ntgiang168
New Member
Download Tiểu luận Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động, kèm tình huống miễn phí
MỤC LỤC
1. Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động ? 1
a, Hợp đồng lao động phải đảm bảo các nguyên giao kết hợp đồng lao động. 1
b, Các bên tham gia hợp đông lao động phải có năng lực kí kết, thực hiện và tham gia hợp đồng lao động. 2
c, Nội dung của hợp đồng lao động phải không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội và thỏa ước lao động tập thể. 5
d, Hợp đồng lao động phải phù hợp về hình thức. 8
2. Giải quyết tình huống. 9
a, Nhận xét về thủ tục xử lý kỷ luật đối với chị P của giám đốc chi nhánh TH ngân hàng Công thương. 9
- Về thẩm quyền xử lý luật lao động. 9
- Về hình thức kỷ luật lao động. 10
- Về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. 11
- Về trình tự xử lý kỷ luật lao động. 11
b, Những sai phạm của chị P có thể bị xử lý như thế nào ? Tại sao ? 12
c, Hãy giải quyết quyền lợi cho chị P khi chị không muốn trở lại làm việc ? 14
- Về vấn đề trợ cấp thôi việc. 14
- Về sổ lao động. 15
-
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
hực tế, khi tham gia quan hệ hợp đồng lao động, các chủ thể không bình đẳng với nhau. Do đó, nguyên tắc này được nhấn mạnh chủ yếu về khía cạnh pháp lý và chủ yếu chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn xác lập hợp đồng lao động, khi các bên đã thiết lập được quan hệ, sự bình đẳng được đặt trong mối quan hệ lệ thuộc pháp lý của quá trình tổ chức, quản lý lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.Nguyên tắc không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể (nếu có).
Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý giúp các chủ thể có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách thuận lợi, đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra. Theo nguyên tắc này, các bên phải tuân thủ các quy định pháp luật về điều kiện chủ thể, nguyên tắc kí kết, hình thức hợp đồng, loại hợp đồng, các nội dung cam kết không trái pháp luật. Ngoài ra, khi kí kết hợp đồng lao động các bên không được trái thỏa ước lao động tập thể. Theo quy định bộ luật lao động, nội dung thỏa ước không được trái với các quy định của pháp luật lao động. Nhà nước khuyến khích việc kí kết thỏa ước với những quy định có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động.
b, Các bên tham gia hợp đông lao động phải có năng lực kí kết, thực hiện và tham gia hợp đồng lao động.
Các bên của quan hệ hợp đồng lao động gồm có người lao động và người sử dụng lao động. Dù là người lao động hay người sử dụng lao động, thì khi trở thành một bên trong hợp đồng lao động cũng đều phải đáp ứng những điều kiện mà chủ thể tham gia quan hệ phải có, đó là năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động.
Người lao động.
Theo điều 6 - Bộ luật lao động quy định: “người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động…”.
Như vậy, người lao động phải ít nhất đủ 15 tuổi. Pháp luật lao động Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới đều lấy mức độ 15 tuổi làm mốc phát sinh năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động, phù hợp với quy định của ILO. Quy định này là dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học thế giới về sự phát triển của con người trên các mặt sinh học, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lao động cho những người chưa đủ 15 tuổi, theo quy định tại Điều 120-Bbộ luật lao động, nếu có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hay người đỡ đầu thì trẻ em chưa đủ 15 tuổi vẫn có thể được nhận làm 1 số nghề và công việc nhất định. Đó là các nghề như: diễn viên (múa, hát, điện ảnh,...), các nghề truyển thống (chấm men gốm, cưa vỏ trai,…), các nghề thủ công mỹ nghệ (thêu ren, mộc mỹ nghệ,..), vận động viên năng khiếu (thể dục dụng cụ, bơi lội,…) Xem thêm Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11-9-1999
.
Người sử dụng lao động.
Điều 6 – Bộ luật lao động có quy định: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hay cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động”. Theo quy định này, riêng đối với người sử dụng lao động là cá nhân thì có điều kiện phải đủ 18 tuổi. Năng lực pháp luật lao động đối với người sử dụng lao động tồn tại đương nhiên với bất cứ chủ thể xã hội nào có nhu cầu sử dụng lao động.
Theo Khoản 1 – Điều 8 – Bộ luật lao động, người sử dụng lao động phải được phép tuyển dụng lao động, phải có khả năng tuyển chọn được người lao động vào việc làm (thông qua các hoạt động đánh giá tổng hợp, như: nghiên cứu hồ sơ, tiếp xúc, phỏng vấn, giao kết hợp đồng lao động,…) và phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho người lao động làm việc. Trên cơ sở đó người sử dụng lao động có quyền ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 5 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, như sau:
“- Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là Tổng Giám đốc hay Giám đốc doanh nghiệp;
- Đối với hợp tác xã là Chủ nhiệm hợp tác xã, đối với Liên hiệp hợp tác xã là Giám đốc Liên hiệp hợp tác xã;
- Đối với các cơ quan, tổ chức, các chi nhánh, các văn phòng thay mặt (gọi chung là tổ chức) của quốc tế hay nước ngoài đóng tại Việt Nam là người đứng đầu tổ chức (Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng, Trưởng đại diện...);
- Đối với cá nhân, hộ gia đình là người trực tiếp sử dụng lao động.
Trường hợp những người có thẩm quyền không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì có thể uỷ quyền cho người khác bằng văn bản, trừ trường hợp đã quy định về phân cấp quản lý nhân sự. Riêng đối với người sử dụng lao động là cá nhân thì không được uỷ quyền.”
Đối với người sử dụng lao động là cá nhân: phải đủ 18 tuổi; có nơi cư trú rõ ràng, hợp pháp; có khả năng trả công lao động và phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động mà không được phép uỷ quyền cho người khác Quy định tại Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003.
Đối với người sử dụng lao động là tổ chức (bao gồm tất cả các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp,…): thì đều phải có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh, có tài sản độc lập, được phép thành lập,…theo quy định của pháp luật hiện hành và việc tuyển dụng lao động phải thông qua hành vi của người thay mặt hợp pháp hay của chủ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, pháp luật lao động cũng có những quy định về: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam Khoản 1- Điều 133 và Khoản 2 - Điều 184 - Bộ luật lao động
, người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hay làm việc cho tổ chức nước ngoài ở Việt Nam Xem thêm mục V và mục Va - Bộ luật lao động
, lao động nữ, lao động tàn tật, lao động cao tuổi,…
c, Nội dung của hợp đồng lao động phải không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội và thỏa ước lao động tập thể.
Nội dung của hợp đồng lao động là tổng hợp các điều khoản mà các bên xác lập hợp đồng đó đưa ra hay thỏa thuận với nhau. Các điều khoản này xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động, đồng thời có thể cũng xác định trách nhiệm dân sự của các chủ thể trong trường hợp các chủ thể không thực hiện hay thực hiện không đúng cam kết.
Theo Điều 122 – Bộ luật dân sự 2005 thì "điều cấm của pháp luật" là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. "Đạo đức xã hội" là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. (Điều 129 - BLDS 2005).
Theo Khoản 1 – Điều 29 – Bộ luật lao động hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu thiết lập trên quan hệ lao động như: Công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về ...
Tags: tiểu luận mẫu pdf điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động, tiểu luận hợp đồng lao động và điều kiện, tiểu luận phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động., tiểu luận Trình bày đặc điểm của hợp đồng lao động? Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động., tiểu luận đặc điểm hợp đồng lao động và phân tích điều kiện có hiệu lực của hợp đồng