GaDu_H5N1

New Member

Download Tiểu luận Những vấn đề vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp tại địa phương miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I 2
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ, THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ KINH TẾ - TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ 2
1. Khái niệm về tranh chấp kinh tế, thương mại và việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án 2
1.1. Khái niệm tranh chấp kinh tế 3
1.2. Khái niệm và ý nghĩa của cách giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án 4
2. Quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà kinh tế - Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ 5
PHẦN II 8
NHỮNG VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI ĐỊA PHƯƠNG 8
1. Vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại của Toà kinh tế 8
1.1. Về thẩm quyền theo vụ việc 8
1.2. Về thẩm quyền của Toà các cấp 10
1.3. Về thẩm quyền theo lãnh thổ 10
2. Vấn đề áp dụng chế tài phạt hợp đồng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động thương mại 11
PHẦN III 14
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC THI HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC KINH DOANH, 14
THƯƠNG MẠI CỦA TOÀ KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG 14
1. Một số giải pháp khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong thực tiễn xét xử của Toà án 14
2. Một số kiến nghị nhằm thực thi hiệu quả công tác giải quyết của Toà án 14
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình hoạt động Thương Mại (Giáo trình luật thương mại- Tập 2- Trường Đại học luật Hà Nội).
“Tranh chấp kinh tế” là hệ quả phát sinh từ các quan hệ kinh tế- các quan hệ có tính chất tài sản với mục đích kinh doanh, kiếm lời. Tính chất, đặc điểm của các tranh chấp kinh tế bị chi phối bởi tính chất nội dung của các quan hệ kinh tế. Hay nói cách khác, cơ sở phát sinh của các tranh chấp kinh tế là các hoạt động kinh tế giữa các chủ thể.
1.2. Khái niệm và ý nghĩa của cách giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án
+. Khái niệm
“Giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại” được hiểu là các hình thức, các phương pháp nhằm giải quyết các bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có tranh chấp.
+. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại
Đảm bảo việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng kịp thời, chính xác, nghiêm minh, đúng pháp luật.
Đảm bảo các cho các phán quyết của Toà án được thực thi một cách nghiêm chỉnh đúng pháp luật. Đồng thời, bảo đảm đến mức tối đa sự gián đoạn trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể tranh chấp.
2. Quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà kinh tế - Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ
a. giới thiệu về toà kinh tế - Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ
Toà kinh tế- Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ được thành lập vào năm 1994 (tỉnh Vĩnh Phú cũ) và được tách ra vào đầu năm 1997. Với vai trò là Toà chuyên trách của Toà án Tỉnh, trong cơ cấu gồm có sáu thành viên thì có ba thẩm phán chuyên trách và có ba thư ký.
b. Thực tiễn qua gần 10 năm xét xử của Toà kinh tế - Toà án nhân tỉnh Phú Thọ
Trong khoảng từ 1997 đến tháng 4 năm 2007 Toà kinh tế - Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã giải quyết 32 vụ án về tranh chấp kinh tế, thương mại. Trong đó tranh chấp về hợp đồng kinh tế có 31 vụ bao gồm:
- Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá 12 vụ chiếm 38.70%. Tranh chấp này tăng mạnh từ năm 1998 đến 2006 (số liệu thống kê Toà kinh tế từ năm 1998 đến năm 2000).
- Tranh chấp về hợp đồng xây dựng cơ bản là 14 vụ chiếm 45,16%.Trong những năm qua tranh chấp liên quan đến hợp đồng xây dưng cơ bản tăng mạnh từ năm 1999 đến 2000 (số liệu thống kê Toà kinh tế từ năm 1997- tháng 4/2007).
- Tranh chấp về hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác là 2 vụ chiếm 6,45% (một vụ năm 2002 giữa công ty DAELIM- CORPORATION và công ty TNHH TASCO- MATERIAL; và một vụ giữa Công ty xây dựng số 25 và Công ty TNHH KOR- VIPACK).
- Về tranh chấp trong thành lập, hoạt động, giải thể Công ty có 1 vụ là về việc tranh chấp giữa thành viên Công ty là bà Đào Thị Phương với Công ty cổ phần Hoà Thanh (chiếm tới 3,12%)
- Về tranh chấp liên quan đến mua bán Cổ phiếu, Trái phiếu không có vụ nào.
- Về các tranh chấp kinh doanh thương mại khác không có vụ nào.
