Download Tiểu luận Phân tích vai trò và ý nghĩa của an sinh xã hội, giải quyết tình huống miễn phí
MỤC LỤC
Trang.
Đề bài số 6 2
I. Vai trò và ý nghĩa của anh sinh xã hội. 3
II. Giải quyết tình huống: 6
1. Tai nạn của A có được coi là tai nạn lao động hay không? Tại Sao? 6
2. Giải quyết quyền lợi an sinh xã hội cho A theo quy đinh của pháp luật hiện hành 7
a- Chế độ ưu đãi xã hội. 7
b- Chế độ về Bảo hiểm xã hội. 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
MỤC LỤCTrang.
Đề bài số 6
Phân tích vai trò và ý nghĩa của anh sinh xã hội.
2. Nguyễn Văn A là thương binh suy giảm 27% khả năng lao động. Sau khi xuất ngũ, anh vào làm việc tai công ty X từ năm 1983. Ngày 04/02/2009 trên đường đi làm về A bị tai nạn giao thông, do không đội mũ bảo hiểm nên A bị thương nặng ở vùng đầu. Sau hơn một tháng điều trị, A được giới thiệu đi giám định, kết quả: A suy giảm 67% khả năng lao động. Mặc dù mới 52 tuổi nhưng A làm đơn xin nghỉ hưu.
Tai nạn của A có được coi là tai nạn lao động hay không? Tại Sao?
Giải quyết quyền lợi an sinh xã hội cho A theo quy đinh của pháp luật hiện hành
Vai trò và ý nghĩa của anh sinh xã hội.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta ngày càng to lớn. An sinh xã hội góp phần ổn định đời sống của người lao động. Hệ thống an sinh xã hội sẽ góp phần thay thế hay bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị ốm đau, mất khả năng lao động, mất việc làm, hay chết. Nhờ có sự thay thế hay bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng được những tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt động bình thường.
An sinh xã hội góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Để phòng ngừa, hạn chế tổn thất, các đơn vị kinh tế phải đề ra các quy định chặt chẽ về an toàn lao động buộc mọi người phải tuân thủ. Khi có rủi ro xảy ra với người lao động, hệ thống an sinh xã hội kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động nhanh ổn định cuộc sống và sản xuất. Tất cả những yếu tố đó góp phần quan trọng làm ổn định nền kinh tế - xã hội. Hệ thống an sinh xã hội, trong đó có bảo hiểm xã hội (BHXH) làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước đều tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, điều đó làm cho người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, trong lao động sản xuất. Người sử dụng lao động tham gia đóng góp quỹ BHXH cho người lao động được hưởng các chế độ BHXH cũng thấy rõ trách nhiệm của mình đối với người lao động. Nhà nước vừa tham gia đóng góp, vừa điều hành hoạt động của quỹ BHXH, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho mọi đối tượng thụ hưởng… Điều đó làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước – người sử dụng lao động – người lao động, góp phần ổn định nền kinh tế - xã hội. Hệ thống an sinh xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Quỹ an sinh xã hội, trong đó có quỹ BHXH là nguồn tài chính tập trung khá lớn, được sử dụng để chi trả các chế độ cho người lao động và gia đình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Như vậy xét trên cả phương diện chi trả các chế độ, cũng như đầu tư tăng trưởng quỹ, hoạt động của quỹ an sinh xã hội đều góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, phân phối trong an sinh xã hội là sự phân phối lại theo hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập của những người khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người ốm, yếu, gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Vì vậy, an sinh xã hội góp phần làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, góp phần bảo đảm sự công bằng xã hội. Hệ thống an sinh xã hội trực tiếp thể hiện mục tiêu, lý tưởng, bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị, xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang phấn đấu, đó là xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
An sinh xã hội là một trong nhựng biện pháp thuộc chính sách xã hội của Nhà nước và là một trong những chỉ báo quan trọng về định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong điều kiện phát triển nên kình tế thị trường mà đối tượng của nó là người gặp rủi ro và bất trắc trong cuộc sống.
An sinh xã hội vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có giá trị về mặt xã hội, đặc biệt nó thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp và tinh thần nhân đạo sâu sắc. An sinh xã hội có các ý nghĩa cụ thể sau:
An sinh xã hội lấy con người làm trung tâm, coi quyền con người, bảo vệ con người trước các biến cố rủi ro xảy ra. Con người vừa là động lực của sự phát triển xã hội, vừa là mục tiêu của việc xây dựng xã hội. Trong tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948 đã khẳng định: “Tất cả mọi người, với tư cách là thành viên xã hội có quyền hưởng đảm bảo xã hội. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa cần cho sự tự do phát triển con người”.
An sinh xã hội vừa tạo điều kiện cơ bản và thuận lợi giúp cho các đối tượng đặc biệt có cơ hội để phát huy hết thế mạnh của cá nhân đồng thời thể hiện thái độ, trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo ra cơ hội giúp họ hoà nhập vào cộng đồng.
An sinh xã hội góp phần ổn định phát triển và tiến bộ xã hội. Mục tiêu cơ bản của an sinh xã hội là tạo một môi trường công bằng cho các tầng lớp dân cư, cho người nghèo, cho người lao động, cho các đối tượng gặp biến cố rủi ro tham gia. An sinh xã hội phải thực sự là công cụ phát triển tiến bộ xã hội. Ngoài việc giảm bớt, hạn chế những khó khăn cho đối tượng cùng kiệt đói, an sinh xã hội còn phải đa dạng hoá các hình thức hoạt động khác nhau đối với các đối tượng khác nhau để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
An sinh xã hội thể hiện truyền thống tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau của cộng đồng. Trên cơ sở sự liên kết, hợp tác của cộng đồng những rủi ro hoạn nạn được chia sẻ, đây là yếu tố phát huy sức mạnh của cộng đồng, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc ta.
An sinh xã hội góp phần phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa những người lao động làm công ăn lương, giữa những người có công với nước, giữa những người gặp khó khăn, biến cố rủi ro, giữa những người nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa…
Giải quyết tình huống:
Nguyễn Văn A là thương binh suy giảm 27% khả năng lao động. Sauk hi xuất ngũ, anh vào làm việc tai công ty X từ năm 1983. Ngày 04/02/2009 trên đường đi làm về A bị tai nạn giao thông, do không đội mũ bảo hiểm nên A bị thương nặng ở vùng đầu. Sau hơn một tháng điều trị, A được giới thiệu đi giám định, kết quả: A suy giảm 67% khả năng lao động. Mặc dù mới 52 tuổi nhưng A làm đơn xin nghỉ hưu.
Tai nạn của A có được coi là tai nạn lao động hay không? Tại Sao?
Tại nạn trên của A là Tai nạn lao động.
Bởi vì:
Trước hết, theo quy định tại Điều 105 Bộ luật lao động thì: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất lỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hay gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền v