muakiniem2109

New Member

Download Tiểu luận Phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài miễn phí





Trong tư pháp quốc tế, việc xác định nơi mở thủ tục phá sản có ý nghĩa quyết định vì
nó liên quan đến vấn đề mấu chốt là giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử. Tuy
nhiên, một khi đã mở thì trình tự thủ tục phá sản được tiến hành xoay quanh hai nội
dung cơ bản. Đó là xác định luật áp dụng (A) và phối hợp các thủ tục phá sản doanh
nghiệp diễn ra đồng thời tại hai hay nhiều quốc gia khác nhau (B).
A. LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI THỦ TỤC PHÁ SẢN
a. Theo quy định chung trong tư pháp quốc tế của Cộng hòa Pháp, luật áp dụng đối
với thủ tục phá sản – thuật ngữ La tinh gọi là lex concursus – là luật của quốc gia nơi
mở thủ tục phá sản. Như vậy, trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, chính giải pháp
giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử sẽ quyết định giải pháp giải quyết xung đột
pháp luật, bởi vì pháp luật của nước nơi có tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản
(lex fori) là luật áp dụng đối với thủ tục phá sản. Quan điểm này của pháp luật Pháp
không thay đổi, cho dù thủ tục phá sản được trực tiếp mở theo quyết định của tòa án
Pháp (xem phần I, A, ở trên) hay theo quyết định của tòa án nước ngoài rồi được công
nhận tại Pháp (xem phần I, B, ở trên), bởi vì về nguyên tắc, việc công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài về phá sản không có hiệu lực làm cho
bản án, quyết định đó trở thành bản án, quyết định của tòa án trong nước. Thủ tục
phá sản nếu được mở theo quyết định của tòa án nước ngoài, thì về cơ bản, vẫn là thủ
tục của nước ngoài và chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước đó.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

