tnqnt_tnqnt

New Member

Download Tiểu luận Phân tích và nêu ý kiến về trình tự, thủ tục đình công miễn phí





Pháp luật quy định thời gian gửi quyết định đình công và bản yêu cầu cho NSDLĐ và gửi một bản cho cơ quan lao động cấp tỉnh, một bản cho Liên đoàn lao động cấp tỉnh trong thời hạn ít nhất năm ngày là chưa hợp lí. Năm ngày là khoảng thời gian quá dài không đảm bảo tính thời cơ của cuộc đình công. Kéo dài thời gian chuẩn bị đình công thông qua các thủ tục phức tạp hay chờ đợi ý kiến trả lời của NSDLĐ sẽ làm mất đi cơ hội gây sức ép kịp thời củaTTLĐ, do đó, làm giảm khả năng thắng lợi của cuộc đình công.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n trong nền kinh tế thị trường. Nó có thể chứa đựng và bị ảnh hưởng bởi tất cả các yếu tố kinh tế, xã hội , chính trị, văn hóa , pháp luật. Đình công là quyền của NLĐ. Đây là “vũ khí” của NLĐ để gây áp lực đòi quyền lợi từ NSDLĐ theo chiều hướng có lợi cho họ. Tuy nhiên đình công đã và đang diễn biến với chiều hướng phức tạp không những tăng về số lượng mà cũng khó giải quyết hậu quả. Một trong những nguyên nhân làm cho các cuộc đình công lâm vào tình trạng như vậy vì những quy định về trình tự, thủ tục đình công chưa thật phù hợp với thực tiễn và ít tính khả thi.
II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Khái niệm đình công.
a) Định nghĩa.
Hiện nay , quan niệm về đình công còn nhiều điểm khác nhau vì thế có thể khẳng định rằng rất khó để đưa ra quan điểm nhất quán , có tính thuyết phục để trở thành quan điểm chính thống về đình công. Tuy nhiên từ bản chất của vấn đề và từ thực tế tồn tại của hiện tượng đình công , Điều 172 BLLĐ đã đưa ra định nghĩa về đình công khá chuẩn xác: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể”.
b)Bản chất.
Đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế của NLĐ với NSDLĐ phát sinh trong quan hệ lao động. Nhu cầu đình công xuất phát từ đặc điểm của quan hệ lao động , trong đó NLĐ bị phụ thuộc vào NSDLĐ. Ở vị thế đó , khi có tranh chấp , những NLĐ thường liên kết với nhau , tạo thành sức mạnh tập thể đấu tranh với NSDLĐ để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình.
Đình công gắn liền với tranh chấp lao động tập thể vì nó phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể ; nó được thực hiện khi tranh chấp lao đông tập thể đã được đưa lên các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết nhưng không thành hay hết thời hạn giải quyết theo quy định.; nó biểu hiện tranh chấp lao động vẫn đang tồn tại.
Đình công là “vũ khí” của NLĐ để gây áp lực đòi quyền lợi từ NSDLĐ theo chiều hướng có lợi cho họ bởi lẽ đình công là quyền của NLĐ.
c)Dấu hiệu của đình công.
Thứ nhất, đình công biểu hiện bằng sự ngừng việc tạm thời của tập thể lao động. Tập thể lao động là những NLĐ cùng làm việc trong một doanh nghiệp hay một bộ phận của doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu cơ bản nhất , giữ vị trí trung tâm ,liên kết các dấu hiệu khác tạo nên hiện tượng đình công. Sự ngừng việc của đình công được hiểu là những phản ứng của NLĐ bằng cách không làm việc , không xin phép trong khi biết trước là NSDLĐ không đồng ý. Trong ý thức của những người ngừng việc và trên thực tế , sự ngừng việc này chỉ diễn ra tạm thời , trong một thời gian ngắn và sau đó vẫn tiếp tục duy trì quan hệ lao động.
Thứ hai , đình công phải có sự tự nguyện của tập thể lao động. Đây là dấu hiệu về mặt ý chí của NLĐ , kể cả người lãnh đạo hay người tham gia đình công, thể hiện ở việc họ được quyền quyết định và tự ý quyết định ngừng việc , tham gia đình công trong khi vẫn có những cách giải quyết khác cho vấn đề đang phải đối mặt. Đình công hoàn toàn xuất phát từ ý chí, lí trí của hai bên , không chịu sự chi phối từ ý chí của người thứ ba hay ý chí của bên kia.
Thứ ba , đình công luôn có tính tập thể. Đây là dấu hiệu không thể thiếu , luôn gắn với hiện tượng đình công. Nó không chỉ biếu hiện ở số lượng có nhiều người tham gia ngừng việc mà còn thể hiện ở ý chí , hành động và mục đích chung của họ ; ở tính thay mặt của những người đó cho những người khác không tham gia đình công , nhằm đạt được những quyền và lợi ích chung hay đạt được những nguyên tắc chung về quyền lợi trong lao động. Phạm vi tập thể lao động tiến hành đình công có thể là toàn bộ , đa số hay một số lượng lớn lao động trong một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp, trong một doanh nghiệp .
Thứ tư, đình công luôn có tính tổ chức.Điều này được biểu hiện bằng sự có chủ định , có phối hợp, thống nhất về ý chí ,mục đích và hành động trong phạm vi những lao động ngừng việc . Khi chuẩn bị và tiến hành đình công luôn có sự tổ chức, lãnh đạo , điều hành thống nhất của một hay một số người và có sự chấp hành, phối hợp thực hiện của những người khác trong phạm vi đình công. Những người tham gia thường tiến hành đình công theo những trật tự chung do ho xác định nhằm đạt được mục đích chung.
Thứ năm, mục đích của đình công là nhằm đạt được những yêu sách về quyền và lợi ích mà những người thực hiện quan tâm.
Trình tự , thủ tục đình công.
a) Trình tự , thủ tục đình công theo pháp luật hiện hành.
Trình tự đình công được tiến hành theo các bước : Sau khi xác định được thời điểm đình công thì tiến hành các thủ tục để chuẩn bị đình công . Thủ tục chuẩn bị đình công bao gồm ba bước: Lấy ý kiến TTLĐ; ra quyết định và lập bản yêu cầu; trao , gửi quyết định đình công và bản yêu cầu. Đến thời hạn dự kiến đình công , nếu NSDLĐ không chấp nhận giải quyết yêu cầu thì TTLĐ có thể tiến hành đình công .
*Thời điểm phát sinh quyền đình công.
Với tranh chấp lao động tập thể về quyền thì theo Điều 170a BLLĐ TTLĐ có quyền tiến hành các thủ tục đình công khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp hay hết thời hạn giải quyết theo quy định tại diểm a khoản 1 Điều 170a mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết và TTLĐ không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì theo Điều 171 BLLĐ TTLĐ có quyền tiến hành các thủ tục đình công khi Hội đồng trọng tài lao động hòa giải không thành hay hết thời hạn giải quyết quy định tại khoản 1 Điều 171 mà Hội đồng trọng tài lao động không tiến hành hòa giải.
*Thủ tục chuẩn bị đình công.
Như trên đã nói thì Thủ tục chuẩn bị đình công bao gồm ba bước: Lấy ý kiến TTLĐ; ra quyết định đình công và lập bản yêu cầu; trao , gửi quyết định đình công và bản yêu cầu.
Bước thứ nhất: : Lấy ý kiến TTLĐ.
Điều 174a BLLĐ quy định về cách lấy ý kiến TTLĐ. Theo đó, nếu phạm vi đình công có dưới ba trăm NLĐ thì phải lấy ý kiến trực tiếp của họ . Nếu phạm vi đình công có từ ba trăm NLĐ trở lên thì lấy ý kiến của người thay mặt . Đại diện được lấy ý kiến là các thành viên BCHCĐ cơ sở , tổ trưởng tổ công đoàn và tổ trưởng tổ sản xuất, nếu trong đơn vị có tổ chức công đoàn. Nếu đơn vị không có tổ chức công đoàn thì người tổ chức đình công lấy ý kiến của tổ trưởng , tổ phó tổ sản xuất.
Nội dung lấy ý kiến bao gồm : những tranh chấp lao động đã được giải quyết mà tập thể lao đông không đồng ý , thời gian , địa điểm dự kiến đình công và việc đồng ý hay không đồng ý của người được lấy ý kiến.
Khoản 2 Điều 174a BLLĐ quy định: “Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu hay lấy chữ kí.Thời gian và hình thức lấy ý kiến để dình công do Ban chấp hành công đoàn cơ sở hay thay mặt TTLĐ quyết định và phải ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top