langtu2004lk

New Member

Download Tiểu luận So sánh hợp đồng mua bán hàng hóa với hợp đồng mua bán tài sản miễn phí





Chủ thể trong HĐMBHH phải có ít nhất một bên là thương nhân. Khái niệm về thương nhân được đề cập đến trong khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại bao gồm : tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh. Thương nhân là chủ thể của HĐMBHH có thể là thương nhân Việt Nam hay thương nhân nước ngoài (trong HĐMBHH quốc tế).
Trong khi đó, chủ thể tham gia HĐMBTS có thể là mọi tổ chức, cá nhân đầy đủ năng lực, có nhu cầu mua bán tài sản, có sự mở rộng hơn rất nhiều so với chủ thể trong HĐMBHH.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

I.Đặt vấn đề
Quan hệ mua bán hàng hoá được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lí là hợp đồng mua bán hàng hoá (HĐMBHH). HĐMBHH là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản(HĐMBTS), là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Trong thực tế có nhiều trường hợp lúng túng trong việc xác định hai loại HĐMBTS và HĐMBHH để áp dụng luật. Chính vì vậy cần so sánh để thấy rõ được đặc điểm của hai loại hợp đồng thông dụng này.
II. Nội dung
Giống nhau
HĐMBHH trong thương mại và HĐMBTS trong dân sự “đều là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu ho bên mua còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng, quyền sở hữu và thanh toán cho bên bán”( Trích “Hỏi & đáp luật thương mại”, NXB Chính trị- hành chính, 2011). Bên cạnh đó hai loại hợp đồng này còn đều có các hình thức xác lập như lời nói, văn bản hay hành vi cụ thể.
Khác nhau
Ngoài sự khác nhau về định nghĩa về hai loại hợp đồng thì để phân biệt HĐMBHH và HĐMBTS sản có thể phân ra các tiêu chí sau:
Về đối tượng.
ĐMBHH trong thương mại có đối tượng là hàng hoá. Tuy nhiên không thể hiểu theo nghĩa thông thường, hàng hoá là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của con người hay chỉ bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh đưới hình thức cho thuê, mua, bán (khoản 3 Điều 5 Luật Thương Mại 1997). Luật Thương mại 2005 quy định :
“Hàng hoá bao gồm :
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.”
Như vậy, hàng hoá trong thương mại là đối tượng mua bán có thể là hàng hoá hiện đang tồn tại hay sẽ có trong tương lai, hàng hoá có thể là động sản hay bất động sản được phép lưu thông thương mại và phải loại trừ một số hàng hoá đặc biệt chịu sự điều chỉnh riêng như cổ phiếu, trái phiếu và các quyền tài sản. Và cần chú ý luật thương mại không coi đất đai- quyền sử dụng đất là hàng hóa.
Còn đối tượng của HĐMBTS rộng hơn là các loại tài sản quy định trong Điều 162 Bộ luật Dân sự 2005 : vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao dịch. Khác với hàng hóa, nhắc đến tài sản người ta thường nhắc đến sở hữu.
Về chủ thể.
Chủ thể trong HĐMBHH phải có ít nhất một bên là thương nhân. Khái niệm về thương nhân được đề cập đến trong khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại bao gồm : tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh. Thương nhân là chủ thể của HĐMBHH có thể là thương nhân Việt Nam hay thương nhân nước ngoài (trong HĐMBHH quốc tế).
Trong khi đó, chủ thể tham gia HĐMBTS có thể là mọi tổ chức, cá nhân đầy đủ năng lực, có nhu cầu mua bán tài sản, có sự mở rộng hơn rất nhiều so với chủ thể trong HĐMBHH.
Về mục đích của chủ thể hợp đồng.
HĐMBHH trong thương mại chủ yếu là để kinh doanh thu lợi nhuận vì chủ thể của nó là thương nhân luôn hướng tới mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
HĐMBTS lại không nhất thiết là có mục đích kinh doanh mà có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau như : tiêu dùng, tặng, cho, làm từ thiện hay đơn giản là vì sở thích…phục vụ đời sống sinh hoạt.
Thực tế thì mọi loại tài sản (trừ đất đai) đều là hàng hóa khi được mang ra giao dịch, nhưng những giao dịch không nhằm mục đích kinh doanh sinh lợi nhuận thì trên thực tế người ta thường không coi đó là giao dịch mua bán hóa mà đơn thuần chỉ là hợp đồng mua bán tài sản thông thường và chịu sự điều chỉnh của luật dân sự . Vì vậy, có thể khẳng định đây là đặc điểm quan trọng thể hiện đặc thù của HĐMBHH.
Trên đây là ba đặc điểm chủ yếu để phân biệt hai loại hợp đồng. Ngoài ra giữa HĐMBHH và HĐMBTS còn có một số điểm khác rất nhỏ về hình thức và nội dung. Về hình thức, tuy hai loại hợp đồng đều có thể xác lập bằng lời nói, văn bản hay hành vi cụ thể nhưng HĐMBHH thực tế thường ưu tiên hình thức văn bản. Về nội dung, HĐMBHH cũng là các điều khoản do các bên thoả thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng, nhưng là sự phát triển tiếp tục những quy định về HĐMBTS
III. Kết luận
Đối với Luật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2005 luôn luôn là bộ luật gốc. Việc so sánh HĐMBHH trong thương mại và HĐMBTS là điều hết sức cần thiết cho các nhà làm luật và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc chọn luật áp dụng của từng trường hợp cụ thể.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Dân sự năm 2005. 2. Luật Thương mại 2005. 3. Giáo trình luật thương mại (tập 2), trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Viết Tý (chủ biên), Nxb. CAND, Hà Nội, 2006. 4. Giáo trình luật thương mại (tập 2), Bùi Ngọc Cường (chủ biên), NXB. Giáo dục, 2008. 5. Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư - những vấn đề pháp lí cơ bản, Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Nxb. CTQG, Hà Nội, 2008.
6. “Hỏi & đáp luật thương mại”, NXB Chính trị- hành chính, 2011 Và một số tài liệu khác.
...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top