vietandang89
New Member
Download Tiểu luận Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể, kèm tình huống miễn phí
Ở tình huống mà đề bài đưa ra, sau khi chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn với địa điểm làm việc ở Đà Nẵng được ký từ ngày 1.2.2007 (Hợp đồng lao động mới), chị M muốn trở về Hà Nội để tiếp tục làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn được ký từ năm 1995 (hợp đồng lao động cũ). Nhưng, ý muốn của chị có được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào việc liệu hợp đồng lao động cũ có còn hiệu lực hay không?
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
Bài làm1. Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể:
Trong quan hệ lao động, NLĐ và NSDLĐ vừa có sự thống nhất về lợi ích vừa tiền ẩn những mâu thuẫn. Những mâu thuẫn này nếu không được thu xếp ổn thỏa sẽ bùng phát thành những tranh chấp lao động. Khoản 1, Điều 157 định nghĩa: “Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động”
Đồng thời Khoản 1, Điều 157 cũng đã phân chia tranh chấp lao động thành hai loại là: tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Từ cách phân chia đó, pháp luật lao động đã xác định hai cách giải quyết tranh chấp khác nhau cho hai loại tranh chấp này. Mục II chương XIV BLLĐ quy định về thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, còn mục III chương XIV BLLĐ xác định thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
Như vậy, việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, việc phân biệt hai loại tranh chấp này không hề dễ dàng. BLLĐ của nhiều nước trên thế giới đưa ra tiêu chí số lượng người tham gia tranh chấp để phân biệt hai loại tranh chấp này. Ví dụ: pháp luật một số nước xác định tranh chấp có số lượng người tham gia tranh chấp từ 5 người lao động trở lên là tranh chấp lao động tập thể. Luật lao động của Việt Nam hiện nay chưa đưa ra một tiêu chí nào để phân biệt hai loại tranh chấp này, gây không ít khó khăn cho hoạt động thực tiễn.
Để phục vụ cho thực tiến giải quyết tranh chấp, việc phân biệt hai loại tranh chấp này dựa trên những cơ sở sau đây:
a. Khái niệm: Bộ Luật Lao Động hiện nay chưa có khái niệm chính thống về tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Trong sách báo khoa học cũng ít có tác giả đề cập đến vấn đề này.
Để cho việc phân biệt hai loại tranh chấp này được dễ dàng hơn, tui xin đưa ra quan điểm khoa học định nghĩa hai loại tranh chấp này như sau:
Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp lao động giữa một cá nhân hay một nhóm người lao động với người sử dụng lao động về quyền lợi và nghĩa vụ đơn lẻ của từng cá nhân, trong quá trình tranh chấp không có sự liên kết giữa những người lao động tham gia tranh chấp và tổ chức công đoàn chỉ tham gia với tư cách là người thay mặt bảo vệ người lao động.
Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về quyền lợi và nghĩa vụ thống nhất của tập thể, quá trình tranh chấp thể hiện tính tổ chức cao của tập thể người lao động và có sự tham gia của tổ chức công đoàn với tư cách là một bên của tranh chấp.
b. Các tiêu chí phân biệt
Dựa vào hai khái niệm trên, việc phân biệt hai loại tranh chấp dựa vào các tiêu chí sau:
- Dấu hiệu chủ thể:
Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp lao động xảy ra giữa cá nhân NLĐ hay một nhóm NLĐ với NSDLĐ.
Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể NLĐ với NSDLĐ. Tập thể NLĐ thường bao gồm mọi NLĐ trong một đơn vị sử dụng lao động hay một bộ phận của đơn vị sử dụng lao động.
Như vậy, trong trường hợp tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa một cá nhân NLĐ với NSDLĐ thì có thể dễ dàng phân biệt nó với tranh chấp lao động tập thể. Tuy nhiên, nếu tranh chấp lao động cá nhân có sự tham gia của một nhóm người lao động thì việc phân biệt tranh chấp lao động cá nhân với tranh chấp lao động tập thể là khó khăn hơn. Khi này, ta phải kết hợp các tiêu chí khác nữa mới có thể phân biệt hai loại tranh chấp này.
- Dấu hiệu về nội dung:
Đây là tiêu chí quan trọng nhất phân biệt hai loại tranh chấp. Nội dung của tranh chấp lao động cá nhân chỉ liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân hay của một nhóm NLĐ. Mục đích mà các bên hướng tới luôn mang tính cá nhân. Vì vậy, nếu một vụ tranh chấp có nhiều NLĐ tham gia nhưng mỗi người chỉ quan tâm đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì vẫn coi đó là tranh chấp lao động cá nhân.
Trong khi đó, nội dung của tranh chấp lao động tập thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cả tập thể NLĐ. Đích nhắm tới của các bên bao giờ cũng mang tính chất tập thể. Quyền lợi và nghĩa vụ mà các bên mong muốn thường là quyền và nghĩa vụ chung của cả một đơn vị sử dụng lao động hay một bộ phận của đơn vị sử dụng lao động đó. Ví dụ: Tập thể NLĐ trong một xí nghiệp yêu cầu NSDLĐ cải thiện điều kiện lao động trong xí nghiệp đó, NSDLĐ yêu cầu tập thể người lao động thực hiện đầy đủ các cam kết trong thỏa ước lao động tập thể.
Ta có thể thấy rõ ý nghĩa của tiêu chí nội dung trong việc phân biệt 2 loại tranh chấp qua ví dụ sau đây: Trong một đơn vị sử dụng lao động, NSDLĐ có hành vi đánh đập, lăng mạ và xúc phạm một NLĐ. Trước sự kiện đó, tập thể NLĐ bất bình, phản ứng với NSDLĐ, yêu cầu họ phải xin lỗi NLĐ bị xúc phạm và phải bồi thường bằng một khoản tiền. Trong vụ tranh chấp này, tuy có tập thể lao động tham gia tranh chấp nhưng nó vẫn được xác định là tranh chấp lao động cá nhân vì yêu sách mà tập thể người lao động đưa ra liên quan đến lợi ích cá nhân, tức là nội dung tranh chấp mang tính cá nhân. Ngược lại, cũng tình huống như trên, nếu tập thể người lao động cũng bất bình, phản ứng NSDLĐ nhưng họ đưa ra yêu sách là cấm người sử dụng lao động có hành vi hành hạ ngược đãi người lao động trong toàn bộ đơn vị thì phải coi đây là tranh chấp lao động tập thể vì nội dung tranh chấp liên quan đến quyền của tập thể.
- Dấu hiệu về tính chất tranh chấp:
Tranh chấp lao động cá nhân thường mang tính chất đơn lẻ. Trong tranh chấp lao động cá nhân không có sự liên kết của nhiều người. Nếu có nhiều người cùng tham gia tranh chấp mà mối liên hệ của họ rời rạc không có sự kết dính thì vẫn là tranh chấp lao động cá nhân.
Ngược lại, trong tranh chấp lao động tập thể, tính tổ chức bao giờ cũng là yếu tố hàng đầu. Giữa những NLĐ tham gia tranh chấp có sự liên kết chặt chẽ với nhau và sự liên kết này tạo nên sức mạnh của cả tập thể, là áp lực đối với người sử dụng lao động. Do đó, tranh chấp lao động tập thể thường ở quy mô lớn và mang tính đoàn kết cao.
- Về vai trò của tổ chức công đoàn:
Tiêu chí này chỉ có ý nghĩa trong những đơn vị sử dụng lao động có tổ chức công đoàn hay có ban chấp hành công đoàn lâm thời.
Trong tranh chấp lao động cá nhân, tổ chức công đoàn tham gia vào tranh chấp với tư cách là người thay mặt bảo vệ NLĐ. Tức là công đoàn chỉ là chủ thể thứ 3 đứng ngoài tranh chấp, không phải là một bên của tranh chấp. Tổ chức công đoàn chỉ đứng ra đề nghị NSDLĐ xem xét và giải quyết những yêu cầu của người lao động với tư cách là người đại diện, bảo vệ cho họ.
Ngược lại, trong tranh chấp lao động tập thể, tổ chức công đoàn trực tiếp tham gia tranh chấp, là một bên của tranh chấp, thay mặt cho tập thể ng
Tags: phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tập thể, So sánh thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân với tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp giữa tập thể người lao đong với công ty là loại tranh cháp gi, những ví dụ trong Tranh chấp lao động tập thể, điểm giống giữa tranh chấp lao động cá nhân và tập thể, tại sao tranh chấp lao động cá nhân không chia thành 2 loại tranh chấp về quyền và lợi ích, Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân với tranh chấp lao động tập thể?