diemconuong86

New Member

Download Tiểu luận Sự cần thiết phải ban hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam miễn phí





Không chỉ quy định về quyền và các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, một trong những điểm mới nổi bật mà Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đưa ra là quy định cụ thể về nghĩa vụ của người tiêu dùng. Theo đó, người tiêu dùng có nghĩa vụ đảm bảo và tạo điều kiện cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện một cách hiệu quả. Cụ thể, người tiêu dùng có nghĩa vụ kiểm tra hàng hoá trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

và xử lý các vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Thực trạng này đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế pháp lý đầy đủ và hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2. Hệ thống quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều bất cập
Bảo vệ người tiêu dùng là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Không chỉ tại Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng công tác này bởi lẽ bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội. Do đó, nhiều quốc gia đã sớm ban hành các đạo luật với mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Tại Việt Nam, ngày 27 tháng 4 năm 1999, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng. Đây có thể coi là một bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác này. Bên cạnh Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng Việt Nam còn được quy định bởi rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa…
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và khảo sát, đánh giá thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng cho thấy các quy định pháp luật hiện hành có nhiều bất cập và không phù hợp với yêu cầu của công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong tình hình mới. Cụ thể như sau:
a) Các quy định về bảo vệ người tiêu dùng còn mang tính tuyên ngôn, khó thực hiện
Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận các quyền của người tiêu dùng như một “tuyên ngôn” mà chưa có những cơ chế cụ thể để thực thi các quyền này. Chính vì vậy, mà công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn gặp nhiều khó khăn.
b) Quy định của pháp luật hiện hành chưa xây dựng được một cơ chế giải quyết các khiếu nại, tranh chấp hữu hiệu để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình
Hiện nay, tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được hiểu là các tranh chấp dân sự thông thường nên được xử lý theo các quy định hiện hành về pháp luật tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, các tranh chấp của người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh có đặc thù là những tranh chấp nhỏ, đơn giản và cần được giải quyết nhanh chóng, thuận tiện cho người tiêu dùng. Thực tế cho thấy việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành để giải quyết các khiếu nại, tranh chấp của người tiêu dùng là không phù hợp vì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự là quá phức tạp và tốn kém, không phù hợp với khiếu nại, giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng. Đây là lý do chính dẫn đến việc người tiêu dùng nước ta thường không khiếu nại, khởi kiện ra toà khi bị vi phạm quyền lợi. Lợi dụng điều này, nhiều tổ chức cá nhân kinh doanh thường không đề cao ý thức bào vệ quyền lợi người tiêu dùng dẫn đến thiệt hại quyền lợi người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội.
c) Quy định của pháp luật hiện hành chưa có những chế tài đặc thù, đủ sức răn đe để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
Theo quy định hiện hành, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng có thể phải chịu chế tài dân sự, hành chính và thậm chí là chế tài hình sự (nếu hành vi cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự). Thực tiễn công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thời gian qua cho thấy các chế tài hiện hành không đủ sức răn đe, giáo dục đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Đây chính là một trong những nguyên nhân lý giải cho sự gia tăng cả về số lượng và mức độ của các vụ việc vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng trên thực tế.
Trong năm 2008, riêng lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra và xử lý 18.539 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, cũng theo cơ quan này, mức xử phạt không tương xứng với lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ hành vi vi phạm, do đó có thực tế là nhiều doanh nghiệp chấp nhận bị phạt để vi phạm Nguồn: Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương.
.
Theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới, ngoài biện pháp phạt tiền, cấm kinh doanh,… các nước này còn đưa ra những chế tài đặc thù như công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, truy thu lợi nhuận bất hợp pháp… Đây là những chế tài rất hiệu quả để áp dụng cho các tổ chức, cá nhân vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa đưa ra được những chế tài thể hiện tính đặc thù, phù hợp trong lĩnh vực này.
d) Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong công tác bảo vệ người tiêu dùng chưa được quy định một cách rõ ràng
Khác với các lĩnh vực khác, hoạt động bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy, có rất nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác này. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành chưa tạo ra một cơ chế phối hợp có hiệu quả để các cơ quan có liên quan có thể phối hợp trong công tác bảo vệ người tiêu dùng mà hoạt động trong tình trạng “mạnh ai nấy làm”.
Do vậy, các vụ việc vi quyền lợi người tiêu dùng không được phát hiện và xử lý một cách kịp thời, triệt để. Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cũng chưa được trao đủ thẩm quyền để tiến hành các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng một cách hiệu quả.
đ) Chưa có cơ chế hữu hiệu để các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hoạt động một cách hiệu quả
Kinh nghiệm trong công tác bảo vệ người tiêu dùng của nhiều nước trên thế giới cho thấy, vai trò của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng là hết sức quan trọng, góp phần quyết định vào sự thành công của công tác này.
Ở nước ta, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ra đời tương đối sớm và góp phần rất lớn vào hoạt động bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, cho đến nay, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng vẫn hoạt động chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác bảo vệ người tiêu dùng trong tình hình mới. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là sự bất cập của các quy định pháp luật hiện hành. Khác với các tổ chức xã hội khác, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hoạt động mà không có sự đóng góp của các hội viên cũng như không có bất kỳ một nguồn thu ổn định nào khác. Chính vì vậy, hoạt động của các tổ chức này là rất khó khăn trong khi đó chưa có một cơ chế hỗ trợ tài chính hữu hiệu từ ngân sách nhà nước. Vì vậy, rất khó để các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hoạt động có hiệu quả.
II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG LUẬT
Như vậy, qua...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top