi khá nhiều.
Ruộng đất được chia cho nông dân tùy theo nhân khẩu của mỗi hộ. Vì số
khẩu thay đổi theo thời gian nên việc đăng ký hộ khẩu phải được thực hiện
chính xác và chi tiết. Có 3 loại thuế chính nông dân phải nộp là Tô, Dung và Điều.
Với 3 ngạch thuế này, mọi người dân “sống trên đất của Thiên hoàng” phải có
nghĩa vụ thực hiện đầy đủ. Ngoài ra, thanh niên trai tráng còn phải thi hành binh
dịch 3 năm để tham gia bảo vệ các công sở, kiểm soát hệ thống giao thông…
Tuy nhiên việc thực hiện cũng không đơn giản. Chính sách này được áp
dụng chặt chẽ ở kinh đô và vùng xung quanh trong khoảng thế kỷ VII, nhưng
gần như vô hiệu ở những vùng xa. Bên cạnh đó, số ruộng không phải nộp thuế
như ruộng chùa, ruộng cấp cho quan chức thay lương… và số người thuộc diện
chính sách không phải đi lao dịch, quân dịch ngày càng tăng, khiến cho gánh
nặng trút lên vai người cùng kiệt ngày càng lớn. Do số ruộng đất được miễn thuế
hợp pháp và bất hợp pháp ngày càng tăng đã trực tiếp phá vỡ toàn bộ chế độ sở
hữu ruộng đất cũ cùng với các khuynh hướng khác, dẫn đến việc hình thành chế
độ phong kiến từ các thế kỷ sau.
1.2.2. Du nhập Phật giáo
Suốt một thời gian dài, ảnh hưởng của Trung Quốc chỉ sâu đậm trong lĩnh
vực tinh thần hơn là trong cơ cấu hành chính và thể chế chính trị. Nhiều hình
thức rập khuôn và bắt chước dần dần biến mất. hay có cái chỉ tồn tại trên hình
thức, còn nội dung đã thay đổi hoàn toàn. Ngược lại, những quan niệm về tôn
giáo, truyền thống nghệ thuật và các thể loại văn học Trung Hoa dần dần thấm
sâu vào lõi cốt của văn hoá Nhật Bản. Trong sự giao lưu giữa hai nền văn hoá đã
hình thành tính mẫn cảm mới mẻ và Phật giáo đóng một vai trò cực kỳ quan
trọng.
Thật ra, việc truyền bá Phật giáo vào Nhật Bản bằng con đường dân gian
chắc chắn sớm hơn con đường chính thức của nhà nước một chút. Nhưng hiện
nay người ta lấy mốc 538 là có lý so với niên đại 552 được ghi trong Nhật Bản thư
kỷ (Nihonshoki). Nhưng sau khi dòng họ Soga thắng thế (587) đạo Phật mới
được truyền bá nhanh chóng nhờ sự che chở của dòng họ này và trở thành quốc
giáo ở Yamato từ cuối thế kỷ VI. Việc sốt sắng truyền bá đạo Phật vào Nhật Bản
lúc này có lý do chính trị nhiều hơn lý do tôn giáo. Tể tướng Soga Umako cho
rằng chỉ thông qua đạo Phật mới có điều kiện thuận lợi để tiếp cận văn minh
Trung Hoa và tiến hành việc cải cách về thể chế, mới loại trừ được khuynh
hướng bảo thủ, kìm hãm sự phát triển của xã hội Nhật. Thông qua việc truyền bá
đạo Phật để lôi kéo giới tăng ni, học giả, nghệ sĩ và nghệ nhân Trung Hoa vào
nước Nhật với số lượng đông, từ đó hình thành một tầng lớp thượng lưu mới,
đem nền văn minh tiên tiến khai sáng cho nước Nhật. Họ hướng dẫn người Nhật
cách tổ chức, quản lý xã hội và tăng cường quyền lực.
Nhưng Phật giáo thật sự hưng thịnh ở Nhật Bản dưới thời Thái tử Shotoku
nhiếp chính. Ông đã dùng địa vị và ảnh hưởng của mình để khuyến khích Phật
giáo. Với những cố gắng của ông, hàng trăm ngôi chùa đã được xây dựng trong
thời kỳ này. Trong đó, Horyji (hoàn thành vào năm 607) là một công trình tuyệt
tác vào loại bậc nhất Nhật Bản và là ngôi chùa gỗ cổ nhất thế giới còn tồn tại cho
đến ngày nay.
Việc tiếp thu Phật giáo đã mang lại cho Nhật Bản nhiều điều lợi, tạo nên
những biến đổi quan trọng trong đời sống người Nhật. Đạo Phật chính là động
cơ thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn hoá dân tộc Nhật. Trong số phái đoàn gửi
sang Trung Hoa, có rất nhiều thầy tu đi cùng. Họ không phải chỉ đi học kiến
thức Phật giáo mà cả các lĩnh vực khác nữa. Nhân vật nổi tiếng nhất là vị cao
tăng Kukai (Không Hải, 774 - 833). Người Nhật có câu: “Daishiwa Kukai
Taishowa Hideyoshi”, nghĩa là: Nói đến Đại sư phải nhắc đến Kukai, nói đến
Đại Tướng quân không thể không nói đến Hideyoshi (Phong Thần Tú Cát, 1536 -
1598). Kukai trong phái đoàn sang Trung Quốc năm 804, về nước năm 806. Ông
không chỉ là người khai sáng ra phái Phật giáo Shingon (Chân ngôn) ở Nhật Bản
mà còn là người có nhiều đóng góp độc đáo trên lĩnh vực văn hoá. Kukai vừa là
tư tưởng gia, hoạ sĩ, kỹ sư, nhà phát minh, vừa là một trong 3 người viết chữ
Hán đẹp nhất của thư đạo Nhật Bản. Nhiều người còn cho rằng Kukai là người
đã nghĩ ra chữ Nhật Kana bắt nguồn từ chữ Hán.
...