Download Tiểu luận So sánh cách và mức độ tự do hóa đầu tư của cộng đồng kinh tế ASEAN với tổ chức thương mại thế giới (WTO) miễn phí
MỤC LỤC
A. Mở đầu. 1
B. Nội dung 1
I. Những điểm tương đồng trong cách thực hiện và mức độ tự do hóa đầu tư của cộng đồng kinh tế ASEAN và tổ chức thương mại thế giới WTO. 1
1, Nguyên nhân của sự tương đồng. 1
2, Mở cửa đầu tư. 2
3, Xóa bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư. 2
4, Áp dụng các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và nguyên tắc tối huệ quốc (MFN). 4
II. Sự khác biệt trong cách thực hiện và mức độ tự do hóa đầu tư của cộng đồng kinh tế ASEAN với tổ chức thương mại thế giới WTO. 5
1, Nguyên nhân của sự khác biệt 5
2, Mở cửa đầu tư. 6
3, Xóa bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư. 7
4, Áp dụng các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và nguyên tắc tối huệ quốc (MFN). 8
A.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
MỤC LỤCMở đầu.
Đầu tư trực tiếp được coi là một hoạt động kinh tế cơ bản và đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang trong giai đoạn phát triển. Theo họ, xu hướng đầu tư chung của thế giới trong những năm tới sẽ thiên về đầu tư vào từng nhóm quốc gia có những đặc điểm tương đồng về mặt địa lý, kinh tế, chính sách, và môi trường đầu tư. Do đó, đầu tư khu vực sẽ là xu hướng đầu tư của tương lai. Có thể thấy, riêng khu vực ASEAN, tổng thu nhập quốc dân của các nước ASEAN năm 2009 đạt 1.492 tỉ USD. Đầu tư nội khối ASEAN đã được duy trì khá ổn định trong nhiều năm qua. Năm 2008, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nội khối đạt 10,8 tỉ USD, chiếm 18,2% tổng mức FDI vào khu vực này (59,7 tỉ USD). Năm 2009, FDI nội khối cũng đạt khoảng 11 tỉ USD. Trong giai đoạn 2006 - 2008, tổng mức FDI vào ASEAN đã tăng 8,6%. Điều đó có nghĩa rằng, đầu tư có xu hướng tăng nhanh. Với mức tăng trưởng này, có thể thấy khu vực đầu tư ASEAN đang dần thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài khối, vậy điều gì đã làm nên sức hút đó. Với đề tài So sánh cách và mức độ tự do hóa đầu tư của cộng đồng kinh tế ASEAN với tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ phần nào giải thích được nguyên nhân của vấn đề trên.
Nội dung
Những điểm tương đồng trong cách thực hiện và mức độ tự do hóa đầu tư của cộng đồng kinh tế ASEAN và tổ chức thương mại thế giới WTO.
1, Nguyên nhân của sự tương đồng.
Do mục tiêu của cộng đồng kinh tế ASEAN và tổ chức thương mại thế giới WTO là phát triển kinh tế ổn định, thịnh vượng, có tính cạnh tranh cao và hội nhập nền kinh tế toàn cầu, nên chú trọng lĩnh vực đầu tư, thúc đẩy đầu từ phát triển là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Bên cạnh đó, mục đích của tự do hóa đầu tư là nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài khối, do vậy cả cộng đồng kinh tế và WTO đều thực hiện các cách mở cửa đầu tư, xóa bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư, áp dụng các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) để xúc tiến hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế. Không giống như hợp tác an ninh chính trị, được các nhà lãnh đạo ASEAN quan tâm từ những ngày đầu thành lập, vấn đế hợp tác kinh tế là kết quả của một quá trình hợp tác lâu dài của ASEAN, là phản ứng của các nước thành viên trong sự biến động của kinh tế khu vực và trên thế giới. Chính vì thế, trong những năm gần đây, hợp tác kinh tế mới được các quốc gia ASEAN chú trọng, cùng với đó là việc ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN. Với việc ra đời sau tổ chức thương mại thế giới WTO, nên Cộng đồng kinh tế ASEAN ngoài việc phát huy lợi thế của mình, cũng đã biết kế thừa những quy định của WTO nhằm phù hợp với tình hình kinh tế của khối.
2, Mở cửa đầu tư.
Thành viên trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và Tổ chức thương mại thế giới WTO đều cam kết mở cửa trong rất nhiều lĩnh vực như : sản xuất công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, ngành công nghiệp khai khoáng và các dịch vụ đi kèm các lĩnh vực trên.