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, em thấy về tranh chấp hợp đồng kinh tế là có số vụ cao nhất là 31 vụ, trong đó hoà giải được 8 vụ chiếm tới 25,80%. Các vụ án được hoà giải đều được cơ quan Toà án chấp nhận và dựa trên sự thoả thuận thuận tình của 2 bên. Đưa ra xét xử là 23 vụ chiếm tới 74,19%. Các vụ án được đưa ra xét xử thì trong đó xét xử sơ thẩm thì có những vụ án đã xét xử sơ thẩm đến phúc thẩm và rồi lại được xét xử lại kéo dài nhiều năm. Tiêu biểu như vụ: về việc tranh chấp hợp đồng mua bán trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa Công ty TNHH khai thác đá Hương Cần và Công ty cổ phần xây dựng Hùng Vương. Với vụ án này, Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên tại bản án sơ thẩm số 01/2001/ KDTM-ST ngày 31/05/2001. Thẩm phán- Chủ toạ phiên toà ông Nguyễn Ngọc Triệu đã tuyên: buộc Công ty cổ phần Xây dựng Hùng Vương phải thanh toán cho Công ty TNHH Khai thác Đá Hương Cần tiền nợ gốc là 304.000.000 đồng, tiền lãi chậm trả 1,5%/tháng tính đến ngày tuyên án sơ thẩm là 21 tháng 8 ngày, thành tiền là 96.236.000 đồng. Tổng số tiền Công ty cổ phần Xây dựng Hùng Vương phải thanh toán trả Công ty TNHH khai thác Đá Hương Cần là 400.236.000 đồng . Tại bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội bản án số 159/2001/ KT-PT ngày 17/8/2001 với Hội đồng xét xử, Thẩm phán- Chủ toạ phiên toà Ông Trần Đình Dần đã tuyên quyết định: buộc Công ty cổ phần Xây dựng Hùng Vương phải thanh toán cho Công ty TNHH khai thác Đá Hương Cần cả số tiền nợ gốc là 304 triệu đồng lãi chậm trả 1.5%/tháng tính đến ngày tuyên án sơ thẩm là 21 tháng 8 ngày, thành tiền là 96.236.000 triệu đồng. Tổng số tiền Công ty cổ phần Xây dựng Hùng Vương phải thanh toán cho Công ty TNHH khai thác Đá Hương Cần là: 400.236.000 đồng. Vụ án này sau đó đã bị huỷ và sau đó lại được xét xử sơ thẩm tại Toà kinh tế- Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ.
Trong tranh chấp về hợp đồng kinh tế thì tranh chấp về hợp đồng xây dựng cơ bản và hợp đồng mua bán hàng hoá có số lượng lớn (hợp đồng xây dựng cơ bản là 14 vụ chiếm 45,16%, hợp đồng mua bán hàng hoá là 10 vụ chiếm 32,25%).
Còn số vụ về tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hoá là 4 vụ chiếm 12,90%; tranh chấp về hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác là 2 vụ chiếm 6,45%.
Tranh chấp các hợp đồng có nhân tố nước ngoài là :1 vụ chiếm 3,4 %. Điều đó cho chúng ta thấy rằng, các tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hàng hoá; tranh chấp về xuất nhập khẩu uỷ thác; tranh chấp các hợp đồng có nhân tố nước ngoài đều có số lượng ít.
Tóm lại, các tranh chấp về hợp đồng xây dựng cơ bản và hợp đồng mua bán hàng hoá có tỷ lệ cao. Đó là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường; các tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Công ty) bước vào kinh doanh. Đó là quy luật tất yếu các tổ chức kinh tế gặp nhiều sự bỡ ngỡ; chưa hiểu biết nhiều về pháp luật. Do đó, còn nhiều thủ tục chưa đúng pháp luật về đầu tư kinh doanh.
- Số vụ án còn lại từ năm này sang năm khác không nhiều (chỉ chiếm tới 2%). Đặc biệt năm 2001 không có vụ án nào giải quyết;
- Số vụ án tạm đình chỉ có 2 vụ chiếm tới 6,25%;
- Số vụ án có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 3 vụ chiếm tới 9,37%;
- Số vụ án có người bảo vệ có quyền và lợi ích của đương sự có 25 vụ chiếm tới 78,12%.
Quyết định của Toà án:
+ Di lý (chuyển vụ án lên Toà án có thẩm quyền) là 3 vụ chiếm tới 9,37%;
+ Tạm đình chỉ, đình chỉ 2 vụ chiếm tới 6,25%;
+ Số vụ án hoà giải thành là 8 vụ chiếm tới 25%;
+ Số vụ án đã xét xử 24 vụ chiếm tới 75%;
+ Số vụ án có kháng cáo, kháng nghị là 23 vụ chiếm tới 71,87%;
+ Số vụ án bị huỷ có 3 chiếm tới 9,37%.
+ Giá trị giải quyết: thường có giá trị lớn;
PHẦN II
NHỮNG VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại của Toà kinh tế
Giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại hiện nay đòi hỏi phải có những hình thức, thủ tục đa dạng, linh hoạt, trong khuôn khổ pháp luật kinh tế, dựa trên sự tôn trọng quyền định đoạt của đương sự, bảo đảm thời gian, bảo đảm bí mật kinh...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top