của doanh nghiệp mắc nợ". Cũng theo điều khoản này, nơi
đặt trụ sở chính hay nơi tập trung các lợi ích chính của công ty hay pháp nhân được
xác định theo điều lệ. Điều này cũng được công nhận trong án lệ của Pháp. Tuy nhiên,
nơi đặt trụ sở hay nơi tập trung các lợi ích chính xác định theo điều lệ chỉ là một suy
đoán đơn giản và có thể bị phản bác nếu có chứng cứ ngược lại chứng minh rằng trụ
sở được quy định trong điều lệ là không có thật và "tất cả hay hầu như tất cả các
hoạt động của công ty đều thực hiện ở một nơi khác" (theo một bản án của Tòa án Tư
pháp tối cao). Chúng ta cũng thường gặp khó khăn khi xác định trụ sở chính thực tế
của nhóm công ty bởi lẽ trên phương diện pháp lý, các công ty con trong tập đoàn là
những pháp nhân hoàn toàn độc lập quan hệ với nhau thông qua các mối quan hệ về
tiền vốn. Tuy nhiên, do tất cả các công ty con nằm dưới sự quản lý của công ty mẹ
cho nên chỉ có trụ sở chính của công ty mẹ được coi là trụ sở chính thực tế. Điều này
còn gây nhiều tranh cãi. Chúng ta sẽ xem xét trường hợp này trong phần sau.
b. Các tiêu chí phụ
Một số tiêu chí có thể được chấp nhận, một số khác thì ít được chấp nhận hơn.
o Điều 1, khoản 1 Nghị định ngày 27 tháng 12 năm 1985 nói trên cho phép mở thủ
tục phá sản trên lãnh thổ Pháp, nếu lãnh thổ Pháp là nơi "tập trung các lợi ích chủ yếu
của doanh nghiệp mắc nợ ". Nếu đọc sơ qua thì có thể tưởng rằng quy định này giống
với quy định trong Nghị định số 1346/2000 nhưng thực chất đây là hai khái niệm hoàn
toàn khác nhau. Trong Nghị định của Liên minh Châu Âu đề cập đến nơi tập trung các
lợi ích chính, tức là trụ sở chính trong khi đó theo Nghị định ngày 27 tháng 12 năm
1985 thì nơi tập trung các lợi ích chủ yếu tương ứng với cơ sở chính đặt tại Pháp. Ví
dụ, doanh nghiệp không có trụ sở chính ở Pháp mà chỉ đặt một cơ sở thứ hai ở đó. Về
mặt pháp lý, cơ sở thứ hai này khá độc lập, có ban lãnh đạo và một đội ngũ nhân viên
cho phép nó có thể tiến hành đàm phán với các bên thứ 3. Theo quan điểm cho rằng
thủ tục phá sản doanh nghiệp mang tính lãnh thổ thì có thể mở thủ tục phá sản tại nơi
doanh nghiệp có cơ sở thứ hai nếu việc này nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ lợi ích của
quốc gia hoặc, theo quan điểm hiện đại hơn, để đơn giản hóa thủ tục thanh lý các tài
sản nằm tại nhiều nước khác nhau.
Với mục đích đó, Nghị định 1346/2000 (điều 3.2° và các điều tiếp theo) quy định việc
mở các thủ tục, còn gọi là các thủ tục phụ hay các thủ tục có hiệu lực trong phạm vi
lãnh thổ tại các nước mà doanh nghiệp mắc nợ có cơ sở thứ hai, tức là tại các nước
khác ngoài nước nơi tập trung các lợi ích chính hay nơi có trụ sở chính.
o Trong tình hình phát triển mạnh mẽ hiện nay, pháp luật Pháp còn chấp nhận
trường hợp mở thủ tục phá sản trong phạm vi lãnh thổ Pháp nếu doanh nghiệp mắc nợ
chỉ có tài sản riêng lẻ ở Pháp hay nếu doanh nghiệp mắc nợ có quan hệ hợp đồng ở
Pháp, thậm chí nếu các bên (doanh nghiệp mắc nợ và chủ nợ) có quốc tịch Pháp.
Trường hợp cuối cùng được chấp nhận trên cơ sở áp dụng điều 14 và 15 Bộ luật Dân
sự Pháp. Hai điều luật này tạo ra đặc quyền về thẩm quyền xét xử. Các điều kiện cho
phép mở thủ tục giải quyết phá sản nói trên không giống với các điều kiện trong
trường hợp mở thủ tục phụ giải quyết phá sản quy định tại Nghị định 1346/2000 do đó
các trường hợp này không được đưa vào phạm vi áp dụng của Nghị định nêu trên. Hơn
nữa, các điều kiện này cũng không phù hợp với cơ chế mở thủ tục giải quyết phá sản
thứ hai: công nhận và cho thi hành quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản do Tòa
án nước ngoài tuyên.
B. THẨM QUYỀN GIÁN TIẾP: VIỆC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA
TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI MỎ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Theo quan điểm cho rằng thủ tục phá sản có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu, khi thủ
tục phá sản được mở ở một nước thì liệu thủ tục đó có thể có hiệu lực đối với tất cả
các nước khác thông qua cơ chế công nhận và cho thi hành quyết định mở thủ tục giải
quyết phá sản đó?
a. Tư pháp quốc tế của Pháp mới đây đã chấp nhận quan niệm về hiệu lực toàn cầu
của quyết định mở thủ tục phá sản trong bản án Banque Worms nổi tiếng ngày 19
tháng 11 năm 2002. Lần đầu tiên, bản án này tuyên:
"Căn cứ nguyên tắc hiệu lực toàn cầu của thủ tục giải quyết phá sản…
… Nếu không trái với các điều ước quốc tế hay các văn bản của Liên minh Châu Âu và
phù hợp với trật tự pháp luật của các nước khác thì thủ tục phục hồi doanh nghiệp
được mở tại Pháp có hiệu lực ở tất cả những nơi mà doanh nghiệp mắc nợ có tài sản
…"
Phản ứng của các cơ quan chức năng nước ngoài về vấn đề này là điều tất yếu. Họ có
thể không thừa nhận hiệu lực của quyết định mở thủ tục phá sản của Toà án Pháp trên
lãnh thổ nước mình ngay cả khi trụ sở chính của doanh nghiệp đặt tại Pháp. Trong khi
đó, về lý thuyết quyết định mở thủ tục phá sản đó có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu.
Ngược lại, án lệ của Pháp luôn luôn thừa nhận hiệu lực tại Pháp của các quyết định mở
thủ tục giải quyết phá sản của Toà án nước ngoài thông qua thủ tục công nhận và thi
hành quyết định, bản án của tòa án nước ngoài trên nước Pháp, với những điều kiện
được đánh giá tuỳ từng trường hợp cụ thể. Bản án Banque Worms chỉ có thể củng cố
thêm quan điểm này là một quan điểm có lợi cho giao lưu, hợp tác quốc tế.
Trở ngại duy nhất đối với việc công nhận quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản của
tòa án nước ngoài xuất hiện trong trường hợp một thủ tục giải quyết phá sản khác
cũng đồng thời được mở tại Pháp. Tòa Thương mại Tòa án Tư pháp tối cao của Pháp đã
ngầm khẳng định điều này trong bản án ngày 11 tháng 4 năm 1995 liên quan đến vụ
phá sản của ngân hàng BCCI Overseas: "Quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản
của Toà án nước ngoài chỉ cản trở việc mở thủ tục phục hồi doanh nghiệp đó tại Pháp
trong trường hợp quyết định mở thủ tục phá sản đó được mặc nhiên thừa nhận trên cơ
sở một Hiệp định hay có thủ tục công nhận và thi hành trên lãnh thổ Pháp đối với
quyết định đó…". Nếu không có quy định nào khác trong các công ước quốc tế hoặc
trong các văn bản pháp luật của Liên minh Châu Âu thì quy định này có nghĩa là nếu
một thủ tục giải quyết phá sản đối với 1 doanh nghiệp đã được mở ở Pháp thì sau đó
sẽ không chấp nhận thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định mở thủ tục phá sản
của tòa án nước ngoài đối với cùng doanh nghiệp đó vì việc thực hiện cả hai quyết
định này bị coi là không thể dung hòa được.
Ngược lại, việc kiểm tra những điều kiện khác về công nhận các bản án của tòa án
nước ngoài không có gì đặc biệt. Cụ thể, các tòa án của Pháp hầu như không viện dẫn
quan điểm về trật tự công quốc tế, trước đây được sử dụng làm...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top