Bên cạnh những ngành mở cửa cho tự do đầu tư, cả hai tổ chức này đều thừa nhận sự hạn chế đầu tư trong một số lĩnh vực nhạy cảm như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác.
3, Xóa bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư.
Biện pháp đầu tư được hiểu là bất kỳ biện pháp nào của các quốc gia thành viên được thể hiện dưới dạng luật, quy định, quy tắc, thủ tục, quyết định và các hoạt động quản trị hành chính hay những thông lệ được chính quyền trung ương, khu vực, địa phương và các tổ chức phi lợi nhuận ( được chính quyền trung ương, khu vực, địa phương ủy quyền thực hiện, áp dụng ).
Sự tương đồng của trong cách xóa bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư của Cộng đồng kinh tế ASEAN và Tổ chức thương mại thế giới WTO được thể hiện trong các nội dung sau :
+ Xóa bỏ các biện pháp về yêu cầu trong đầu tư ( Performance Requirements ). ACIA không trực tiếp định nghĩa thế nào là biện pháp về yêu cầu trong đầu tư hay liệt kê các biện biện pháp về yêu cầu, điều kiện trong đầu tư bị cấm mà dẫn chiếu tới Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) của WTO. Theo đó, các quốc gia phải loại bỏ, không được áp dụng các biện pháp liệt kê tại Phụ lục 1A của TRIMs ( các biện pháp theo TRIMs bao gồm 2 nhóm :
(i).các biện pháp về “yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa”, như quy định buộc doanh nghiệp nước ngoài phải mua hay sử dụng một mức độ nhất định các sản phẩm có xuất xứ trong nước hay từ một nguồn cung cấp trong nước. Ví dụ Chính phủ yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng nhà máy phải dùng xi măng sản xuất trong nước thay cho xi măng nhập khẩu, Chính phủ dành các ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp đạt tỉ lệ nội địa hóa cao hơn trong sản xuất và lắp ráp oto, xe máy…;
(ii).các biện pháp “yêu cầu về cân bằng thương mại”, Chính phủ có thể bắt buộc nhà đầu tư tạo lập cân bằng thương mại bằng hai cách. Thứ nhất, Chính phủ hạn chế khả năng nhập khẩu của nhà đầu tư thông qua các chính sách hạn chế nhập khẩu như thực hiện chế độ cấp giấy phép nhập khẩu; Thứ hai, Chính phủ yêu cầu nhà đầu tư không được nhập khẩu với doanh số vượt quá doanh số xuất khẩu của doanh nghiệp
+ Trong quá trình mở cửa đầu tư, do trình độ phát triển nền kinh tế của mỗi nước khác nhau, "sức chịu đựng" của mỗi nền kinh tế trước sức ép của đầu tư nước ngoài tràn vào do mở cửa đầu tư là khác nhau, nói cách khác, đối với nhiều nước, khi mở cửa đầu tư không chỉ có thuận lợi mà cũng đưa lại những khó khăn, đòi hỏi phải điều chỉnh từng bước nền sản xuất trong nước. Chính vì thế Cộng đồng kinh tế ASEAN và Tổ chức thương mại thế giới WTO đều quy định cho phép các quốc gia thành viên được tạm thời áp dụng các biện pháp hạn chế đầu tư và tiến tới xóa bỏ trong một thời gian nhất định đối với từng nhóm nước theo quy định của từng tổ chức. Như đối với WTO, Điều 5 – TRIMs có quy định các thành viên phải xóa bỏ các TRIMs đã thông báo trong vòng 2 năm kể từ ngày Hiệp đinh WTO có hiệu lực đối với các nước phát triển, 5 năm đối với các nước đang phát triển và 7 năm đối với các nước đang phát triển. hay như trong AEC, có lộ trình loại bỏ dần các biện pháp hạn chế đầu tư tạm thời đến năm 2010 đối với ASEAN 6 và đối với Việt Nam, Lào và Myanmar, Campuchia lần lượt là 2013, 2015 và 2017.
4, Áp dụng các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và nguyên tắc tối huệ quốc (MFN).
Nguyên tắc Đối xử quốc gia và nguyên tắc tối huệ quốc được coi là thông lệ quốc tế để đảm bảo cạnh tranh công bằng. Cộng đồng kinh tế ASEAN và tổ chức thương mại thế giới WTO áp dụng nguyên tắc này cũng không phải là ngoại lệ.
+ Nguyên tắc về đối xử quốc gia yêu cầu các nước thành viên đối xử với các nhà đầu tư của nước thành viên khác và khoản đầu tư của họ không kém thuận lợi hơn đối với nhà đầu tư của nước mình, bao gồm nhưng k...